Kiểm tra học kì 1 Văn 6 năm 2018-2019

Chia sẻ bởi Phạm Như Bá | Ngày 27/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra học kì 1 Văn 6 năm 2018-2019 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT ĐỨC PHỔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS PHỔ THẠNH Môn: Ngữ văn 7; Năm học: 2018-2019
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Rằm tháng giêng, Xuân Thủy dịch, trong thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)
Câu 1. (0.5 điểm) Cho biết thể thơ được sử dụng trong bản dịch.
Câu 2.(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.
Câu 3.(1.0 điểm)Chỉ ra nghệ thuật chính được sử dụng trong hai câu thơ đầu.
Câu 4: (1.0 điểm)Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tâm hồn và phong thái của Bác Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (4 – 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh).
Câu 2.(5.0 điểm)
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …).
---------------------- HẾT -----------------------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.














HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần
Câu/ý
Nội dung
Điểm

Phần Đọc - hiểu
1

Thể thơ: Lục bát
0,5


2
Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
0,5


3
Nghệ thuật chính:
- Điệp ngữ: Xuân

1,0


4
- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thiên nhiên (rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng tại chiến khu Việt Bắc).
- Phong thái: ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng).
0,5

0,5

Phần Làm văn


1

Viết một đoạn văn (4 – 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh).




a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
0,25



b. Xác định đúng nội dung biểu cảm: cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh).
0,25



c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt kiến thức của văn bản với kiến thức về câu, khả năng diễn đạt để viết đoạn văn. Có thể viết đoạn theo những ý sau:
1,0



- Cảnh đêm rằm tháng giêng vào lúc tròn, sáng viên mãn nhất.
- Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.




d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung kể chuyện.
0,25



e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25


2

Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…).




a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bàibiết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đối tượng biểu cảm; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để biểm cảm về đối tượng; phần Kết bài hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
0,5



b. Xác định đúng nội dung biểu cảm
Tình cảm của bản thân với người thân.
0,5



c. Học sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
3,0



* Giới thiệu người thân và nêu cảm nghĩ chung khái quát về người thân.
*
- Miêu tả một vài đặc điểm có sức gợi cảm về người thân: ánh mắt, miệng cười...
- Kể một vài kỉ niệm gắn bó với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Như Bá
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)