Kiểm tra HK1

Chia sẻ bởi Đinh Hữu Trường | Ngày 17/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra HK1 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT CƯMGAR
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6
Năm học: 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 : ( 1 điểm)
Nối cột A với cột B sao cho từ in đậm ở cột A tương ứng với cột B trong bảng sau:

Cột A
Cột B

1. Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân càng tăng.
a. Từ mượn

2. Cả mấy vạn tướng lĩnh.
b. Chỉ từ

3. Một trăm ván cơm nếp.
c. Số từ

4. Tráng sĩ mặc áo giáp.
d. Lượng từ


Câu 2: (2 điểm)
Truyền thuyết là gì? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyền thuyết " Sơn Tinh, Thủy Tinh"
Câu 3: (2 điểm)
- Qua truyện ngụ ngôn " Ếch ngồi đáy giếng" em rút ra được những bài học bổ ích gì cho bản thân mình.( Câu này dành cho HS lớp thường)
- Giữa hai truyện " Ếch ngồi đáy giếng" và " Thầy bói xem voi" vừa có nét chung lại vừa có những điểm riêng. Em hãy chỉ ra và phân tích những nét chung và riêng ấy.( Câu này dành cho HS lớp chọn)
Câu 4: ( 5 điểm)
Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

---- Hết ----















HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. LỚP 6
Năm học: 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: ( 1 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1-b, 2-d, 3-c, 4-a.
Câu 2: (2 điểm)
* Khái niệm truyền thuyết ( 1 điểm)
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.
* Cần nêu được các ý sau:
- Sơn Tinh:
+ Biểu tượng cho cộng đồng cư dân Việt cổ trong công cuộc đắp đê chống lụt, là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt trong cuộc chiến đấu chống lại những tai họa của thiên nhiên.( 0,25 điểm)
+ Là sự thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.( 0,25 điểm)
- Thủy Tinh :
+ Là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hóa.( 0,25 điểm)
+ Biểu tượng cho sức nước và hiện tượng bão lụt hung dữ, có sức tàn phá to lớn của tự nhiên.( 0,25 điểm)
* Lưu ý: Điểm tối đa cho những học sinh viết thành văn
Câu 3: (2 điểm)
* Có thể nêu một số bài học rút ra được từ truyện ngụ ngôn " Ếch ngồi đáy giếng" như sau:( Dành cho lớp thường)
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
- Phải biết hạn chế mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.
*Giữa hai truyện " Ếch ngồi đáy giếng" và " Thầy bói xem voi" vừa có nét chung lại vừa có những điểm riêng :( Dành cho lớp chọn)
- Điểm chung:Cả hai đều là những câu chuyện ngụ ngôn đem đến cho người đọc bài học về cách tìm hiểu, đánh giá và nhìn nhận những sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Nét riêng:
+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.
Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.
Câu 4: (5 điểm)
I. Yêucầu:
1. Hình thức :(1 điểm)
- Bài viết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hữu Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)