Kiem tra giua ki II - TV 5

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Hà | Ngày 10/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Kiem tra giua ki II - TV 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Họ tên : ĐỀ KIỂM TRA KÌ II ; NĂM HỌC 2009-2010
Lớp : 5A Môn: Đọc hiểu – Luyện từ và câu ; Lớp 5
Thời gian : 30 phút
Điểm
Chữ kí giám khảo






A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm bài văn sau đây từ 5 đến 10 phút sau đó làm các bài tập bên dưới.

DÒNG SUỐI
Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối Nhỏ vừa giục giã thiết tha gọi:
- Các bạn ơi. Hãy cùng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các Bạn ơi!
Các lạch nước nấp lẫn bên rìa đất lầy, ẩn kín trong tầng rễ mục, nằm sâu dưới lớp lá dày nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, vội vàng nhổm dậy, róc rách nhập bọn, lên đường.
Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực, mải miết băng đi. Suối Lớn càng chảy càng rộn rã, càng ào ạt. Nắng quàng lên mình Suối Lớn một bộ cánh lóng lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân nga.
Cho đến một hôm. Bấy giờ Suối Lớn sắp qua chín bậc dốc đá. Một cây Núc Nác bên đường có tán xòe rộng êm mát cả một vùng, nhìn Suối Lớn chặc lưỡi:
- Chao, làm chi mà cực nhọc liên miên vậy Suối? Hãy vào đây nghỉ xả hơi tí chút đã nào. Ở đây mát lắm, tĩnh mịch lắm! Đi đâu mà vội?
Suối lớn vẫn chảy không ngừng:
-Cám ơn, chúng tôi không thể dừng được. Đường chúng tôi còn dài lắm!
Suối nghĩ bụng: “Gần đến chín bậc dốc đá rồi. Phải cố gắng mới gọi là Thác Cao. Và khi đổ xuống đồng bằng mình mới trở thành Sông Mêng Mông. Và chảy ra Biển Cả Bao La”.
Nghĩ vậy, Suối Lớn trườn hết chiều dài đi qua bóng cây, đi qua những lời rủ rê hấp dẫn của Núc Nác.
Hồng Nhu

B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ nhỏ xuất phát từ đâu?
a. Gốc cây.
b. Hòn đá.
c. Nguồn sâu.

2/ Suối Nhỏ trở thành Suối Lớn khi nào?
a. Khi chảy qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già.
b. Khi chảy qua những gốc cây, những hòn đá.
c. Khi chảy qua các lạch nước nấp lẫn bên rìa đất lầy, ẩn kín trong tầng rễ mục, nằm sâu dưới lớp lá dày.



3/ Khi tới đồng bằng thì Suối Lớn trở thành gì ?
a. Thác Cao.
b. Biển Cả Bao La.
c. Sông Mêng Mông.

4/ Từ khi bắt đầu chảy đến khi ra biển cả dòng nước biến đổi theo trình tự nào?
a. Suối Nhỏ, Sông Mêng Mông, Suối Lớn, Thác Cao, Biển Cả Bao La.
b. Suối Nhỏ, Suối Lớn, Thác Cao, Sông Mêng Mông, Biển Cả Bao La.
c. Suối Nhỏ, Suối Lớn, Biển Cả Bao La, Thác Cao, Sông Mêng Mông.

5/ Vì sao Suối Lớn trườn hết chiều dài đi qua bóng cây, đi qua những lời rủ rê hấp dẫn của Núc Nác?
a. Vì Suối Lớn muốn trở thành Thác Cao, Sông Lớn và chảy ra Biển Cả.
b. Vì Suối Lớn chảy ào ạt, mạnh mẽ nên không cần nghỉ.
c. Vì Suối Lớn muốn chảy thi với Suối Nhỏ.

6/ Điền từ nối thích hợp vào chỗ trống trong đoạn “Gia đình bạn Nam rất nghèo, ……bạn ấy vẫn luôn học giỏi”?
a. Tuy.
b. Nhưng.
c. Nên.

7/ Hai câu sau :”Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Nó vừa giục giã thiết tha gọi:” Được liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Bằng cách thay thế từ ngữ.
b. Bằng cách lặp từ ngữ.
c. Bằng cách dùng từ nối.

8/ Câu nào dưới đây là câu ghép :
a. Suối Nhỏ trở thành Suối Lớn và Suối Lớn trở thành Sông.
b. Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực, mải miết băng đi.
c. Suối Lớn trườn hết chiều dài đi qua bóng cây, đi qua những lời rủ rê hấp dẫn của Núc Nác.

9/ Câu tục ngữ nào nói về lao động cần cù?
a. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Hà
Dung lượng: 67,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)