KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 19/03/2024 | 16

Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA GIỮA KÌ II thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

Mã đề thi: 491

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM
HỌC 2020 - 2021
MÔN: LỊCH SỬ 10
Thời gian làm bài 45phút không kể thời gian giao đề

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD : .............................

PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm)
Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
B. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
Câu 2: Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”. Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907.
C. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.
D. Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931.
Câu 3: Triều đại phong kiến nào dưới đây đã đặt cơ sở cho sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt thời phong kiến?
A. Lê sơ B. Trần C. Hồ D. Lý
Câu 4: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?
A. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
Câu 5: Giáo dục nho giáo từ thế kỉ XI đến XV ở nước ta có gì hạn chế?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
Câu 6: Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phong trào Tây Sơn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ gì?
A. Kháng chiến chống quân Thanh. B. Kháng chiến chống quân Xiêm.
C. Đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh. D. Kêu gọi nhân dân xây dựng đất nước.
Câu 7: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt ở nước ta không mang hiệu quả nào sau đây?
A. phổ biến dùng cày với sức kéo của trâu, bò.
B. thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
C. phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
D. vùng đồng bằng các con sông lớn được khai phá.
Câu 8: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sùng bái tự nhiên,thờ cúng tổ tiên. B. Lúa gạo là lương thực chính.
C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. D. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
Câu 9: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại do nguyên nhân nào?
A. Không được đông đảo nhân dân ủng hộ. B. Mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo.
C. Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn. D. Sự chênh lệch về lực lượng lớn.
Câu 10: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến. B. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
C. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm. D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 11: Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?
A. chưa khoa học, chưa phù hợp. B. phức tạp.
C. hoàn chỉnh, chặt chẽ. D. sơ khai, đơn giản.
Câu 12: Việc phát minh ra thuật luyện kim trên đất nước ta không mang ý nghĩa nào sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)