Kiem tra danh gia theo nang luc hoc sinh mon Ngu van
Chia sẻ bởi Trần Xuân Tình |
Ngày 21/10/2018 |
96
Chia sẻ tài liệu: Kiem tra danh gia theo nang luc hoc sinh mon Ngu van thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG TIÊP CẬN NĂNG LỰC
MỤC TIÊU
Hiểu được chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của Bộ giáo dục và đào tạo
Hiểu được những vấn đề cơ bản của việc đổi mới KTĐG trong môn học Ngữ Văn
Xây dựng được những câu hỏi, bài tập để đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh THCS theo hướng tiếp cận NL
NỘI DUNG CHÍNH
PT NĂNG LỰC
TRONG MÔN NGỮ VĂN
NĂNG LỰC
ĐG NĂNG LỰC
QUY TRÌNH, PP, KT, BỘ CÔNG CỤ
ĐG NĂNG LỰC MÔN NGỮ VĂN
NĂNG LỰC
Là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, … nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.
CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NĂNG LỰC
Năng lực có tính tích hợp
Năng lực gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn
Năng lực là một quá trình để hình thành và phát triển, có sự lặp lại, tiếp nối
Năng lực hướng đến cá nhân
NHỮNG NĂNG LỰC CHUNG CỐT LÕI ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG MÔN NGỮ VĂN
NHỮNG NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG MÔN NGỮ VĂN
ĐG THEO CHUẨN VÀ ĐG NĂNG LỰC
Đánh giá KQHT Ngữ văn theo NL
Một số lưu ý về ĐG theo hướng tiếp cận NL:
Không có mâu thuẫn giữa ĐGNL và ĐG theo chuẩn KT-KN. ĐGNL được coi là bước phát triển cao hơn.
Không lấy việc kiểm tra KT-KN đã học làm trung tâm của việc ĐG mà chú trọng khả năng vận dụng KT-KN trong những tình huống khác nhau.
Đánh giá KQHT Ngữ văn theo NL
3. Việc KTĐG hướng tới khả năng làm phong phú và mở rộng cuộc sống cá nhân của HS, kiểm soát những nội dung học tập để tham gia vào xã hội trên các mặt văn hóa, khoa học…
4. Kết nối những vấn đề được học với thực tiễn cuộc sống (ngoài trường học)
5. Giúp HS có cơ hội bộ lộ quan điểm và cách cảm nhận cá nhân phát triển tư duy sáng tạo
SO SÁNH CÁC KIỂU CÂU HỎI
PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN DẠY HỌC
Khắc phục cách ra đề hiện nay: đóng cứng, chưa phát huy được tính sáng tạo của HS, tạo cơ hội cho kiểu học thụ động; nặng tính hàn lâm kinh viện
Hướng tới những câu hỏi giúp HS bộc lộ được những suy nghĩ, quan điểm khác nhau (vẫn nằm trong kiểm soát của GV, không đi ngược giá trị chuẩn mực đạo đức và pháp luật)
NHỮNG NĂNG LỰC CỦA MÔN HỌC
Hướng tới những câu hỏi ĐGNL gắn với thực tiễn, để HS vận dụng những điều đã học vào giải quyết các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với HS
Hướng dẫn chấm chú trọng phát huy tính sáng tạo của HS; chú ý tới các kĩ năng khác (trình bày, lập luận,…) trong bài viết
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỢT TẬP HUẤN
CÁC SẢN PHẨM THỰC HÀNH
1. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
Tham khảo TL trang 138: Ví dụ về bảng mô tả cho 4 chủ đề ở các lớp 6,7,8,9 ở các lĩnh vực: Tiếng Việt, Làm Văn, Đọc hiểu văn bản.
XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG THÁI ĐỘ
Căn cứ vào tài liệu “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006).
Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chủ đề được giao
Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo năng lực nhằm cụ thể hoá chuẩn KT-KN theo các mức độ khác nhau, nhằm đánh giá được khả năng đạt được của HS
Các mức độ này được sắp xếp theo 4 mức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng thấp – Vận dụng cao (nên từ một chuẩn xây dựng các câu hỏi ở những mức khác nhau)
Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
Yêu cầu:
Các chuẩn được mô tả ở những mức độ khác nhau, thể hiện sự phát triển
Xác định những NL được hình thành và phát triển trong chủ đề.
Xác định các loại câu hỏi, bài tập để rèn luyện, phát triển các NL đó (yêu cầu đa dạng)
NHỮNG LƯU Ý
Mức nhận biết: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.
Các động từ thường sử dụng: Nêu, tóm tắt, nhớ, nhận diện, trình bày…
NHỮNG LƯU Ý
Mức thông hiểu: HS lí giải, suy diễn, kết nối các thông tin, biết vận dụng các kiến thức/khái niệm theo cách tương tự.
Các động từ thường sử dụng: giải thích/lí giải, xác định, nhận xét…
NHỮNG LƯU Ý
Mức vận dụng thấp: HS tạo ra sự liên kết/kết nối, so sánh giữa kiến thức đã học và vận dụng chúng để thực hành các yêu cầu tương tự như GV đã dạy hoặc SGK đã hướng dẫn
Các động từ thường sử dụng: Tạo lập (câu/đoạn); so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích…
NHỮNG LƯU Ý
Mức vận dụng cao: HS sử dụng các khái niệm, kiến thức về môn học để giải quyết các vấn đề mới hoặc những tình huống tương tự như trong thực tiễn cuộc sống.
Các động từ thường sử dụng: Tạo lập (bài viết/đoạn); so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích, trình bày (quan điểm cá nhân); …
2. Xây dựng câu hỏi, bài tâp.
Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ứng với mỗi chủ đề đã xác định.
Các loại câu hỏi- bài tập: Trắc nghiệm khách quan; Câu hỏi tự luận ; Bài viết; Bài trình bày miệng…
* MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KĨ THUẬT XÂY DỰNG CÂU HỎI - BÀI TẬP
a. Câu hỏi dạng Trắc nghiệm khách quan :
Từ ngữ và cấu trúc của câu hỏi rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh
Phương án nhiễu cần xây dựng dựa trên các lỗi thông thường hay nhận thức sai lệch của HS
Hạn chế đưa ra phương án trả lời “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “Không có phương án nào đúng”
*MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KĨ THUẬT XÂY DỰNG CÂU HỎI - BÀI TẬP
a. Câu hỏi dạng Trắc nghiệm khách quan:
Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng duy nhất, các phương án nhiễu phải sai hoàn toàn.
Các phương án nhiễu phải có độ nhiễu cao, tránh dễ nhận biết/dễ lộ.
Các phương án nhiễu nên có độ dài tương đương và cách diễn đạt tương đương
* MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KĨ THUẬT XÂY DỰNG CÂU HỎI - BÀI TẬP
b. Câu hỏi tự luận và bài viết
Tạo nên thử thách vừa phải với đa số HS
Chú trọng tính chất gần gũi, thiết thực, hữu ích, gắn với những tình huống có thực hoặc giả định nhưng gần với thực tiễn cuộc sống
Nghiên cứu, phát hiện, xây dựng được những câu hỏi có sức hấp dẫn với HS, có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa xã hội, có tính thời sự…
* MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KĨ THUẬT XÂY DỰNG CÂU HỎI - BÀI TẬP
b. Câu hỏi tự luận và bài viết
Bước đầu hướng tới những VB ngoài SGK để đánh giá chính xác NL đọc hiểu hoặc tạo lập VB của HS (tiêu chí lựa chọn VB bên ngoài: Cùng tác giả, cùng chủ đề, cùng thể loại,…)
Thiết kế những câu hỏi, bài tập chú trọng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS; giúp HS bộc lộ được những quan điểm cá nhân nhằm phát triển tư duy độc lập, tư duy phản biện.
Yêu cầu: Câu hỏi BT, đa dạng (TNKQ, Tự luận)
Nhận biết, Thông hiểu: Mỗi mức độ 5 câu
Vận dụng thấp: 3 câu
Vận dụng cao: 2 câu
3. Đề kiểm tra theo chủ đề : ma trận đề, câu hỏi, hướng dẫn chấm.
XÂY DỰNG ĐÁP ÁN
Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Mức tối đa
Không đạt
Dạng câu hỏi tự luận
Mức tối đa
Mức chưa tối đa
Không đạt
Hướng dẫn chấm (Đáp án, biểu điểm)
XÂY DỰNG ĐÁP ÁN
Dạng bài viết/bài luận
Tiêu chí về nội dung bài viết (Mở bài, Thân bài, Kết bài)
Các tiêu chí khác (Hình thức trình bày; Lập luận, Sáng tạo)
SẢN PHẨM CẦN HOÀN THÀNH
Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
Hệ thống câu hỏi BT (số lượng tối thiểu đã quy định)
Chia mỗi mức độ thành 1 file riêng (Câu hỏi nhận biết, Câu hỏi thông hiểu…)
3. Đề kiểm tra theo chủ đề : ma trận đề, câu hỏi, hướng dẫn chấm
MỘT SỐ LƯU Ý
Nghiên cứu TL và những ví dụ minh họa trong Tài liệu tập huấn để tham khảo
2. Sản phẩm của các nhóm soạn trên máy tính chia 3 sản phẩm cụ thể
3. Các cặp nhóm đọc và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn theo cặp (1-3; 2-4; 5-7; 6-8;)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Xuân Tình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)