Kiêm tra danh gia theo chuan
Chia sẻ bởi Vũ Trọng Chinh |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Kiêm tra danh gia theo chuan thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN DẠY HỌC,
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ
Chuyên đề
TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT - KN của môn học
4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN
5. Thực hành ra đề kiểm tra.
I - Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học
Thuận lợi:
Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy và học, vì vậy, gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lý đã quan tâm đến vấn đề này.
Thông qua các hội nghị, các lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế, Ít nhiều đã có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp KT – ĐG trong dạy học.
Đã có những GV, nhà trường thu được kết quả tốt trong kiểm tra, đáng gắn liền với đổi mới phương pháp.
Hạn chế:
Phương pháp dạy học của GV chưa phát huy được hết vai trò chủ động, tích cực của HS, vì vậy kiểm tra đánh giá vẫn còn theo quan niệm cũ, chỉ chú ý đến việc nắm kiến thức, trong kiến thức mới chỉ xem xét vấn đề “biết” lịch sử còn coi nhẹ việc “hiểu” và vận dụng kiến thức lịch sử của HS.
Cách kiểm tra đòi hỏi HS ghi nhớ máy móc, ít đánh giá năng lực tư duy sáng tạo; đánh giá kết quả ít chú ý tới kĩ năng diễn đạt, thực hành bộ môn, thậm chí mang tính hình thức, HS vẫn học đối phó, học vẹt, ít hứng thú
Tình trạng chạy theo thành tích, chỉ tiêu chưa phản ánh đúng chất lượng dạy học
Nhiều GV chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá; một số GV, nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm.
II - Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học
KT – ĐG có vai trò quan trọng đối với cả GV và HS
Đối với học sinh
Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập: HS biết được trình độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng so với yêu cầu của chương trình, sự tiến bộ trong học tập nhằm thúc đây tính tích cực hứng thú học tập.
KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh: công khai hoá các nhận định về năng lực của mỗi HS có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng kịp thời.
KTĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh trong học tập bộ môn
Việc KTĐG thường xuyên tạo nên mối “liên hệ ngược” giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình trên các mặt sau:
+ Về kiến thức: phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng trong kiến thức để kịp thời điều chỉnh phương pháp học tập đạt kết quả cao.
+ Về kĩ năng: rèn luyện kỹ năng tư duy từ đơn giản đến phức tạp…
+ Về giáo dục: góp phần hình thành tính tự giác, tự tin, chủ động tích cực trong học tập.
Đối với giáo viên
Giúp GV có những thông tin về mức độ hiểu nắm vững và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học từ đó điều chỉnh, nâng cao chát lượng dạy học.
Thông qua KTĐG, GV tự đánh giá hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của mình.
III - Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn học
Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng.
Cần phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sát, đúng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề (chương), mỗi lớp hay cấp học.
Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.
III - Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn học
Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề. HS được tự do biểu đạt chính kiến, hỉêu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử văn hoá của quê hương đất nước mình.
Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, sa bàn, hiện vật; sử dụng máy tính, máy chiếu và các thiết bị nghe nhìn, phân tích, bình luận đánh giá các sự kiện lịch sử rút ra qui luật, bài học lịch sử, thái độ trân trọng truyền thống lịch sử quê hương dân tộc mình.
Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
III - Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn học
- KTĐG thường xuyên bao gồm: KT miệng tiến hành vào đầu giờ hoặc trong suốt buổi học, chú ý rèn luyện kỹ năng nói, diễn đạt trước tập thể; KT viết 15 phút, KT viết 1Tiết cần vận dụng linh hoạt câu hỏi TN và TL.
- KTĐG học kỳ chú trọng kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, chú ý kỹ năng viết, trình bày một vấn đề.
- Khuyến khích các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động ngoài lớp học như bài tập nghiên cứu nhỏ dựa trên hoạt động sưu tầm, tham quan, phân tích các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học…lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trên lớp.
IV - Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT - KN
Lựa chọn, thiết kế các câu hỏi kiểm tra, đánh giá: là công việc quyết định chất lượng đề KT cũng như chất lượng HT của HS.
Bảng: Mô hình kiểm tra kết quả học tập lịch sử của học sinh
IV - Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT-KN
Xây dựng đáp án, biểu điểm: yêu cầu
- Đáp án phải hướng dẫn cách cho điểm của từng câu, thang điểm của toàn bộ đề kiểm tra.
- Điểm cho từng phần tỷ lệ thuận với thời gian dự định học sinh hoàn thành từng phần (đã được xây dựng khi thiết kế ma trận).
- Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau.
Tiến hành kiểm tra: theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT
- Đối với bài KTĐGTX có thể tăng cường hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút nhưng không nhất thiết phải tiến hành ở đầu giờ học mà nên thay đổi linh hoạt với cấu trúc của giờ học, hình thức bao gồm cả TL và TN; tăng cường KT bằng phiếu hỏi, phiếu học tập để nhanh chong thu hồi thông tin về quá trình dạy học….
Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá:
Sau khi chấm bài giáo viên thống kê điểm và phân loại tất cả các bài KTĐG kết quả học tập lịch sử của học sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp. GV có thể biết được mảng kiến thức nào GV chưa chắc, kỹ năng nào còn yếu của HS. Thống kê phân loại Giúp GV đánh giá khách quan, toàn diện quá trình học tập của HS.
IV.Hướng dẫn việc KT - ĐG theo chuẩn KT - KN
Quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá được biểu hiện bằng sơ đồ sau:
(thiết kế giáo án KT)
IV- Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT - KN
Biên soạn một số đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông:
Đối với đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên: nên kết hợp cả hai hình thức kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Đề KT viết chia hai dạng:
+ Dạng KT thường xuyên trên lớp (sau khi học xong bài mới), thời gian kiểm tra từ 5 – 7 phút vào cuối tiết học. Số lượng câu hỏi từ 3 – 5 câu. Hình thức câu hỏi thiên về sử dụng câu hỏi TN là chính, mức độ câu hỏi dễ và TB, câu hỏi khó ít hơn.
+ Dạng KT thường xuyên ở nhà: câu hỏi và bài tập ở nhà, số câu hỏi nhiều hơn, hình thức bài tập bao gồm cả câu hỏi TN và TL. Tỉ lệ câu hỏi khó nhiều hơn câu hỏi TB, ít câu hỏi dễ
IV- Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT - KN
Đối với đề kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông:
KTĐG định kỳ kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông thường bao gồm:
Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì
Đề kiểm tra học kì I và học kì II
Đề KT 1 tiết và đề KT học kỳ có sự khác biệt về dung lượng kiến thức KT nhiều hay ít
V - Thực hành
Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN với việc biên soạn đề kiểm tra, đánh giá
1. Mục tiêu:
- Học viên biên soạn được các loại đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt nghiệp bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để biên soạn đề kiểm tra
2. Kết quả mong đợi:
-HV biên soạn một số đề kiểm tra và sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK trong quá trình soạn đề.
-Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc
Tổ chức thực hiện
Mỗi nhóm HV biên soạn được các loại đề kiểm tra : 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt nghiệp.
- Đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
+Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
+Phù hợp vùng miền.
+Có các hình thức : trắc nghiệm, tự luận, tự luận với câu hỏi mở.
THÔNG TIN TRAO ĐỔI
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn Lịch sử để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần bám sát vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng đánh giá, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề (chương), mỗi lớp hay cấp học. Tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.
Trân trọng cảm ơn!
Trân trọng cảm ơn!
VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN DẠY HỌC,
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ
Chuyên đề
TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT - KN của môn học
4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN
5. Thực hành ra đề kiểm tra.
I - Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học
Thuận lợi:
Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy và học, vì vậy, gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lý đã quan tâm đến vấn đề này.
Thông qua các hội nghị, các lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế, Ít nhiều đã có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp KT – ĐG trong dạy học.
Đã có những GV, nhà trường thu được kết quả tốt trong kiểm tra, đáng gắn liền với đổi mới phương pháp.
Hạn chế:
Phương pháp dạy học của GV chưa phát huy được hết vai trò chủ động, tích cực của HS, vì vậy kiểm tra đánh giá vẫn còn theo quan niệm cũ, chỉ chú ý đến việc nắm kiến thức, trong kiến thức mới chỉ xem xét vấn đề “biết” lịch sử còn coi nhẹ việc “hiểu” và vận dụng kiến thức lịch sử của HS.
Cách kiểm tra đòi hỏi HS ghi nhớ máy móc, ít đánh giá năng lực tư duy sáng tạo; đánh giá kết quả ít chú ý tới kĩ năng diễn đạt, thực hành bộ môn, thậm chí mang tính hình thức, HS vẫn học đối phó, học vẹt, ít hứng thú
Tình trạng chạy theo thành tích, chỉ tiêu chưa phản ánh đúng chất lượng dạy học
Nhiều GV chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá; một số GV, nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm.
II - Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học
KT – ĐG có vai trò quan trọng đối với cả GV và HS
Đối với học sinh
Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập: HS biết được trình độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng so với yêu cầu của chương trình, sự tiến bộ trong học tập nhằm thúc đây tính tích cực hứng thú học tập.
KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh: công khai hoá các nhận định về năng lực của mỗi HS có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng kịp thời.
KTĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh trong học tập bộ môn
Việc KTĐG thường xuyên tạo nên mối “liên hệ ngược” giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình trên các mặt sau:
+ Về kiến thức: phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng trong kiến thức để kịp thời điều chỉnh phương pháp học tập đạt kết quả cao.
+ Về kĩ năng: rèn luyện kỹ năng tư duy từ đơn giản đến phức tạp…
+ Về giáo dục: góp phần hình thành tính tự giác, tự tin, chủ động tích cực trong học tập.
Đối với giáo viên
Giúp GV có những thông tin về mức độ hiểu nắm vững và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học từ đó điều chỉnh, nâng cao chát lượng dạy học.
Thông qua KTĐG, GV tự đánh giá hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của mình.
III - Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn học
Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng.
Cần phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sát, đúng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề (chương), mỗi lớp hay cấp học.
Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.
III - Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn học
Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề. HS được tự do biểu đạt chính kiến, hỉêu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử văn hoá của quê hương đất nước mình.
Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, sa bàn, hiện vật; sử dụng máy tính, máy chiếu và các thiết bị nghe nhìn, phân tích, bình luận đánh giá các sự kiện lịch sử rút ra qui luật, bài học lịch sử, thái độ trân trọng truyền thống lịch sử quê hương dân tộc mình.
Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
III - Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn học
- KTĐG thường xuyên bao gồm: KT miệng tiến hành vào đầu giờ hoặc trong suốt buổi học, chú ý rèn luyện kỹ năng nói, diễn đạt trước tập thể; KT viết 15 phút, KT viết 1Tiết cần vận dụng linh hoạt câu hỏi TN và TL.
- KTĐG học kỳ chú trọng kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, chú ý kỹ năng viết, trình bày một vấn đề.
- Khuyến khích các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động ngoài lớp học như bài tập nghiên cứu nhỏ dựa trên hoạt động sưu tầm, tham quan, phân tích các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học…lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trên lớp.
IV - Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT - KN
Lựa chọn, thiết kế các câu hỏi kiểm tra, đánh giá: là công việc quyết định chất lượng đề KT cũng như chất lượng HT của HS.
Bảng: Mô hình kiểm tra kết quả học tập lịch sử của học sinh
IV - Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT-KN
Xây dựng đáp án, biểu điểm: yêu cầu
- Đáp án phải hướng dẫn cách cho điểm của từng câu, thang điểm của toàn bộ đề kiểm tra.
- Điểm cho từng phần tỷ lệ thuận với thời gian dự định học sinh hoàn thành từng phần (đã được xây dựng khi thiết kế ma trận).
- Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau.
Tiến hành kiểm tra: theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT
- Đối với bài KTĐGTX có thể tăng cường hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút nhưng không nhất thiết phải tiến hành ở đầu giờ học mà nên thay đổi linh hoạt với cấu trúc của giờ học, hình thức bao gồm cả TL và TN; tăng cường KT bằng phiếu hỏi, phiếu học tập để nhanh chong thu hồi thông tin về quá trình dạy học….
Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá:
Sau khi chấm bài giáo viên thống kê điểm và phân loại tất cả các bài KTĐG kết quả học tập lịch sử của học sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp. GV có thể biết được mảng kiến thức nào GV chưa chắc, kỹ năng nào còn yếu của HS. Thống kê phân loại Giúp GV đánh giá khách quan, toàn diện quá trình học tập của HS.
IV.Hướng dẫn việc KT - ĐG theo chuẩn KT - KN
Quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá được biểu hiện bằng sơ đồ sau:
(thiết kế giáo án KT)
IV- Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT - KN
Biên soạn một số đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông:
Đối với đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên: nên kết hợp cả hai hình thức kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Đề KT viết chia hai dạng:
+ Dạng KT thường xuyên trên lớp (sau khi học xong bài mới), thời gian kiểm tra từ 5 – 7 phút vào cuối tiết học. Số lượng câu hỏi từ 3 – 5 câu. Hình thức câu hỏi thiên về sử dụng câu hỏi TN là chính, mức độ câu hỏi dễ và TB, câu hỏi khó ít hơn.
+ Dạng KT thường xuyên ở nhà: câu hỏi và bài tập ở nhà, số câu hỏi nhiều hơn, hình thức bài tập bao gồm cả câu hỏi TN và TL. Tỉ lệ câu hỏi khó nhiều hơn câu hỏi TB, ít câu hỏi dễ
IV- Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KT - KN
Đối với đề kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông:
KTĐG định kỳ kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông thường bao gồm:
Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì
Đề kiểm tra học kì I và học kì II
Đề KT 1 tiết và đề KT học kỳ có sự khác biệt về dung lượng kiến thức KT nhiều hay ít
V - Thực hành
Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN với việc biên soạn đề kiểm tra, đánh giá
1. Mục tiêu:
- Học viên biên soạn được các loại đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt nghiệp bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để biên soạn đề kiểm tra
2. Kết quả mong đợi:
-HV biên soạn một số đề kiểm tra và sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK trong quá trình soạn đề.
-Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc
Tổ chức thực hiện
Mỗi nhóm HV biên soạn được các loại đề kiểm tra : 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt nghiệp.
- Đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
+Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
+Phù hợp vùng miền.
+Có các hình thức : trắc nghiệm, tự luận, tự luận với câu hỏi mở.
THÔNG TIN TRAO ĐỔI
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn Lịch sử để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần bám sát vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng đánh giá, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề (chương), mỗi lớp hay cấp học. Tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.
Trân trọng cảm ơn!
Trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Trọng Chinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)