Kiểm tra đánh giá (tập huấn CĐSP HT 13-17/04/09)

Chia sẻ bởi Lê Trung Kỷ | Ngày 29/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra đánh giá (tập huấn CĐSP HT 13-17/04/09) thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

1
Chuyên đề số 2:
ứng dụng violet trong việc thiết kế đề thi tnkq
Người trình bày: Lê Thị Vân Anh
Phần 1: Các khái niệm chung
2
3
Khái niệm về kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết để đánh giá. "Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp thông tin thu thập được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu xác định nhằm đưa ra quyết định nào đó" (J.M.Deketle).
4
Mục đích của kiểm tra đánh giá
Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính:
Kiểm tra kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan tới việc xác định nội dung phương pháp dạy học một môn học, một học phần sắp bắt đầu.
Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy.
Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học.
5
Chức năng của kiểm tra đánh giá
GS. Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học: Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học.
Theo GS.TS. Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thông thì chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành 3 chức năng: Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học.
6
Chức năng chuẩn đoán
Nhờ chức năng chuẩn đoán này, ta biết trình độ kiến thức kĩ năng của học sinh ở trình độ nào để định hướng việc dạy học, việc hướng dẫn học sinh học để đạt được mục tiêu dạy học. Như vậy ta có thể vận dụng chức năng này trong việc phát hiện trình độ học sinh và từ đó đưa ra các hướng dẫn phù hợp khi xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi và hướng dẫn.
7
Chức năng định hướng hoạt động học
Việc soạn thảo bộ các câu hỏi trắc nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc, có khả năng phản hồi thì nó trở thành phương pháp dạy học tích cực giúp người học chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, sâu sắc và vững chắc, giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoạt động dạy có hiệu quả.
VD: chương trình kiểm tra trắc nghiệm có phản hồi
8
Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra sau khi kết thúc dạy một phần được sử dụng để đánh giá thành tích học tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học.
Với chức năng này đòi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và các tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục đích dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức kĩ năng. Các bài kiểm tra trắc nghiệm như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của phương pháp dạy học.
Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá
Đảm bảo tính toàn diện
Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
Đảm bảo tính phát triển
9
10
Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá
Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá
Xác định rõ nội dung các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu. Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng và sâu sắc về các mục tiêu dạy học
11
Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá
Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí đã xác định.
Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin (chấm), xem xét kết quả và kết luận đánh giá.
Chấm điểm các bài kiểm tra căn cứ theo một thang điểm được xây dựng phù hợp với các tiêu chí đánh giá đã xác định. Xem xét kết quả chấm thu được, rút ra các kết luận đánh giá tương ứng với mục đích kiểm tra đánh giá đã xác định.
12
Phân loại Bloom
Bloom và những người cộng tác với ông đã xây dựng nên các cấp độ của mục tiêu giáo dục (phân loại Bloom) trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản đến phức tạp nhất
13
Nhớ
Ghi nhớ hoặc nhận biết thông tin.



14
Hiểu
15
Vận dụng
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới. 
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới. 
Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức. 
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).
16
Phân tích
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống, giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó.
17
Tổng hợp
Ở mức độ này học viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới. 

Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới. 

Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm: thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác.


18
Đánh giá
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).
Phần 2: Trắc nghiệm khách quan
19
Phân loại pp trắc nghiệm
Đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng (số đo) về các đại lượng đặc trưng của đào tạo năng lực (nhận thức, tư duy, kỹ năng và phẩm chất nhân văn) trong quá trình giáo dục.
Công cụ chính để đo lường kết quả học tập trong giáo dục là các bài trắc nghiệm (bài thi, bài kiểm tra) có thể phân loại theo sơ đồ sau:
20
21
Phân loại pp trắc nghiệm
Các phương pháp trắc nghiệm
Viết
Quan sát
Trả lời ngắn
Điền khuyết
Ghép đôi
Vấn đáp
Nhiều lựa chọn
Đúng sai
Tiểu luận
Cung cấp thông tin
22
Trắc nghiệm khách quan - tự luận
23
Phương pháp tự luận nên dùng trong các trường hợp sau
Khi thí sinh không quá đông
Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt
Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của TS hơn là khảo sát thành quả học tập
Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài tự luận của giáo viên là chính xác
Khi không có nhiều thời gian soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm bài
24
Khi số thí sinh rất đông
Khi muốn chấm bài nhanh
Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài
Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận trong thi cử
Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi
Phương pháp trắc nghiệm nên dùng trong các trường hợp sau
25
Các hình thức trắc nghiệm khách quan
1. Trắc nghiệm đúng - sai
Ưu điểm: Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm về những sự kiện. Nó giúp cho việc trắc nghiệm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian thi ngắn.
Nhược điểm: Có thể khuyến khích sự đoán mò khó dùng để thẩm định học sinh yếu, có độ tin cậy thấp.
26
2. Trắc nghiệm cặp đôi (xứng hợp)
Ưu điểm: Các câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, ít tốn giấy hơn khi in
Nhược điểm: Muốn soạn câu hỏi đo các mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu.
Các hình thức trắc nghiệm khách quan

27
Các hình thức trắc nghiệm khách quan
3. Trắc nghiệm điền khuyết
Ưu điểm: Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến, luyện trí nhớ.
Nhược điểm: Cách chấm không dễ dàng, thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm. Đặc biệt nó chỉ kiểm tra được khả năng nhớ, không có khả năng kiểm tra phát hiện sai lầm của học sinh.
28
Các hình thức trắc nghiệm khách quan
4. Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Ưu điểm:
+ Độ tin cậy cao hơn
+ Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi
+ Tính chất giá trị tốt hơn
+ Có thể phân tích được tính chất "mồi" câu hỏi
+ Tính khách quan khi chấm.
29
Các hình thức trắc nghiệm khách quan
4. Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Nhược điểm:
+ Khó soạn câu hỏi
+ Thí sinh nào óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đã cho, nên họ có thể sẽ không thoả mãn.
+ Các câu trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kĩ.
+ Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này hơn loại câu hỏi khác.
30
Cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Yêu cầu chung:
1. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với học sinh
2. Không hỏi ý kiến riêng của học sinh, chỉ hỏi sự kiện, kiến thức
31
Loại nhiều lựa chọn
Các phương án sai phải có vẻ hợp lý
chỉ nên dùng 4 hoặc 5 phương án chọn
Đảm bảo cho câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp
Chỉ có một phương án chọn là đúng hoặc đúng nhất
Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần
Tránh lạm dụng kiểu "Không phương án nào trên đây đúng" hoặc "Mọi phương án trên đây đều đúng"
Tránh việc tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn, ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn.)
Phải sắp xếp phương án đúng theo thứ tự ngẫu nhiên
32
Loại đúng/ sai
Câu phát biểu phải hoàn toàn đúng hoặc sai, không có ngoại lệ
Soạn câu trả lời thật đơn giản
Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt phủ định 2 lần
33
Loại ghép đôi
Hướng dẫn rõ về yêu cầu của việc ghép cho phù hợp
Đánh số ở một cột và chữ ở cột kia
Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài
Tránh các câu phủ định
Số từ trên hai cột không như nhau, thường chỉ nên từ 5 đến 10
34
Loại điền khuyết
Chỉ để một chỗ trống
Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn nhất mang đặc trưng (người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm)
Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời
Chỉ có một lựa chọn là đúng
35
Phân tích kết quả kiểm tra
Để xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tổng quát chúng ta có thể lấy 25 - 30% học sinh có nhóm điểm cao nhất và 25- 30% học sinh có nhóm điểm thấp nhất.
Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm. ở mỗi câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn sai, bao nhiêu học sinh không trả lời. Khi đếm sự phân bố các câu trả lời như thế ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình
36
Phân tích kết quả kiểm tra
Mức độ khó của câu hỏi
Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi.
Mức độ lôi cuốn của các câu mồi (nhiễu).
37
Sau khi chấm một bài trắc nghiệm cần thực hiện các giai đoạn như dưới đây:
Sắp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp.
Chia tập bài ra thành 3 chồng:
+ Chồng 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao.
+ Chồng 2: 50% hoặc 46% bài trung bình.
+ Chồng 3: 25% hoặc 27% bài điểm thấp.
Lập 1 bảng có dạng như sau:
+ Ghi các số đã thống kê được trên bài chấm vào bảng với từng nhóm và từng câu.
+ Hoàn thiện bảng đã lập.
+ Cột số giỏi trừ số kém có thể có giá trị âm, tổng đại số ở cột này bằng 0
38
Bảng thống kê số liệu
39
* Giải thích kết quả
Phân tích sự phân bố số người chọn các câu trả lời cho mỗi câu hỏi
- Phân tích xem câu mồi có hiệu nghiệm không. Nếu cột cuối cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn càng tốt, nếu bằng 0 hay dương thì cần xem xét lại câu mồi đó vì nó không phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém.
- Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy không.
40
Tính các chỉ số thống kê
1. Độ khó của một câu hỏi

(0 <=P <=1)
Nếu P = 0 thì câu hỏi quá khó
Nếu P = 1 thì câu hỏi quá dễ
Câu dễ: 0,7<=P<=1
Câu trung bình: 0,3Câu khó: 0<=P<=0,3
Nên dùng câu hỏi có P nằm trong khoảng:
0,25 < P < 0,75
41
Tính các chỉ số thống kê
Độ khó vừa phải của một câu hỏi: là trung bình cộng của 100% và tỉ lệ may rủi kì vọng:

Ví dụ: Một trắc nghiệm có bốn phương án lựa chọn, độ khó vừa phải là:

Một bài có giá trị và đáng tin cậy thường là bài gồm những câu có độ khó xấp xỉ bằng độ khó vừa phải.
42
Tính các chỉ số thống kê
2. Độ phân biệt của một câu hỏi



H: Số người trả lời đúng nhóm điểm cao
L: Số người trả lời đúng nhóm điểm thấp
n: Số người trong mỗi nhóm
43
Tính các chỉ số thống kê
GS. Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây:
44
Tiêu chuẩn để lựa chọn câu hỏi hay
Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những câu có các tính chất sau:
- Hệ số khó vào khoảng 40 - 62,5%
- Hệ số phân biệt dương khá cao
- Các câu trả lời mồi (nhiễu) có tính chất hiệu nghiệm (lôi cuốn được học sinh ở nhóm kém).
Ví dụ
Giả sử khi phân tích câu trắc nghiệm thứ I của 1 đề trắc nghiệm thì đáp án B là đúng, các đáp án A, C, D, E, và F là phương án nhiễu. Bảng số liệu lập được khi cho 150 học sinh làm câu hỏi đó như sau
45
Bảng số liệu cho câu thứ i
46
Phân tích kết quả
Độ khó: = (42/150) = 0,28 ? Khó
Độ phân biệt: = (22-5)/50 = 0,34 ? Khá tốt
Câu A: Không phân biệt được giữa các nhóm
Câu B, C, F: có tác dụng tốt, phân biệt được giữa các nhóm
Câu D: không phân biệt được giữa các nhóm, ít có tác dụng gây nhiễu vì có ít học sinh chọn
Câu E: nhiều hs ở nhóm giỏi chọn hơn số hs ở nhóm kém ? cần xem lại

47
48
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trung Kỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)