Kiểm tra chương II - BTH

Chia sẻ bởi Lê Thanh Phong | Ngày 27/04/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra chương II - BTH thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC – LTĐH
MÙA ĐÔNG 2016
------------------------------------------------------------
BÀI KIỂM TRA (60 phút)
CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN – HÓA 10 (ĐỀ II)
------------------------------------------------------------------------

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm IA có số hiệu nguyên tử là :
A. 21 B. 19 C. 13 D. 22
Câu 2: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất đối với oxi gấp 3 lần hóa trị đối với Hidro. Hợp chất oxit cao nhất của X có tỉ khối hơi so với Nitơ là 2,857. Vậy, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 3 nhóm IVA B. Chu kỳ 3 nhóm VIA C. Chu kỳ 4 nhóm VIA D. Chu kỳ 3 nhóm IIA
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s23p64s2. B. 1s22s22p5. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 4: Đối với các nguyên tố nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại tương tự như chu kì trước là do
A. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Câu 5: Khi cho 2,4 gam kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với clo cho 9,5gam muối clorua. Kim loại này là:
A. Zn(65) B. Mg(24) C. Ca(40) D. Cu(64)
Câu 6: Y là một nguyên tố phi kim thuộc chu kì 3 của BTH, Y tạo được hợp chất khí với Hidro và có công thức oxit cao nhât là YO3. Hợp chất tạo bỡi Y và kim loại M là MY2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là:
A. Mg(24u) B. Zn(65u) C. Fe(56u) D. Cu(64u)
Câu 7: X, Y, M là 3 nguyên tố liên tiếp nhau (với ZX < ZY < ZM) trong cùng 1 chu kì. Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh các axit tương ứng với các oxit cao nhất của X, Y, M là
A. H2XO4 < H3YO4 < HMO4. B. H2YO4 < HMO4 < H3XO4.
C. HMO4 < H2YO4 < H3XO4. D. H3XO4 < H2YO4 < HMO4.
Câu 8: Nguyên tố X (Z = 17). Hợp chất của X với Hidro là.
A. H4X B. H2X C. HX D. H3X
Câu 9: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố
A. Si. B. S. C. C. D. Ge.
Câu 10: X, Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Như vậy
A. Số hiệu nguyên tử của X, Y hơn kém nhau 1. B. Tính kim loại của X lớn hơn Y.
C. X, Y luôn luôn ở trong cùng một nhóm. D. X, Y luôn luôn ở trong cùng một chu kì.
Câu 11: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thấy có 3,36 lít khí H2 bay ra(đktc). (cho Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137). Hai kim loại đó là
A. Mg, Ca. B. Ba, Sr. C. Be, Mg. D. Ca, Ba.
Câu 12: Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo tính phi kim giảm dần như sau:
A. F, Cl, Br, I B. I, Br, Cl, F C. Br, I, Cl, F D. Br, F, Cl, I
Câu 13: Nguyên tố A (Z = 8), B (Z = 13), C (Z = 16). Nhận định nào đúng?
A. Bán kính nguyên tử A < B < C B. Tính kim loại của A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)