KIỂM TRA CHƯƠNG 1,2 ÔN THI THPT 2017

Chia sẻ bởi Phạm Đức Thanh | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA CHƯƠNG 1,2 ÔN THI THPT 2017 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO
----------------------------
ĐỀ THI THỬ NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN : SINH HỌC 12 - CB
Thời gian làm bài: 50 phút

Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD .........................STT.........

Mã đề thi : 709

Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:
1. Cho các thông tin sau:
(1) Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp NST.
(2) làm phá vỡ cấu trúc NST.
(3) Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST.
(4) Tạo ra các giao tử không bình thường.
(5) Sự kết hợp giữa các giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau.
(6) Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo... hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST.
Cơ chế phát sinh thể đa bội diễn ra theo trình tự
A. (1), (4), (5). B. (3), (4), (5). C. (6), (2). D. (6), (2), (4), (5).
2. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Quá trình này có thể tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là: (1) 2n + 1 + 1, (2) 2n + 2, (3) 2n - 2, (4) 2n - 1 - 1, (5) 2n + 1 - 1, (6) 2n - 1 + 1. Kết quả đúng là:
A. 1 và 4 hoặc 2 và 7 B. 1 và 4 hoặc 5 và 6 C. 1 và 2 hoặc 5 và 6 D. 2 và 3 hoặc 5 và 6
3. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai khi nói về chọn lọc tự nhiên?
(1). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa.
(2). Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
(3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số alen của quần thể
(4). Chọn lọc tự nhiên tạo ra những kiểu gen thích nghi trong quần thể.
(5). Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải ra khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
4. Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?
A. 1 lần. B. 3 lần. C. 2 lần. D. 4 lần
5. Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?
(1)Mất một hoặc thêm một vài cặp nuclêôtit.
(2)Mất đoạn làm giảm số gen.
(3)Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi.
(4)Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
(5)Đảo vị trí cặp nuclêôtit.
(6)Lặp đoạn làm tăng số gen.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. 1, 4, 5 B. 1, 3, 5 C. 2, 4, 6 D. 2, 3, 6
6. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ: hoặc hỗ trợ, hoặc cạnh tranh.
(2) Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.
(3) Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đức Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)