KIEM TRA

Chia sẻ bởi Dương Văn Cường | Ngày 16/10/2018 | 99

Chia sẻ tài liệu: KIEM TRA thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: 26 /8/ 2017
Ngày dạy: 28 /8/2017


PHẦN I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG.
BÀI 1: DÂN SỐ.

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Trình bày được quá trình phát triển và gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.
2. Kỹ năng:
Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.
Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.
3. Thái độ:
Có ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Tranh tháp dân số; các H1.1, H1.2, H1.3, H1.4 trong sgk phóng to.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Dân số là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay vì nó ảnh hưởng to lớn đến nguồn lao động và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ để sản xuất phát triển. Sự gia tăng dân số ở mức quá cao hay quá thấp đều có tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một dân tộc. Dân số là bài học đầu tiên trong chương trình lớp 7 được chúng ta nghiên cứu trong chương trình lớp 7.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC

13 Phút

















12 Phút







10 Phút

 Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu hs đọc thuật ngữ “Dân số” SGK trang 186.
Thế nào gọi là dân số?
GV: Muốn biết dân số của 1 địa phương người ta làm gì? Mục đích?
Các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu vấn đề gì?
HS: Trả lời.
Nhận xét hình dạng hai tháp tuổi? Tháp tuổi có hình dạng nào thì tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Thông qua tháp tuổi chúng ta biết điều gì về dân số?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Nguồn lao động có vai trò ntn?
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu hs đọc thuât ngữ “Tỉ lệ sinh” và “Tỉ lệ tử” SGK trang 188.
GV: Quan sát H1.2 nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỷ XIX- cuối TK XX? Tại sao?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Nguyên nhân của sự tăng dân số?
Hoạt động 3:
GV: Đánh giá tỷ lệ gia tăng tự nhiên của các nhóm nước? Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số?
GV: Nhận xét, KL
GV: Hậu quả của bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang phát triển là gì?
Biện pháp khắc phục?
HS: Trả lời
GV : Tổng kết
I. Dân số, nguồn lao động.
1. Dân số:
- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ ở một thời điểm cụ thể.
- Tổng số người của một nước hoặc 1 địa phương tại 1 thời diểm nhất định




- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương.
2. Nguồn lao động:
Thúc đẩy sự phát triển KT - XH

II. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.
- Tình hình tăng dân số: tăng nhanh
- Nguyên nhân: nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và y tế.

III. Sự bùng nổ dân số.
- Nguyên nhân: DS tăng nhanh, đột ngột, tỷ lệ gia tăng DS bình quân 2,1%

- Hậu quả: Ảnh hưởng đến sinh hoạt, vấn đề việc làm, y tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Cường
Dung lượng: 890,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)