KIỂM TRA 15 TRẮC NGHIỆM NV6-HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên | Ngày 17/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA 15 TRẮC NGHIỆM NV6-HKII thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG THCS CAO VIÊN HỌ VÀ TÊN:……………..................................
MÔN : NGỮ VĂN
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Chị Cốc B. Người kể chuyện C. Dế Mèn D. Dế Choắt
Câu 2: Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào than
Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 3: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
Buồn rầu và sợ hãi
Thương và ăn năn hối hận
Than thở và buồn phiền
Nghĩ ngợi và xúc động
Câu 4: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 5: Đoạn trích Sông nước Cà Mau là sáng tác của nhà văn nào?
A.Nguyễn Minh Châu B. Đoàn Giỏi
C. Võ Quảng D. Tạ Duy Anh
Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích Sông nước Cà Mau?
Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng cực nam Nam Bộ
Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ
Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ
Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ.
Câu 7:Qua văn bản, em thấy cảnh sông nước Cà Mau hiện ra như thế nào?
Có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ
Có vẻ đẹp hoang dã, đầy sức sống
Có vẻ đẹp đơn sơ, giản dị
A và B
Câu 8: Nhân vật chính trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là ai?
A. Kiều Phương
B. Anh trai Kiều Phương
C. Cả hai anh em Kiều Phương
D. Cả ba phương án trên đều sai
Câu 9: Phần hạn chế ở chính mình của nhân vật người anh trong văn bản Bức tranh của em gái tôi là:
A. Tính do dự B. Tính nhút nhát
C. Tính ghen tị D. Cả ba phương án trên đều sai
Câu 10: Văn bản Vượt thác trích từ chương nào trong truyện Quê nội của Võ Quảng?
A. Chương IX. B. Chương X C. Chương XI D. Chương XII
Câu 11: Hai văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác có điểm giống nhau là:
Đều miêu tả cảnh sông nước
Đều miêu tả cảnh sông nước gắn với sinh hoạt của con người.
Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả
Cả ba ý trên đều đúng
Câu 12: Em hiểu như thế nào về nhan đề “ Buổi học cuối cùng”?
Buổi học cuối cùng của một học kì
Buổi học cuối cùng của một năm học
Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp
Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.
Câu 13: Tác giả truyện ngắn Buổi học cuối cùng là ai?
A. Ban-dắc B. Go-rơ-ki C. An-phông-xơ Đô-đê D. Sê-khốp
Câu 14: Những tâm trạng nào của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã được tả?
Ngạc nhiên, choáng váng khi biết đó là buổi học cuối cùng
Tiếc nuối, ân hận, giận mình đã lười học
Khâm phục, tự hào về thầy Ha-men
Tất cả các tâm trạng trên
Câu 15: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì?
Chuyện một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác
Chuyện Bác Hồ rất yêu thương và chăm sóc cho các cháu học sinh
Chuyện Bác Hồ chăm sóc cho các chiến sĩ trong một đêm không ngủ
Chuyện Bác Hồ chăm sóc cho dân công trong một đêm không ngủ
Câu 16: Việc tác giả dung nhiều từ láy gợi hình để miêu tả hình dáng, cử chỉ của Bác như trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc làm cho hình ảnh của Bác hiện lên:
Cụ thể, chân thực, sinh động
Lung linh như huyền thoại
Sống động như bộ phim hoạt hình
Lấp lánh như sắc màu cổ tích
Câu 17: Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)