KIỂM TRA 15' KHỐI 11
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Hiếu |
Ngày 26/04/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA 15' KHỐI 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 1), MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
I. Mục tiêu
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 1 đến tiết thứ 14 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Đọc – hiểu
Sự hiện diện của chủ thể trữ tình trong câu thơ
Hiểu được diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình qua ý nghĩa của các câu thơ
Vận dụng hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của câu thơ vào việc tìm hiểu tâm sự của tác giả toát lên từ đó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2 4 20 40
1
4
40
2
10
100
IV. Đề kiểm tra
Đọc kĩ các câu thơ và trả lời câu hỏi:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
(“Câu cá mùa thu”, Nguyễn Khuyến)
Câu 1 (6 điểm)
Giải nghĩa hai câu thơ trên?
Câu 2 (4 điểm)
Có gì đặc biệt trong hành động câu cá của nhân vật trữ tình? Kiểu câu cá ấy cho ta hiểu được gì về tâm sự của nhà thơ?
V. Hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Giải nghĩa hai câu thơ:
Tì tay vào đầu gối buông cần đã lâu mà chẳng câu được gì. Liền lúc đó nghe có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo.
(Học sinh cũng có thể giải nghĩa theo cách khác, miễn là có thể chấp nhận được do chúng không hoàn toàn loại trừ nhau. Chẳng hạn:
+ Khó mà ngồi mãi trong tư thế tựa gối buông cần…
+ Muốn ngồi tựa gối buông cần lâu một chút cũng không được vì có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo).
Từ “đâu” trong câu thơ: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” là đại từ phiếm chỉ, nó mang nét nghĩa giống nét nghĩa của từ “đâu” trong một câu “Kiều”: “Người đâu gặp gỡ làm chi”.
6
2
Người ngồi câu không thiết gì đến cá, dường như chỉ thích được yên tĩnh mà suy tư, không muốn dòng suy tư bị đứt đoạn.
Câu cá nhưng lại hững hờ với việc lắng nghe cá “đớp động dưới chân bèo”. Rất có thể nhà thơ đang suy tư về sự đời, về hiện trạng đất nước, về sự bất lực của chính bản thân.
4
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TTCM
Câu 1 (6 điểm)
Giải nghĩa hai câu thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. (“Câu cá mùa thu”, Nguyễn Khuyến)
Câu 2 (4 điểm)
Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong bài “Câu cá mùa thu”.
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 1), MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
I. Mục tiêu
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 1 đến tiết thứ 14 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Đọc – hiểu
Sự hiện diện của chủ thể trữ tình trong câu thơ
Hiểu được diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình qua ý nghĩa của các câu thơ
Vận dụng hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của câu thơ vào việc tìm hiểu tâm sự của tác giả toát lên từ đó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2 4 20 40
1
4
40
2
10
100
IV. Đề kiểm tra
Đọc kĩ các câu thơ và trả lời câu hỏi:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
(“Câu cá mùa thu”, Nguyễn Khuyến)
Câu 1 (6 điểm)
Giải nghĩa hai câu thơ trên?
Câu 2 (4 điểm)
Có gì đặc biệt trong hành động câu cá của nhân vật trữ tình? Kiểu câu cá ấy cho ta hiểu được gì về tâm sự của nhà thơ?
V. Hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Giải nghĩa hai câu thơ:
Tì tay vào đầu gối buông cần đã lâu mà chẳng câu được gì. Liền lúc đó nghe có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo.
(Học sinh cũng có thể giải nghĩa theo cách khác, miễn là có thể chấp nhận được do chúng không hoàn toàn loại trừ nhau. Chẳng hạn:
+ Khó mà ngồi mãi trong tư thế tựa gối buông cần…
+ Muốn ngồi tựa gối buông cần lâu một chút cũng không được vì có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo).
Từ “đâu” trong câu thơ: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” là đại từ phiếm chỉ, nó mang nét nghĩa giống nét nghĩa của từ “đâu” trong một câu “Kiều”: “Người đâu gặp gỡ làm chi”.
6
2
Người ngồi câu không thiết gì đến cá, dường như chỉ thích được yên tĩnh mà suy tư, không muốn dòng suy tư bị đứt đoạn.
Câu cá nhưng lại hững hờ với việc lắng nghe cá “đớp động dưới chân bèo”. Rất có thể nhà thơ đang suy tư về sự đời, về hiện trạng đất nước, về sự bất lực của chính bản thân.
4
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TTCM
Câu 1 (6 điểm)
Giải nghĩa hai câu thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. (“Câu cá mùa thu”, Nguyễn Khuyến)
Câu 2 (4 điểm)
Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong bài “Câu cá mùa thu”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Hiếu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)