KIEM TRA 1 TIET SINH 7 LAN 1 HAY

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Anh Thảo | Ngày 18/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: KIEM TRA 1 TIET SINH 7 LAN 1 HAY thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

THCS Vĩnh Bình
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II MÔN SINH 7 (NĂM HỌC 2009 – 2010)
I/. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
1/ Trình bày đặc điểm chung của lớp cá thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước? ()
-Bơi bằng vây
-Hô hấp bằng mang
-Tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm , có một vòng tuần hoàn
-Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
-Thụ tinh ngoài
-Là động vật biến nhiệt
2/ Trình bày đặc điểm chung của lớp lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? ()
-Da trần và ẩm ướt
-Di chuyển bằng 4 chi
-Hô hấp bằng phổi và da
-Tim 3ngăn , có 2vòng tuần hoàn , máu nuôi cơ thể máu pha
-Thụ tinh ngoài , nòng nọc phát triển qua biến thái
-Là động vật biến nhiệt
3/ Đặc điểm chung của thú? ()
-Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
-Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
-Có bộ lông mao bao phủ cơ thể , bộ răng phân hóa thành 3 loại
-Tim 4 ngăn
-Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
-Thú là động vật hằng nhiệt.
4/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn ()
-Da khô có vảy sừng bao bọc:ngăn cản sự thoát hơi nước
-Cổ dài phát huy vai trò các giác quan giúp bắt mồi dễ dàng
-Mắt có mi cử động được ,có nước mắt bảo vệ mắt giữ mắt không bị khô
-Màng nhĩ nằm trong hốc tai ,hướng âm thanh vào màng nhĩ
-Thân và đuôi dài là động lực chính của sự duy chuyển
-Bàn chân năm ngón có vuốt giúp di chuyển trên cạn
5/ Nêu và giải thích các đặc điểm cấu taọ ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẽ thù ? ()
-Toàn bộ cơ thể được phủ bởi lông mao dày xốp           
-Chi trước ngắn
- Chi sau dài, khỏe
-Mũi thính có lông xúc giác nhạy bén
-Tai thính ,vành tai lớn cử động được 
-Mắt có mi , cử động được , có lông mi dài 
II/. MỨC ĐỘ HIỂU:
1/ Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước , đầu chúc xuống dưới . Từ kết quả thí nghiệm em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch ? (2đ)
-Ếch không bị chết ngạt. Kết luận ếch hô hấp bằng da là chủ yếu.
2/ *Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ? (1đ)
-Vì làm bằng tre,gỗ chúng sẽ cắn phá.
*Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù ? (1đ)
-Thỏ chạy theo đường chữ Z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà
3/ Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú? (1đ)
-Vì nuôi con bằng sữa.
4/ Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban đêm ? (1đ)
-Đa số chim kiếm mồi vào ban ngày , đa số lưỡngcư kiếm ăn vào ban đêm nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim vào ban ngày
5/ Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với ếch? (2đ)
- Giống : Có hai vòng tuần hoàn (1đ)
- Khác : Tim 3 ngăn nhưng tâm thất có vách hụt nên máu ít pha hơn (1đ)
6/ Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh (3đ)
-Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như ĐVCXS đẻ trứng .
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển .
-Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên
III/ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG:
1/Vai trò thực tiễn của thú ? (3đ)
- Cung cấp thực phẩm
-Sức kéo
-Dược liệu
-Nguyên liệu mỹ nghệ
-Tiêu diệt gặm nhấm có hại
-Vật thí nghiệm
2/ Hãy cho biết ích của chim trong đời sống con người? (3đ)
-Cung cấp thực phẩm
- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm gây bệnh.
- Cung cấp thực phẩm.
- Làm cảnh, làm chăn, đệm hoặc đồ trang trí.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Anh Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)