Kiểm tra 1 tiết HKI

Chia sẻ bởi Trương Thị Thu Hằng | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra 1 tiết HKI thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM 2011 - 2012
Họ, tên thí sinh:...................................................... Lớp: ………. MÔN SINH HỌC 11 NC – Thời gian làm bài : 45 phút
Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển chủ yếu:
A. Qua mạch rây từ dưới lên B. Qua mạch gỗ từ dưới lên;
C. Qua mạch mạch gỗ từ trên xuống; D. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
Câu 2: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?
A. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước. B. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
C. Vì phổi không thải được CO2 trong nước. D. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí.
Câu 3: Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì: I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hóa; II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành. III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin; IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua
A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. II, IV. D. I, III
Câu 4: Nếu có 8 phân tử glucôzơ bị phân giải hiếu khí thì sẽ có bao nhiêu phân tử NADH, FADH2 đi vào giai đoạn chuỗi truyền êlectron:
A. 16 NADH, 80 FADH2. B. 64 NADH, 16 FADH2. C. 36 NADH, 16 FADH2. D. 80 NADH, 16 FADH2.
Câu 5: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:
A. Quang hô hấp. B. Sự khử CO2. C. Phân giải đường. D. Sự phân li nước.
Câu 6: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào chỉ có 1 ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. C. Ngựa, thỏ, chuột. D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 7: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy. B. Quá trình khử CO2.
C. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục. D. Quá trình quang phân li nước.
Câu 8: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:
A. Đường phân. B. Chu trình Crep. C. Chuỗi chuyển êlectron. D. Tổng hợp Axetyl – coA.
Câu 9: Các yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng? I. Nồng độ axit abxixic trong tế bào khí khổng; II. Lượng prôtêin có trong tế bào khí khổng III. Nồng độ ion kali trong tế bào khí khổng; IV. Ánh sáng V. Sự biến đổi tinh bột thành đường (hay ngược lại), xảy ra trong tế bào khí khổng
A. IV, V; B. II; C. I, II; D. II, III
Câu 10: Điểm giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C3 khi cố định CO2?
A. Đều có chu trình Canvin. B. Chất nhận CO2
C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).
Câu 11: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
A. Lục lạp, ribôxôm, ty thể. B. Lục lạp, bộ máy Gôngi, ty thể.
C. Lục lạp, lizôxôm, ty thể. D. Lục lạp, perôxixôm, ty thể.
Câu 12: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở chất nền. B. Ở tilacôit. C. Ở màng ngoài. D. Ở màng trong.
Câu 13: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. D. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.
Câu 14: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)