Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Duyên | Ngày 27/04/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Chương 6)
MÔN HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút;
(15 câu trắc nghiệm + tự luận)




ĐỀ GỐC

Họ, tên học sinh:.....................................................................................................Lớp 10A………..

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16) là
A. 1s22s22p6. B. 3s23p4. C. 1s22s22p63s23p4. D. 2s22p6.
Câu 3: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KNO3. B. NaOH. C. HCl. D. BaCl2.
Câu 4: Số oxi hoá của S trong SO2, H2S, H2SO4, H2S2O7 lần lượt là
A. -2. +6, +4, +6. B. +6, +6, -2, +4. C. +4, -2, +6, +6. D. +6, -2, +4, +6.
Câu 5: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là
A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 3.
Câu 6: Cho dãy các chất: NaOH, NaCl, NaNO3, Na2SO4. Chất trong dãy phản ứng được với dung dịch BaCl2 là
A. NaOH. B. NaCl. C. Na2SO4. D. NaNO3.
Câu 7: Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là
A. Na2SO4. B. NaCl. C. H2SO4. D. NaOH.
Câu 8: Cho phương trình hoá học: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò của SO2 là
A. không là chất khử và cũng không là chất oxi hoá.
B. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
C. chất khử.
D. chất oxi hoá.
Câu 9: Cho dãy các kim loại: Na, Mg. Fe, Zn, Cu, Ag, Hg. Số kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 10: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 2,70. B. 8,10. C. 5,40. D. 10,8.
Câu 11: Kim loại không phản ứng được với axit H2SO4 đặc, nguội là
A. Ag. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 12: Chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không cực?
A. Al2S3. B. H2S. C. SO2. D. O2.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Tính giá trị của m? (Cho Cu = 64, Zn= 65)
Câu 2 (2,0 điểm): Viết các phương trình phản ứng hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên viết một phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện, nếu có):
FeS → H2S → SO2 → H2SO4 → K2SO4.
Câu 3 (3 điểm): Cho 11 gam hỗn hợp A gồm sắt và nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ khí sinh ra vào 288 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch B.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A?
c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)