Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Nguyễn Huyền Trang | Ngày 27/04/2019 | 128

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn :...................................................... Tiết: 60
KIỂM TRA 1 TIẾT – BÀI SỐ 2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Các nội dung của chương như: Tính chất vật lý và hóa học của O2, O3, S và các hợp chất của S như: H2S, SO2, H2SO4.
- Bài tập lí thuyết: chuỗi phản ứng, nhận biết. Bài tập hỗn hợp kim loại và oxit kim loại tác dụng với H2SO4.
- Đánh giá kết quả học tập của HS qua việc làm bài kiểm tra.
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng làm bài độc lập, tự chủ.
-Làm bài tập, nhớ lại lí thuyết đã học trong chương VI.
-Rèn luyện kĩ năng trình bày bài làm khi kiểm tra và thi cử.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
-Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
2. Chuẩn bị của HS:
-Chuẩn bị bài cũ của chương.
-Giấy làm bài, giấy nháp, bút mực, máy tính... để làm bài.
III. Tiến trình bài học:
GV phát đề kiểm tra và giám sát việc làm bài của HS.
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Mỗi lựa chọn đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: . A, B, C lần lượt là :
A. Na2SO3, SO2, H2SO4. B. Na2SO3, NaCl, NaBr.
C. NaHSO4, NaHSO3, SO2. D. Na2SO4, SO3, H2SO4.
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 4, X là nguyên tố nào trong các nguyên tố sau?
A. Oxi. B. Lưu huỳnh. C. Flo. D. Selen.
Câu 3: Trong phản ứng của S với kim loại hoặc S với H2 thì S là:
A. Chất oxi hóa. B. Chất oxi hóa vừa là chất khử.
C. Không oxi hóa cũng không khử. D. Chất khử.
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng sau: . X và Y lần lượt là
A. S và SO3. B. SO3 và S. C. H2SO3 và SO2. D. SO2 và SO3.
Câu 5: Chất nào vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử trong các chất sau?
A. SO3. B. SO2. C. H2SO4. D. H2S.
Câu 6: Trường hợp nào không thể điều chế được oxi?
A. Đun nóng nước ở nhiệt độ cao. B. Phân hủy hiđro peoxit H2O2.
C. Nhiệt phân hủy KClO3 rắn. D. Chưng cất không khí lỏng.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm). Viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây (mỗi mũi tên là một phương trình hóa học):

Câu 2: (2 điểm). Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt 3 dung dịch: BaCl2, H2SO4, Na2SO4 chứa trong 3 bình riêng biệt.
Câu 3: Cho 28,8gam hỗn hợp hai kim loại sắt (Fe) và đồng (Cu) tác dụng hết với axit H2SO4 đặc nóng thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc).
Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Sục lượng khí SO2 nói trên vào 500ml dd NaOH 3M. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch.
(Cho: Fe: 56, Cu: 64, S: 32, O: 16, Zn: 65)

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM BÀI SỐ 2 HKII (Môn Hóa khối 10)
I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
01. ; - - - 03. ; - - - 05. - / - - 07. - - - ~
02. ; - - - 04. - - - ~ 06. - / - - 08. ; - - -
II.Tự Luận:
Câu
Đáp án
Điểm

1

0,5



0,5



0,5



0,5

2
Quỳ tím hóa đỏ là H2SO4.
0,5


Dùng dung dịch H2SO4 đã nhận biết để nhận biết BaCl2: có kết tủa trắng.

0,5
0,5


Còn lại là Na2SO4.
0,5



0,5

3
2Fe + 6H2SO4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huyền Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)