Kiểm tra 1 tiết
Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Toàn |
Ngày 26/04/2019 |
138
Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội có chia sẻ lại bài văn viết về Trần Lập của một em học sinh lớp 11. Nhanh chóng bài viết này tiếp tục truyền cảm hứng sống cho nhiều người.
Theo đó, trong giờ kiểm tra 90 phút số 7 môn Văn tại lớp 11CA3 trường Chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM cô giáo Nguyễn Thị Lâm, giáo viên môn ngữ văn ra đề, có đưa cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập vào đề thi với nội dung:
“Nhạc sĩ Trần Lập đã qua đời ở tuổi 42, nhưng những gì đã viết, cách anh sống vẫn còn mãi với người ở lại. Cho nên điều quan trọng không phải anh sống bao lâu mà anh sống như thế nào. Anh/chị có đồng ý như vậy không?”.
Đề bài đã được các em học sinh triển khai mỗi người một ý, trong đó có bài viết của em học sinh Bùi Như Mai.
Bằng sự hiểu biết của bản thân cô gái này đã bày tỏ suy nghĩ của mình cũng như sự yêu quý, ngưỡng mộ của bản thân dành cho người nghệ sĩ tài hoa, dành cả đời mình để cống hiến cho âm nhạc.
Bài viết được đăng tải cũng đã nhanh chóng nhận được nhiều lời khen ngợi từ người dùng mạng “Ôi, một thuở sinh viên 8x, Bức Tường bùng cháy thời tuổi trẻ”, “bài văm đầy tính nhân văn”…
Bài làm
Trưa 17/3, nhạc sĩ Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng sau thời gian kiên trì chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Anh đi, để lại bao nước mắt, đau thương cho người ở lại. Anh đi, để lại bao xót xa cho một trái tim nồng hậu nhưng lại phải chia lìa thế gian quá sớm.
Anh sống cả đời là một người truyền lửa, những gì anh đã viết, cách anh đã sống mãi cổ vũ cho thế hệ mai sau. Anh mất, nhưng hình ảnh của anh sống mãi trong trái tim những người ở lại, bởi điều quan trọng không phải là anh sống bao lâu mà là anh sống như thế nào? Và đó cũng là bài học cho mỗi chúng ta, những người còn được thức dậy mỗi sớm mai, rằng phải sống sao cho đáng sống.
Được sinh ra trên đời đó là một ân huệ của tạo hóa. Người ta không có quyền lựa chọn nơi được sinh ra hay không nhưng bù lại, chúng ta có quyền được quyết định những gì mình sẽ làm với cuộc đời.
Và, để cuộc đời không trôi qua phí hoài, chúng ta chỉ có một lựa chọn đó là sống có ích. Nếu đã giúp ích cho đời, thì dù anh ra đi ở tuổi đôi mươi hay lúc tóc bạc, anh cũng không thấy hổ thẹn với đời.
Sống có ích không hề dễ, đó là một quá trình cần nhiều nỗ lực và ý chí. Đầu tiên sống có ích là sống có mục tiêu. Anh muốn trở thành người như thế nào? Anh muốn làm thành tựu gì? Anh muốn giúp đỡ ai? Anh muốn xây dựng thế giới như thế nào?
Mọi mục tiêu dù nhỏ nhặt hay to lớn, đều được cân nhắc cẩn thận. Vì đó sẽ là những mũi tên hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng. Những mục tiêu rõ ràng, chi tiết còn là động lực để chúng ta phấn đấu mỗi ngày.
Chẳng hạn, nếu anh muốn nghiên cứu một loại vắc xin cho căn bệnh hiểm nghèo, đó sẽ là mục tiêu của đời anh, và để đạt được điều đó, anh cần thực hiện những mục tiêu như cố gắng học thật giỏi, nghiên cứu thật nhiều sách báo.
Nếu mỗi ngày điều duy nhất anh quan tâm chỉ là trong bữa cơm có món gì, hôm nay trời nắng hay mưa thì liệu mười năm, hai mươi năm nữa, hay thậm chí đến khi nhắm mắt xuôi tay, anh đã làm được điều gì lớn lao chưa? Tại sao phải sống như thế làm gì cho hoài phí, khi mà: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông.
Khi đã xác định được con đường mình phải đi, hãy cố gắng làm tốt bổn phận hết sức có thể. Nếu bạn là học sinh, hãy học thật giỏi. Nếu bạn là bác sĩ, hãy chữa bệnh hết mình. Nếu bạn là nhạc sĩ, hãy sáng tác những khúc nhạc mang niềm vui đến cho mọi người.
Những mục tiêu mà bạn đề ra chỉ trở nên thiết thực khi bạn cố gắng thực hiện ra nó. Nếu không, sớm muộn gì tất cả cũng rơi vào quên lãng.
Thế gian không cần những ham muốn nửa vời, ảo tưởng. Thế gian cần những hành động, quyết tâm. Bản thân mỗi chúng ta đã là một món nợ, nợ trời đất đã sinh ra, vì thế trước khi ra đi, cần phải để lại cho đời một dấu ấn. Có như vậy mới có thể thanh thản mà đi, mới không phụ lòng thiên hạ.
Sống có ích, cuối cùng chỉ
Theo đó, trong giờ kiểm tra 90 phút số 7 môn Văn tại lớp 11CA3 trường Chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM cô giáo Nguyễn Thị Lâm, giáo viên môn ngữ văn ra đề, có đưa cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập vào đề thi với nội dung:
“Nhạc sĩ Trần Lập đã qua đời ở tuổi 42, nhưng những gì đã viết, cách anh sống vẫn còn mãi với người ở lại. Cho nên điều quan trọng không phải anh sống bao lâu mà anh sống như thế nào. Anh/chị có đồng ý như vậy không?”.
Đề bài đã được các em học sinh triển khai mỗi người một ý, trong đó có bài viết của em học sinh Bùi Như Mai.
Bằng sự hiểu biết của bản thân cô gái này đã bày tỏ suy nghĩ của mình cũng như sự yêu quý, ngưỡng mộ của bản thân dành cho người nghệ sĩ tài hoa, dành cả đời mình để cống hiến cho âm nhạc.
Bài viết được đăng tải cũng đã nhanh chóng nhận được nhiều lời khen ngợi từ người dùng mạng “Ôi, một thuở sinh viên 8x, Bức Tường bùng cháy thời tuổi trẻ”, “bài văm đầy tính nhân văn”…
Bài làm
Trưa 17/3, nhạc sĩ Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng sau thời gian kiên trì chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Anh đi, để lại bao nước mắt, đau thương cho người ở lại. Anh đi, để lại bao xót xa cho một trái tim nồng hậu nhưng lại phải chia lìa thế gian quá sớm.
Anh sống cả đời là một người truyền lửa, những gì anh đã viết, cách anh đã sống mãi cổ vũ cho thế hệ mai sau. Anh mất, nhưng hình ảnh của anh sống mãi trong trái tim những người ở lại, bởi điều quan trọng không phải là anh sống bao lâu mà là anh sống như thế nào? Và đó cũng là bài học cho mỗi chúng ta, những người còn được thức dậy mỗi sớm mai, rằng phải sống sao cho đáng sống.
Được sinh ra trên đời đó là một ân huệ của tạo hóa. Người ta không có quyền lựa chọn nơi được sinh ra hay không nhưng bù lại, chúng ta có quyền được quyết định những gì mình sẽ làm với cuộc đời.
Và, để cuộc đời không trôi qua phí hoài, chúng ta chỉ có một lựa chọn đó là sống có ích. Nếu đã giúp ích cho đời, thì dù anh ra đi ở tuổi đôi mươi hay lúc tóc bạc, anh cũng không thấy hổ thẹn với đời.
Sống có ích không hề dễ, đó là một quá trình cần nhiều nỗ lực và ý chí. Đầu tiên sống có ích là sống có mục tiêu. Anh muốn trở thành người như thế nào? Anh muốn làm thành tựu gì? Anh muốn giúp đỡ ai? Anh muốn xây dựng thế giới như thế nào?
Mọi mục tiêu dù nhỏ nhặt hay to lớn, đều được cân nhắc cẩn thận. Vì đó sẽ là những mũi tên hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng. Những mục tiêu rõ ràng, chi tiết còn là động lực để chúng ta phấn đấu mỗi ngày.
Chẳng hạn, nếu anh muốn nghiên cứu một loại vắc xin cho căn bệnh hiểm nghèo, đó sẽ là mục tiêu của đời anh, và để đạt được điều đó, anh cần thực hiện những mục tiêu như cố gắng học thật giỏi, nghiên cứu thật nhiều sách báo.
Nếu mỗi ngày điều duy nhất anh quan tâm chỉ là trong bữa cơm có món gì, hôm nay trời nắng hay mưa thì liệu mười năm, hai mươi năm nữa, hay thậm chí đến khi nhắm mắt xuôi tay, anh đã làm được điều gì lớn lao chưa? Tại sao phải sống như thế làm gì cho hoài phí, khi mà: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông.
Khi đã xác định được con đường mình phải đi, hãy cố gắng làm tốt bổn phận hết sức có thể. Nếu bạn là học sinh, hãy học thật giỏi. Nếu bạn là bác sĩ, hãy chữa bệnh hết mình. Nếu bạn là nhạc sĩ, hãy sáng tác những khúc nhạc mang niềm vui đến cho mọi người.
Những mục tiêu mà bạn đề ra chỉ trở nên thiết thực khi bạn cố gắng thực hiện ra nó. Nếu không, sớm muộn gì tất cả cũng rơi vào quên lãng.
Thế gian không cần những ham muốn nửa vời, ảo tưởng. Thế gian cần những hành động, quyết tâm. Bản thân mỗi chúng ta đã là một món nợ, nợ trời đất đã sinh ra, vì thế trước khi ra đi, cần phải để lại cho đời một dấu ấn. Có như vậy mới có thể thanh thản mà đi, mới không phụ lòng thiên hạ.
Sống có ích, cuối cùng chỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Việt Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)