Kiểm tra 1 tiết
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Ánh |
Ngày 26/04/2019 |
116
Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19, nước ta có nhiều biến động dữ dội về mặt lịch sử, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đòi lật đổ triều đình phong kiến,giành quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.Tiễn đưa người cha, người chồng hoặc người con trai trong gia đình ra trận là nghĩa cử hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Song có mấy ai thấu hiểu được nỗi lòng của người chinh phụ.Nhà thơ Đặng Trần Côn (người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của những người vợ lính trong chiến tranh,ông đã viết Chinh phụ ngâm gồm 476 câu thơ làm theo thể trường đoản cú. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 trang 86 có trích một đoạn thơ gồm 16 câu đầu của bài thơ “Chinh phụ ngâm”. Đoạn trích chọn đưa vào sách giáo khoa thuộc bản diễn nôm hiện hành, nói về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ cô đơn, buồn khổ trong thời gian chồng ngoài chiến trận không tin tức, không rõ ngày quay về.
Hai câu mở đầu đoạn trích tái hiện hình ảnh của người chinh phụ một mình ở nhà:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Rõ ràng sau buổi tiễn đưa chồng ra trận trở về,người chinh phụ tưởng tượng cảnh chiến trường mà xót xa, lo lắng cho chồng, rồi ái ngại cho tình cảnh của chính mình. Tâm sự ấy đã được thể hiện rất sâu sắc qua hai câu thơ tiếp theo:
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Với từ lặp “rèm” và từ đối “ ngoài” với “ trong” đã mô tả chi tiết nỗi cô đơn người chinh phụ. Thời gian dường như trôi đi một cách nhàm chán, nặng nề, ẩn giấu trong trạng thái tâm lí khoắc khoải, bồn chồn, không biết chia sẻ cùng ai.Và chỉ có người bạn duy nhất chứng kiến hàng đêm nỗi khoắc khoải mong chờ đó chính là “đèn”. Lúc đầu nghĩ rằng mai ra có đèn biết tâm sự của mình, cùng chung bóng với mình hàng đêm nhưng rồi nghĩ lại:
“đèn có biết dường bằng chẳng biết…”
Thế rồi nỗi sầu càng lớn theo thời gian, dài bất tận…
“Gà eo óc gáy sương năm trống”
Đêm nghe tiếng gà eo óc là âm thanh của tâm trạng, được lắng qua tâm tư nhức nhối, bức xót của nhân vật trữ tình suốt năm canh.Người chinh phụ mong chồng về chỉ còn biết lắng nghe tiếng gà gáy canh khuya và đếm cánh hoa hòe rơi lả tả. Có phải chăng người thiếu phụ ấy cũng như những cánh hoa hòe kia cứ rũ dần theo thời gian, mong chờ những điều kỳ diệu sắp xảy ra vào buổi sớm bình minh. Tác giả đã biến thời gian thành thời gian tâm lí, không gian thành không gian cảm xúc bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa” Chỉ thêm hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” nhưng sự chán chường, mệt mỏi kéo dài vô vọng của người chinh phụ trở nên thật cụ thể, hữu hình và có cả chiều sâu trong đó. Kể từ khi chinh phu ra đi, một ngày trở nên dài lê thê như cả một năm, những mối lo toan, nỗi buồn sầu như đông đặc, tích tụ đè nặng lên tâm hồn người phụ nữ đáng thương ấy. Từng ngày, từng giờ, từng phút người chinh phụ vẫn đang chiến đấu với nỗi cô đơn, chiến đấu để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của chính mình:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”
Điệp từ “gượng” được lặp đi lặp lại ba lần trong bốn câu thơ trên đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát của người chinh phụ. Thế nhưng nàng vẫn:
“Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Những hình ảnh có tính tượng trưng ước lệ như “gió đông”, “non Yên”, “trời thăm thẳm” vừa gợi ra không gian rộng lớn vô tận nói lên khoảng cách xa xôi giữa chinh phu và chinh phụ vừa biểu đạt được tấm lòng chân thành, nỗi nhớ nhung vô hạn của người vợ nơi quê nhà.
Nhưng nỗi thương nhớ của người chinh phụ người ta còn thấy được cả dư vị của nỗi đau, sự ngậm ngùi, xót xa:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
Hai từ láy “thăm thẳm” và “đau đáu” đã biểu đạt trực
Hai câu mở đầu đoạn trích tái hiện hình ảnh của người chinh phụ một mình ở nhà:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Rõ ràng sau buổi tiễn đưa chồng ra trận trở về,người chinh phụ tưởng tượng cảnh chiến trường mà xót xa, lo lắng cho chồng, rồi ái ngại cho tình cảnh của chính mình. Tâm sự ấy đã được thể hiện rất sâu sắc qua hai câu thơ tiếp theo:
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Với từ lặp “rèm” và từ đối “ ngoài” với “ trong” đã mô tả chi tiết nỗi cô đơn người chinh phụ. Thời gian dường như trôi đi một cách nhàm chán, nặng nề, ẩn giấu trong trạng thái tâm lí khoắc khoải, bồn chồn, không biết chia sẻ cùng ai.Và chỉ có người bạn duy nhất chứng kiến hàng đêm nỗi khoắc khoải mong chờ đó chính là “đèn”. Lúc đầu nghĩ rằng mai ra có đèn biết tâm sự của mình, cùng chung bóng với mình hàng đêm nhưng rồi nghĩ lại:
“đèn có biết dường bằng chẳng biết…”
Thế rồi nỗi sầu càng lớn theo thời gian, dài bất tận…
“Gà eo óc gáy sương năm trống”
Đêm nghe tiếng gà eo óc là âm thanh của tâm trạng, được lắng qua tâm tư nhức nhối, bức xót của nhân vật trữ tình suốt năm canh.Người chinh phụ mong chồng về chỉ còn biết lắng nghe tiếng gà gáy canh khuya và đếm cánh hoa hòe rơi lả tả. Có phải chăng người thiếu phụ ấy cũng như những cánh hoa hòe kia cứ rũ dần theo thời gian, mong chờ những điều kỳ diệu sắp xảy ra vào buổi sớm bình minh. Tác giả đã biến thời gian thành thời gian tâm lí, không gian thành không gian cảm xúc bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa” Chỉ thêm hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” nhưng sự chán chường, mệt mỏi kéo dài vô vọng của người chinh phụ trở nên thật cụ thể, hữu hình và có cả chiều sâu trong đó. Kể từ khi chinh phu ra đi, một ngày trở nên dài lê thê như cả một năm, những mối lo toan, nỗi buồn sầu như đông đặc, tích tụ đè nặng lên tâm hồn người phụ nữ đáng thương ấy. Từng ngày, từng giờ, từng phút người chinh phụ vẫn đang chiến đấu với nỗi cô đơn, chiến đấu để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của chính mình:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”
Điệp từ “gượng” được lặp đi lặp lại ba lần trong bốn câu thơ trên đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát của người chinh phụ. Thế nhưng nàng vẫn:
“Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Những hình ảnh có tính tượng trưng ước lệ như “gió đông”, “non Yên”, “trời thăm thẳm” vừa gợi ra không gian rộng lớn vô tận nói lên khoảng cách xa xôi giữa chinh phu và chinh phụ vừa biểu đạt được tấm lòng chân thành, nỗi nhớ nhung vô hạn của người vợ nơi quê nhà.
Nhưng nỗi thương nhớ của người chinh phụ người ta còn thấy được cả dư vị của nỗi đau, sự ngậm ngùi, xót xa:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
Hai từ láy “thăm thẳm” và “đau đáu” đã biểu đạt trực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Ánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)