Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Phạm Văn Cộng | Ngày 26/04/2019 | 154

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:


UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
TRUNG TÂM GDNN - GDTX BÌNH XUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN LICH SU 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)


Thí sinh không sử dụng tài liệu
Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:..................................................Lớp 12A.............

Câu 1: Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là
A. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-Ngụy ở miền Nam.
B. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
C. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
D. khôi phục kinh tế ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Câu 2: Điểm giống nhau cơ bản giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Chiến tranh Cục bộ” là
A. đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
B. đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu.
C. đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
D. đều thực hiện âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”.
Câu 3: Điểm giống nhau giữa trận Điện Biên Phủ 1954 và trận “Điện Biên Phủ trên không” là
A. thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên mặt trận quân sự.
B. thắng lợi diễn ra tại Điện Biên Phủ.
C. thắng lợi mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống xâm lược.
D. thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên bàn đàm phán.
Câu 4: Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là
A. xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước.
B. củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
D. xây dựng đời sống mới cho nhân dân.
Câu 5: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1- 1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì
A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
C. ta không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.
D. miền Nam đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
Câu 6: Trận Vạn Tường thể hiện khả năng như thế nào của ta?
A. Không thể đánh thắng Mĩ về quân sự.
B. Chiến thắng quân Mĩ về quân sự trong Chiến tranh Cục bộ.
C. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận chính trị.
D. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao.
Câu 7: Ý nghĩa lịch sử của trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) là gì?
A. Đánh bại Mĩ về quân sự.
B. Được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam.
C. Buộc Mĩ chuyển sang chiến lược khác.
D. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
Câu 8: Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh Cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu?
A. Vạn Tường. B. Núi Thành. C. Chu Lai. D. Ba Gia.
Câu 9: Chiến lược quân sự của “Chiến tranh Cục bộ” là
A. “tìm diệt”. B. “tìm diệt” và “bình định”.
C. “bình định”. D. “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận”.
Câu 10: Cùng với thực hiện “Chiến tranh Cục bộ”, Mĩ
A. mở rộng chiến tranh sang Lào. B. mở rộng chiến tranh sang Cam pu chia.
C. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. cả Đông Dương.
Câu 11: Nhân dân miền Nam tiến hành phong trào “Đồng khởi” chống lại chính quyền Mĩ – Diệm là vì
A. nhân dân miền Nam đã có đường lối cách mạng đúng đắn.
B. chính quyền Mĩ – Diệm không chịu thi hành hiệp định Giơnevơ.
C. lực lượng cách mạng miền Nam đã trưởng thành.
D. chính quyền Mĩ – Diệm đàn áp đẫm máu nhân dân miền Nam.
Câu 12: Ưu thế về quân sự trong chiến tranh Cục bộ của Mĩ là.
A. quân số đông vũ khí hiện đại. B. nhiều xe tăng.
C. thực hiện nhiều chiến thuật mới. D. nhiều máy bay.
Câu 13: Chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau thất bại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Cộng
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)