Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Phạm Văn Cộng | Ngày 26/04/2019 | 146

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRUNG TÂM GDNN&GDTX
HUYỆN BÌNH XUYÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 308

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:..........................................................Lớp 12A …


Câu 1: Thắng lợi chính trị mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
B. Trung ương cục miền Nam được thành lập.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
D. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 2: Trong chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt”, chính quyền Mĩ - Diệm tập trung nhiều nhất vào việc
A. xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn.
B. mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
C. dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
D. mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc.
Câu 3: Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước
A. đã đánh cho “Mĩ cút, ngụy nhào”.
B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút, ngụy nhào”.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
Câu 4: Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật``
A. “tìm diệt” và “chiếm đóng”.
B. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
C. “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
D. “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh Việt cộng”.
Câu 5: Hãy xác định nội dung cơ bản,có ý nghĩa nhất của Hiệp định Pa-ri?
A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
C. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Câu 6: Vì sao, ngay sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhân dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất?
A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến còn phổ biến.
C. Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương kháng chiến lớn.
D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh để lại.
Câu 7: Nhân dân miền Nam tiến hành phong trào “Đồng khởi” chống lại chính quyền Mĩ – Diệm là vì
A. nhân dân miền Nam đã có đường lối cách mạng đúng đắn.
B. chính quyền Mĩ – Diệm không chịu thi hành hiệp định Giơnevơ.
C. lực lượng cách mạng miền Nam đã trưởng thành.
D. chính quyền Mĩ – Diệm đàn áp đẫm máu nhân dân miền Nam.
Câu 8: Chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng nào?
A. Quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
C. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.
Câu 9: Phương châm đánh địch của ta trong trận Điện Biên Phủ là
A. đánh công kiên, diệt đồn. B. đánh nhanh, thắng nhanh.
C. đánh lâu dài. D. đánh chắc, tiến chắc.
Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là
A. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
C. đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.
D. đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã miền Nam.
Câu 11: Tính đến năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Điều này chứng tỏ
A. phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam.
B. địa bản giải phóng được mở rộng.
C. chiến lược “chiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Cộng
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)