Kiem tra 1 tiet
Chia sẻ bởi Hoàng- Phượng |
Ngày 16/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: Kiem tra 1 tiet thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
PHẦN I – ĐỊA LÍ DÂN CƯ
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
-Nước ta có 54 thành phần dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
-Biết được số dân nước ta năm 2002. Tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
-Sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi đó.
-Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
-Đặc điểm của các loại hình quần cư và đô thị hoá nước ta.
-Đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
2/ Kĩ năng:
-Phân tích bảng số liệu thống kê và biểu đồ dân số.
-Vẽ biểu đồ cột, đường, hình tròn.
B - KIẾN THỨC CƠ BẢN :
I - Cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
1- Các dân tộc ở Việt Nam:
-Nước ta có 54 thành phần dân tộc khác nhau đang sinh sống. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc bản địa, có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng sống chung dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Mổi một dân tộc có một nét văn hoá riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc.
+ Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86% dân số cả nước, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp , công nghiệp, dịch vụ, KHKT … có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo .
+ Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và tham gia vào các hoạt động kinh tế- xã hội
+ Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2- Sự phân bố các dân tộc:
Trong 54 dân tộc của nước ta hiện nay có 04 dân tộc (Kinh, Chăm, Hoa, Khơme) phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở miền núi.
-Người Việt (Kinh) có mặt hầu hết ở khắp tỉnh thành trong cả nước. Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, làm các nghề thủ công tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông, biển và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
-Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các con sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về ANQP.
Trung du Miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông...
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đắc Lắc, người Gia –rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu Lâm Đồng…
Các tỉnh cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.
Em hãy tìm hiểu và cho biết các nét văn hoá đặc sắc sau đây phù hợp với dân tộc nào:
-Hát lượn, hát then Tày
-Múa xoè, múa quạt Thái
-Cồng chiêng, đàn Tơ nưng Gia rai, Ba na
-Hát si, Giao duyên Nùng
-Khèn, đàn môi Mông
-Lể hội Chônchơ nam Thơmây Khơ-me
-Lể hội Mbăng Ka tê Chăm
.
II- Số dân và gia tăng dân số:
1- Số dân: Việt Nam là quốc gia đông dân ( 80.9 triệu người – 2003 ), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới.
->Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Với dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào. Đồng thời đây còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên,
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
-Nước ta có 54 thành phần dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
-Biết được số dân nước ta năm 2002. Tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
-Sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi đó.
-Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
-Đặc điểm của các loại hình quần cư và đô thị hoá nước ta.
-Đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
2/ Kĩ năng:
-Phân tích bảng số liệu thống kê và biểu đồ dân số.
-Vẽ biểu đồ cột, đường, hình tròn.
B - KIẾN THỨC CƠ BẢN :
I - Cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
1- Các dân tộc ở Việt Nam:
-Nước ta có 54 thành phần dân tộc khác nhau đang sinh sống. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc bản địa, có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng sống chung dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Mổi một dân tộc có một nét văn hoá riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc.
+ Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86% dân số cả nước, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp , công nghiệp, dịch vụ, KHKT … có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo .
+ Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và tham gia vào các hoạt động kinh tế- xã hội
+ Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2- Sự phân bố các dân tộc:
Trong 54 dân tộc của nước ta hiện nay có 04 dân tộc (Kinh, Chăm, Hoa, Khơme) phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở miền núi.
-Người Việt (Kinh) có mặt hầu hết ở khắp tỉnh thành trong cả nước. Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, làm các nghề thủ công tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông, biển và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
-Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các con sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về ANQP.
Trung du Miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông...
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đắc Lắc, người Gia –rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu Lâm Đồng…
Các tỉnh cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.
Em hãy tìm hiểu và cho biết các nét văn hoá đặc sắc sau đây phù hợp với dân tộc nào:
-Hát lượn, hát then Tày
-Múa xoè, múa quạt Thái
-Cồng chiêng, đàn Tơ nưng Gia rai, Ba na
-Hát si, Giao duyên Nùng
-Khèn, đàn môi Mông
-Lể hội Chônchơ nam Thơmây Khơ-me
-Lể hội Mbăng Ka tê Chăm
.
II- Số dân và gia tăng dân số:
1- Số dân: Việt Nam là quốc gia đông dân ( 80.9 triệu người – 2003 ), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới.
->Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Với dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào. Đồng thời đây còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng- Phượng
Dung lượng: 452,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)