Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi trần thị phương | Ngày 19/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT SỬ 10, HK II, 2017-2018
I. Trắc nghiệm: 8 điểm
BÀI 13: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
Câu 1. Liên hệ với kiến thức phần lịch sử thế giới (thời nguyên thủy), trên đất nước Việt Nam đã tìm thấy dấu vết của
A. Loài vượn cổ B. Người tối cổ
C. Các công cụ bằng đá D. Người tinh khôn
Câu 2. Phương thức kiếm sống của người tối cổ là
A. Săn bắt, đánh cá B. Săn bắn, hái lượm, đánh cá
C. Săn bắt, hái lượm D. Trồng trọt và chăn nuôi
Câu 3. Xã hội nguyên thủy trên đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tức là tương ứng với sự xuất hiện của
A. người tối cổ B. người tinh khôn
C. xã hội có giai cấp và nhà nước D. loài vượn cổ
Câu 4. Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là
A. sống trong các thị tộc bộ lạc
B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước
C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính
D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai
Câu 5. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là
A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên
B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai
BÀI 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Câu 6. Nền văn hóa là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Văn Lang là
A. Văn hóa Hòa Bình B. Văn hóa Đông Sơn
C. Văn hóa Hoa Lộc D. Văn hóa Sa Huỳnh
Câu 7. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là
A. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân
B. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính
C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính
D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng
Câu 8. Cơ sở hình thành nhà nước Lâm Ấp - Champalà
A. Văn hóa Phùng Nguyên B. Văn hóa Hoa Lộc
C. Văn hóa Sa Huỳnh D. Văn hóa Bàu Tró
Câu 9. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
A. Các bức chạm nổi, phù điêu B. Các tháp Chăm
C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) D. Phố cổ Hội An
Câu 10. Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở văn hóa Óc Eo là
A. Vương quốc Chân Lạp B. Vương quốc Phù Nam
C. Vương quốc Óc Eo D. Vương quốc Lan Xang
Câu 11. Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là
A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
B. Chăn nuôi rất phát triển
C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển
Câu 12. Ý phản ánh nét tương đồng về văn hóa vủa các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam là
A. Có chữ viết từ sớm B. ở nhà sàn, ăn trầu và sùng tín Phật giáo
C. có tục nhuộm rang, săm mình D. chú trọng xây dựng đền tháp thờ thần
BÀI 15: THỜI BẮC THUỘC
VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X)
Câu 13. Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm
A. 179 TCN      B. 208 TCN
C. 111 TCN      D. 179
Câu 14. Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất quán nào?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
Câu 15. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)