Kiểm định chất lượng

Chia sẻ bởi Huỳnh Thiện Hải | Ngày 02/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Kiểm định chất lượng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.
3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
6. Viết báo cáo tự đánh giá.
7. Công bố báo cáo tự đánh giá.
Số: 83/2008/QĐ-BGDĐT QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng
cơ sở giáo dục phổ thông
Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông
Những điều cần lưu ý khi viết báo cáo; Cách viết 1 bản chiến lược phát triển
END
Số: 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v Hướng dẫn tự đánh giá
cơ sở giáo dục phổ thông
1. Mục đích tự đánh giá là nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Phạm vi của tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường theo từng tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá
1. Báo cáo tự đánh giá theo cấu trúc và hình thức thống nhất (Phụ lục 9). Đây là một văn bản ghi nhớ quan trọng để nhà trường cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Báo cáo cần mô tả ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động giáo dục, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành.
3. Kết quả tự đánh giá trình bày lần lượt theo các tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí cần có đầy đủ các phần: mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; tự đánh giá theo từng tiêu chí (đạt hoặc không đạt).
4. Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá (Phụ lục 5).
Viết báo cáo tự đánh giá
Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí được thực hiện thông qua Phiếu đánh giá tiêu chí (Phụ lục 4).
Phiếu đánh giá tiêu chí là tài liệu ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm công tác và là cơ sở để tổng hợp báo cáo tự đánh giá.
Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt.
Chỉ số được đánh giá là đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.
Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí
Thành lập Hội đồng tự đánh giá
1. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá nhà trường (xem Phụ lục 1).
2. Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 07 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng;
c) Thư ký là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của trường;
d) Các thành viên khác gồm: đại diện Hội đồng trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể;
Tiếp theo
3. Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác(mỗi nhóm có từ 2 đến 4 người).
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tự đánh giá:
a) xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập thông tin, minh chứng; đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá;
b) Yêu cầu lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá;
c) Đề nghị lãnh đạo nhà trường thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ việc triển khai hoạt động tự đánh giá (nếu cần thiết).
Thành lập Hội đồng tự đánh giá
1. Căn cứ các tiêu chí của tiêu chuẩn để tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.
- Thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
- Minh chứng là những thông tin gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt.
- Trong báo cáo tự đánh giá, các thông tin, minh chứng được mã hoá theo một quy tắc nhất định (Phụ lục 3)
2. Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và chính xác, được thu thập ở hồ sơ lưu trữ của trường, cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra phỏng vấn, quan sát các hoạt động trong nhà trường.
3. Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng, Hội đồng tự đánh giá phải làm rõ lý do trong báo cáo.
Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng
Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
Kế hoạch tự đánh giá (Phụ lục 2) do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt bao gồm các nội dung:
1. Mục đích và phạm vi tự đánh giá;
2. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;
3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động;
4. Xác định công cụ đánh giá;
5. Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; (Gợi ý)
6. Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).
Công bố báo cáo tự đánh giá
Dự thảo báo cáo tự đánh giá được công bố công khai trong thời gian 15 ngày làm việc tại cơ sở giáo dục phổ thông để lấy ý kiến góp ý. Hội đồng tự đánh giá thu thập, xử lý các ý kiến thu được và hoàn thiện báo cáo. Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá ký xác nhận vào bản báo cáo tự đánh giá; hiệu trưởng hoặc giám đốc của cơ sở giáo dục phổ thông ký tên, đóng dấu.
Công bố công khai báo cáo tự đánh giá; các thông tin và minh chứng phục vụ tự đánh giá được lưu trữ đầy đủ trong một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.
Số: 83/2008/QĐ-BGDĐT QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng
cơ sở giáo dục phổ thông
Việc tiếp theo
Công bố báo cáo tự đánh giá (TT)
Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá và nếu có đủ điều kiện theo Điều 7, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông thì đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
Nếu nhà trường chưa có đủ điều kiện theo Điều 7, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông thì gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản để báo cáo và có kế hoạch cam kết phấn đấu nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
Số: 83/2008/QĐ-BGDĐT QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng
cơ sở giáo dục phổ thông
Điều 7. Điều kiện đăng ký kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông
1. Trường tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên. Khuyến khích các trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia thực hiện tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có đủ các khối lớp học và có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục của lớp cuối cấp.
3. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Những trang đầu :

1- Trang bìa chính và trang bìa phụ

2- Danh sách và chữ ký
(thành viên Hội đồng tự đánh giá)

3- Mục lục

4- Danh mục các chữ viết tắt

5- Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá .
CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Xin trình bày thành 2 phần : Những trang đầu & Nội dung chính
Nội dung chính : (Phụ lục 10)
1. Phần I. Cơ sở dữ liệu của nhà trường
2. Phần II. Tự đánh giá
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ : Mục đích, lý do tự đánh giá.
2.3 TỔNG QUAN CHUNG : Tóm tắt tổng thể về trường
2.4 TỰ ĐÁNH GIÁ : Chi tiết lần lượt tất cả tiêu chí, tiêu chuẩn.
2.5 KẾT LUẬN :
2.5.1. Số lượng và tỉ lệ % chỉ số đạt và không đạt
2.5.2. Số lượng và tỉ lệ % tiêu chí đạt và không đạt
2.5.3. Cơ sở giáo dục tự đánh giá
2.5.4. Các kết luận khác.
2.6 KIẾN NGHỊ (nếu có):
3. Phần 3. Phụ lục
Tập hợp toàn bộ các số liệu của bản báo cáo
Phụ lục
Đây là phần cuối của báo cáo tự đánh giá, tập hợp toàn bộ các số liệu của bản báo cáo (các bảng biểu tổng hợp, thống kê; danh mục mã hoá các minh chứng, các hình vẽ, bản đồ,...).
Phần đặt vấn đề cần thể hiện rõ:
- Bối cảnh chung của nhà trường như thông tin về cơ sở vật chất, vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, tài chính,...ảnh hưởng đến tình hình chung của nhà trường.
- Mục đích, lý do tự đánh giá, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá.
Kết quả của quá trình tự đánh giá, những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá.
Ví dụ
KẾT LUẬN
- Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt.
- Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt.
- Cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng giáo dục mà nhà trường đạt được theo Điều 24, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008.
- Các kết luận khác. Ví dụ
TỔNG QUAN CHUNG
Tóm tắt tổng thể về trường :
- Sự tham gia của các thành viên trong trường
- Cách thức tổ chức tự đánh giá
- Mục đích tự đánh giá, lợi ích trường sẽ thu được.
- Bối cảnh của trường (cơ sở vật chất, quản lý chất lượng giáo dục, tài chính,..).
- Những phát hiện chính trong quá trình tự đánh giá.
- Các chủ đề và các ý kiến quan trọng của báo cáo tự đánh giá.
Xem ví dụ
Quy định format viết báo cáo
- Phông chữ và cỡ chữ: Khổ giấy A4, Font: Times New Roman, .vntime, cỡ chữ 14
- Cách lề:
- Lề trên: 2 cm
- Lề dưới: 2 cm
- Lề trái: 3 cm
- Lề phải: 2 cm
- Khoảng cách giữa các dòng: 1,5 line
- Đánh số trang ở dưới, bên phải
(Xem phụ lục 9)
Phiếu đánh giá tiêu chí
1. Mô tả hiện trạng
Mô tả đầy đủ, chi tiết, trung thực, khách quan hiện trạng hoạt động của trường theo tiêu chí.
Mô tả phải ngắn gọn, súc tích, không quá chi tiết nhưng cụ thể, bảo tính khái quát.
Sau mỗi mô tả phải có mã minh chứng kèm theo.
Tiếp theo
Phiếu đánh giá tiêu chí
2. Điểm mạnh:
Những điểm mạnh nổi bật của trường trong đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí. Tránh nhầm lẫn điểm mạnh với thuận lợi, cơ hội.
Tiếp theo
Phiếu đánh giá tiêu chí
3. Điểm yếu:
Nêu điểm yếu nổi bật của trường. Đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó.
Tiếp theo
Phiếu đánh giá tiêu chí
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Kế hoạch phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, phải cụ thể và thực tế có tính khả thi (có giải pháp, thời gian..).
Tiếp theo
Phiếu đánh giá tiêu chí
5. Tự đánh giá:
Đạt hoặc không đạt. Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số đều đạt.
Lưu ý :
Mỗi tiêu chuẩn có phần mở đầu (ngắn gọn): phần này mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuẩn (không lặp lại trong phần phân tích các tiêu chí)
Sau khi tự đánh giá lần lượt từ tiêu chí 1 đến tiêu chí cuối cùng của mỗi tiêu chuẩn, phải có những kết luận chung cho mỗi tiêu chuẩn (mỗi tiêu chuẩn có kết luận không quá 01 trang - Xem Phụ lục 10).
Những điều lưu ý khi viết Báo cáo
1. Không viết kiểu báo cáo thành tích, mang tính chung chung, tán dương, ca ngợi chủ quan.
2. Lập luận trong báo cáo không chặt chẽ, thiếu thông tin và minh chứng thuyết phục.
3. Chưa có sự phân tích sâu về nội hàm của tiêu chí, chưa nêu bật đặc trưng của tiêu chí.
4. Các phần của báo cáo tiêu chí không được mâu thuẩn nhau.
5. Kế họach hành động phải nêu các biện pháp để khắc phục được tồn tại, không viết kiểu “chỉ thị”. Cần nói rõ các nguồn lực và thời gian. Lãnh đạo đơn vị phải duyệt trước phần này.
Tiếp theo
Những điều lưu ý khi viết Báo cáo (tt)
6. Minh chứng phải phù hợp với nội hàm tiêu chí và có tính thuyết phục cao (viết như kiểu luận án)
7. Văn phong trong toàn bộ báo cáo phải cùng một lối hành văn thống nhất. Giảm thiểu tối đa lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
8. Lưu ý kỹ năng của người viết báo cáo. Cần có sự trao đổi thường xuyên trong nhóm công tác theo từng tiêu chí.
9. Huy động tối đa trí tuệ của Hội đồng TĐG, đặc biệt là Ban Giám hiệu để góp ý, bổ sung cho báo cáo.
Ví dụ : phân tích
Cấu trúc Bản KH chiến lược
Mở đầu :Giới thiệu nhà trường
Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường
Tuyên bố sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn
Mục tiêu và các giải pháp chiến lược
Các chương trình hành động chiến lược
Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục (Bản đồ qui hoạch, Các chỉ số về
dự báo qui mô phát triển…)
Phê duyệt kế hoạch (xem mẫu)
Chiến lược phát triển 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020)
Khái niệm về Chiến lược phát triển nhà trường
Chiến lược
Năng lực chính
Tầm nhìn /
Mục tiêu
Chiến lược
... Cầu vượt qua sông gập ghềnh...
Xin cảm ơn
Chúc các anh chị hoàn thành tốt công việc !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thiện Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)