Kĩ thuật soạn đề trắc nghiệm Solo ở TH

Chia sẻ bởi Lê Phước Tâm | Ngày 02/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Kĩ thuật soạn đề trắc nghiệm Solo ở TH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG TẬP HUẤN
CHƯƠNG TRÌNH TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN SOLO
1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan, các ưu điểm, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan.
2. Solo và các phương pháp khác
3. Kĩ thuật soạn trắc nghiệm khách quan solo
4. Cấu trúc hoá bộ đề trắc nghiệm Solo
5. Thực hành soạn bộ đề TNKQ cho hai môn Toán và Tiếng việt
TNKQ là loại kiểm tra khách quan hóa việc đánh giá kết quả. Đánh giá không phụ thuộc vào quan điểm của người chấm.
Tự luận và các trắc nghiệm có kết thúc mở không phải TNKQ. Chúng là những trắc nghiệm chủ quan.
Trắc nghiệm trả lời - ngắn nếu soạn có kĩ thuật cũng có thể đạt được độ khách quan nào đó ở khâu đánh giá. Đó là trẳc nghiệm bán - khách quan.
ĐỊNH NGHĨA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Kiểu loại TNKQ
Đúng/ sai
Đa lựa chọn
Cặp tương ứng
Điền (bán khách quan)
Trả lời ngắn (bán khách quan)
CÁC ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Ưu điểm
Độ quét kiến thức và kĩ năng rộng hơn nhiều so với đề tự luận.
GD ở cấp cơ sở sử dụng kết quả từ TNKQ thích hợp hơn:
kiểm tra được từng cá nhân HS.
TNKQ dễ cho điểm, đáng tin cậy và dễ làm việc với thống kê.
TNKQ thích hợp cho kiểm tra diện rộng  tự động hóa chấm điểm.
Đề TNKQ ngắn nên:
gộp lại thành một hệ trắc nghiệm  tăng độ tin cậy.
trải ở nhiều chủ đề  nhiều thông tin hơn
TNKQ nếu soạn đúng kĩ thuật và chất lượng thì sẽ tốt hơn hình thức tự luận.
Nhược điểm TNKQ
Loại đa lựa chọn đòi hỏi HS nhận ra câu trả lời đúng mà không buộc nhớ và tự soạn ra câu trả lời.
TNKQ quá tập trung vào kĩ năng đọc. Nhấn mạnh quá đáng vào đọc vô tình làm giảm hiệu lực kĩ năng viết.
Để tạo nên tình huống cho lựa chọn, TNKQ cung cấp số câu trả lời sai gấp 3, 4 lần câu đúng. Câu trả lời sai có vẻ ngoài hợp lí. TNKQ vô tình tạo môi trường truyền bá thông tin sai  phản nguyên tắc giáo dục trẻ em.
Người soạn TNKQ thường chủ quan, vì cho là một công việc dễ dàng  bộ đề thường rời rạc, chuyên biệt, không bao quát. Chưa quan tâm đúng mức các loại TNKQ cần kĩ năng phân tích, tổng hợp
Khuyến khích HS đoán mò, nhất là loại đúng/ sai.
Hoạt động 1 của học viên
3 phương pháp chính:
Phương pháp phân loại Bloom
Phương pháp phân loại Marton
Phương pháp phân loại SOLO (của Biggs)
Phân loại Bloom
Phân loại mục tiêu giáo dục dựa trên kết quả đạt được của mục tiêu học tập.
Do B. Bloom, nhà tâm lí giáo dục học ĐHTH Chicago (1956).
Mục tiêu giáo dục gồm 3 lĩnh vực:
Nhận thức
Tác động
Vận động
Mỗi lĩnh vực đều được cấu trúc đa cấp đi từ thấp đến cao  cấu trúc tầng bậc: kết quả cấp thấp hơn được lũy tích vào cấp cao hơn.
Một nền giáo dục toàn diện phải bao gồm được cả 3 lĩnh vực.
Các phân loại trên thế giới (kể cả Mĩ) thường chỉ mới thể hiện được cấu trúc đa cấp ở lĩnh vực Nhận thức.
Phân loại BLOOM: Nhận thức
6. Định giá
5. Tổng hợp
4. Phân tích
3. Áp dụng
2. Thông hiểu
1. Nhận biết (Kiến thức)

Phân loại BLOOM: Tác động
Phân loại BLOOM: Hoạt động
Phân loại Marton
Marton, F. & Säljö 1976
Cơ sở đánh giá dựa trên:
Phong cách học tâp
Cách tiếp cận với học tập
Phân loại 2 kiểu học tập:
Học tập nông: tái tạo kiến thức theo kiểu lặp lại nguyên văn. Kiến thức trình diễn lại cho người dạy và người kiểm tra
Học tập sâu: tập trung vào việc để hiểu kiến thức. Kiến thức được tiêu hóa vì cốt thỏa mãn chính người học
Phân loại SOLO
Tiền cấu trúc
Đơn cấu trúc
Đa cấu trúc
Liên hệ
Trừu tượng mở rộng
Các mức về lượng
Các mức về chất
CẤU TRÚC SO LO
Phân loại SOLO: Tiền cấu trúc
Chỉ nhận thức được thông tin rời rạc.
Không thể hiện một chút hiểu biết nào và cũng không có tiếp cận nào cho thấy đã nhận biết được những mảnh rời rạc thông tin.
Không cho điểm.
Phân loại SOLO : Đơn cấu trúc
Xây dựng được các nối kết đơn giản và rõ ràng nhưng không nắm được ý nghĩa của các nối kết này.
Bộc lộ ra được sự thông hiểu cụ thể, sơ giản về chủ đề. Có nối kết đơn giản và rõ ràng nhưng không hiểu được ý nghĩa của việc mở rộng hơn nữa các nối kết, liên hệ này.
Phân loại SOLO: Đa cấu trúc
Có được một số nối kết, nhưng chưa hiểu được ý nghĩa, chức năng của các nối kết ấy. (Chính cái quan hệ chức năng ấy mới là cái có ý nghĩa đối với một chỉnh thể).
Hiểu được một vài thành tố nhưng rời rạc. Đã tạo ra được một số mối dây liên hệ để nối kết nhưng vẫn chưa xác định được ý nghĩa chung của cả cái chỉnh thể này. Không tổ chức được các ý tưởng và khái niệm về chủ đề và chưa nối kết chúng lại được với nhau.
Phân loại SOLO: Liên hệ
Có khả năng đánh giá được ý nghĩa của các bộ phận trong mối liên quan với chỉnh thể.
Chỉ ra được nối kết giữa thực tế với lí thuyết, hành động với mục đich
Có thể nhận ra những bộ phận nào đã được tích hợp vào chỉnh thể
Hiểu và trình bày ra được cách thức đã hợp nhất các bộ phần vào chỉnh thể.
Có thể áp dụng cách giải thích này cho những trường hợp tương tự khác
Phân loại SOLO: Trừu tượng mở rộng
Nhận thức được các mối liên hệ không chỉ có trong một khu vực cụ thể mà còn ở những khu vực khác nữa.
Có khả năng khái quát hóa và chuyển các nguyên lí và ý tưởng đã đạt được cho các trường hợp thực tế khác.
Có thể ngoại suy, mở rộng ra ngoài kiến thức đã học.
Hoạt động của học viên
Thử thiết kế câu hỏi TNKQ theo phương pháp SOLO:
a. Bộ môn Toán
b. Bộ môn Tiếng Việt
Mỗi nhóm 3 câu gồm các cấp độ: Đơn cấu trúc, Đa cấu trúc, Liên hệ mở rộng.
KĨ THUẬT SOẠN TNKQ SOLO
Tiêu chuẩn nội dung
Tiêu chuẩn hình thức 1: Câu hỏi
Tiêu chuẩn hình thức 2: Câu trả lời
Hoạt động của học viên
Tiêu chuẩn nội dung
Cấu trúc câu hỏi TNKQ
Tìm từ đồng nghĩa với vị thành niên?
phụ nữ
thiếu niên
thanh niên
đàn ông
Trả lời đúng
Nhiễu
Thân câu hỏi
Tiêu chuẩn hình thức 1
A. HỎI
1. Không lặp nguyên văn bài học trong các câu hỏi
2. Hạn chế soạn câu hỏi có thân theo lối phủ định.
3. Không dùng câu hỏi làm rối trí HS.
4. Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ ràng vấn đề.
5. Hình thức câu hỏi không chi phối, ảnh hưởng đến phần thân.
6. Phần thân chứa được càng nhiều phần hỏi càng tốt. Các đoạn lặp lại phải đưa vào thân câu hỏi hơn là đầu câu trả lời.
7. Không dùng câu hỏi mang nội dung chính trị, tôn giáo hoặc quảng cáo..., ngoài phạm vi GDTH.
8. Không dùng câu hỏi móc xích: trả lời đúng câu hỏi trước mới đến được câu hỏi tiếp theo
9. Không dùng câu hỏi đa lựa chọn nếu các dạng đúng/ sai, điền, cặp tương hợp... thích hợp hơn.
Tiêu chuẩn hình thức 2
Hoạt động 2 của học viên
1. Thử đưa ra bộ câu hỏi TNKQ của một môn học và tập nhận diện các thành phần cấu trúc đặc trưng có trong đó.
Hoạt động 3 của học viên
1. Phân tích bộ câu hỏi TNKQ đã soạn. Thử xem chúng đã thực sự đạt chuẩn theo Thông tin 3 chưa?
2. Chuẩn bị bộ đề TNKQ SOLO theo môn học và bảo vệ trước lớp.
Cấu trúc hóa Bộ đề TNKQ SOLO
Cấu trúc hóa Bộ đề TNKQ SOLO
Công thức cấu trúc bộ đề cho một môn:
N x n x H
Trong đó:
N: Số nhóm (mạch) KT - KN bộ môn
n: Số tiểu nhóm trong 1 mạch KT – KN
H: số câu hỏi cho một tiểu nhóm.
Tổng câu hỏi TNKQ cho lớp 3 là 36 và cho lớp 5 là 60.
Cấu trúc hóa Bộ đề TNKQ SOLO
Tỉ trọng các kiểu câu hỏi được xác định trên đặc điểm loại biệt về mức nhận thức theo SOLO và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS.
Cấu trúc hóa Bộ đề TNKQ SOLO
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
CHIA NHÓM SOẠN BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM HAI MÔN TOÁN, TIẾNG VIỆT

+ Môn Tiếng việt : 35 câu và một đề TLV tương đương 15 câu
+ Môn toán : 50 câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)