Ki thuat nuoi cua thuong pham

Chia sẻ bởi Huỳnh Phi Thuật | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: ki thuat nuoi cua thuong pham thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Trường đại học Bạc Liêu
Khoa Nông Nghiệp
Nhóm 8:

1. Nguyễn Thu Nguyên
2. Huỳnh Thanh Chúc
3. Huỳnh Phi Thuật
4. Nguyễn Lý Thông
5. Nguyễn Hoàng Chung



Môn: Kỹ thuật sản xuất và nuôi giáp xác
Gv: Tiền Hải Lý
Chuyên đề:
KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN (Scylla paramamosain)
THƯƠNG PHẨM
NỘI DUNG:
1. GIỚI THIỆU
2. KỸ THUẬT NUÔI:
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) có kích thước lớn, được coi là loại đặc sản bởi hàm lượng mỡ thấp, prôtêin cao, dồi dào về khoáng vi lượng và vitamin, đặc biệt là những con cua cái có buồng trứng ở giai đoạn đang phát triển tốt. Cua xanh sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, phân bố ở biển Ấn Ðộ - Tây Thái Bình Dương, là đối tượng nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế ở nhiều nước.
1. GIỚI THIỆU
Việt Nam có nguồn lợi cua biển phong phú, những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng nên cùng với nghề khai thác cua tự nhiên, nguồn cua giống đã được sản xuất nhân tạo đưa nghề nuôi cua đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, mô hình nuôi một vụ cua và một vụ tôm sú được ứng dụng rộng rãi, nó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và phần nào hạn chế được dịch bệnh tôm.
Cua xanh (Scylla paramamosain, Estampador,1949) là một trong những đối tượng nuôi thủy sản nước lợ có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Cua xanh là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với khả năng đầu tư của các hộ gia đình.
Con cua được xem là đối tượng nuôi xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Đa số người dân nuôi cua chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.Nhằm giúp bà con nắm bắt được kỹ thuật nuôi cua hoàn chỉnh, xin giới thiệu Quy trình nuôi cua thương phẩm trong ao đất như sau:
2.1 NUÔI CUA TRONG AO ĐẤT:
2.1.1 Lựa chọn địa điểm:
Một đầm hay ao nuôi tôm tốt nên có các đặc điểm như:
+ Gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước
+ Nền đáy ao, đầm nên là loại đất thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 20cm)
+ Đất và nước ít bị nhiễm phèn
+ Độ mặn từ 10-25ppm và nhiệt độ từ 28-330C.
2. KỸ THUẬT NUÔI
2.1.2 Thiết kế ao nuôi:
Tùy theo địa hình mà ta có thể thiết kế ao nuôi với hình dạng khác nhau như: hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Tùy vào diện tích đất mà diện tích ao sự thay đổi trong khoãng 500 – 5000m2, độ sâu 0,8 – 1,2m với bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt 1 – 1,5m và cao hơn mức nước triều cường ít nhất 0,5m.
2.1 NUÔI CUA TRONG AO ĐẤT:
Bờ ao được đắp bằng đất (cũng có thể xây gạch nếu có khả năng đầu tư), bờ cần được nén kỹ để chóng mội, rò rỉ và sạt lỡ. Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước...và đặt hơi nghiêng vào ao một góc khoãng 450 để cua không thoát ra được.
1.2 Thiết kế ao nuôi:
H ao
Hướng xây ao: nằm thuận hướng gió, ao có cống (cống làm bằng xi măng) cấp và thoát để đảm bảo cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên có hình chữ V. Mương có độ dốc xuôi từ cống cấp đến cống tiêu nước. Cống thoát đặt sát đáy ao.
Trong ao tạo nhiều gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10- 100m2 tùy diện tích ao (nhằm tạo nơi trú ẩn nhất là những lúc cua lột xác).
2.1.2 Thiết kế ao nuôi:

Lưới rào cua
Máy bơm nước
Thau, xô
Bộ test pH, NH4/NH3
Máy đo độ mặn
Nhiệt kế
Máy đo oxy
2.1.3 Dụng cụ:
2.1 Cải tạo ao:








Tháo cạn nước
Bón vôi
Phơi đáy ao
Lấy nước vào ao
Tùy từng loại và pH đất
5 -7 ngày
đến khi đáy nứt chân chim
qua lưới chắn cá tạp
thả tạo giá thể
tạo nơi trú ẩn cho cua
Bảng 2.1 : Tương quan giữa lượng vôi bón để cải tạo ao và pH đất



2.1.2 Gây màu nước:
Phân hữu cơ: DAP 2kg/1000m2
Ngoài ra có thể dùng phân gà để bón cho ao. Phân được hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao vào lúc 9 -10h sáng.
Khi màu nước ao nuôi đã đạt yêu cầu (vàng nâu hoặc nâu lục), độ trong đạt 30 - 40cm thì được.


2.1.3 Các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi:
2.1.3. Con giống:
Phương pháp chọn giống:
Nguồn giống là nguồn cua sản xuất nhân tạo: cua bột khỏe mạnh, đồng cỡ, màu sắc tươi sáng, có đủ các bộ phận.
Hình???
Mật độ thả:
Với cua nhân tạo: cua bột ương tới kích thướt 1,5 – 2cm thì mật độ nuôi thích hợp nhất là 1 con/m2.
Nên thả thêm cá rô phi vào ao nuôi với mật độ 0.05 con/m2 để tận dụng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi. Thả cá sau khi thả cua 1-2 tháng.
Phương pháp thả giống:
Nên thả cua vào lúc mát trời, cua được thả ở nhiều điểm khác nhau trong ao, thả cua sát mép nước để cua tự bò, cũng có thể thả cua trên bãi để cua tự bò xuống nước. Những con yếu thường nằm tại chỗ hoặc bò chậm, ta thu lại cho vào giai để theo dõi và thả sau.
Lưu ý:
Trước khi thả cua cần chú ý sự chênh lệch độ mặn (đối với cua giống mua từ trại sinh sản nhân tạo), nếu độ mặn quá chênh lệch cần tiến hành thuần hoá rồi mới thả. Nên thả vào lúc nhiệt độ còn thấp (7 – 9 giờ sáng). Thả giống tập trung, không nên kéo dài thả giống vì rất dể làm phân đàn, chênh lệch kích thước, trọng lượng dẫn đến hiện tượng cua ăn thịt lẫn nhau nhất là lúc đói, thiếu thức ăn…
2.1.4. Thức ăn và cách cho ăn:
* Cho ăn 2 tuần đầu tiên:
Nguyên liệu:
Cá tạp: 95%,
Dầu mực: 1%
Trứng gà: 3%
Khoáng vi lượng, Vitamin: 1%
Tất cả nguyên liệu được trộn đều và xay nhỏ sau đó hấp cách thủy .
Thức ăn được chà qua lưới thưa và rải đều khắp ao.
Ngày cho cua ăn 4 lần vào các thời điểm: 8h, 11h, 17h và 22h.
2.1.4. Thức ăn và cách cho ăn:
* Cho ăn 2 tuần đầu tiên:
Liều lượng cho ăn: lượng cho ăn đối với 5.000 cua giống
Tuần 1: 2 – 4 kg/ngày
Tuần 2: 5- 6 kg/ngày
2.1.4. Thức ăn và cách cho ăn:
* Cho cua ăn sau 2 tuần:
Thức ăn chủ yếu là cá tạp. Mỗi ngày cho cua ăn 4 lần vào 8 giờ, 11h,17 giờ, 22 giờ. Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng lượng cua, cho cua ăn với lượng nhiều vào buổi chiều tối.
2.1.4. Thức ăn và cách cho ăn:
* Cho cua ăn sau 2 tuần:
Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua.
Sau thời gian 16 tuần tùy lượng cua còn lại (lúc này ta có thể thu tỉa bắt cua tăng trọng nhanh) trong ao theo từng thời điểm mà cho ăn phù hợp.
2.1.5. Quản lý môi trường nước:
Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống hằng ngày cần thay nước thường xuyên. Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần. Khi thay nước nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm.
4.3 Quản lý môi trường nước:

Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt nhanh lớn.
Định kỳ 15 ngày bón vôi (CaCO3, Dolomite), nhằm ổn định các yếu tố môi trường: pH, độ kiềm giúp cho cua sau khi lột xác nhanh cứng vỏ.
2.1.5 Quản lý môi trường nước:
Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố: độ pH, lượng oxy hòa tan, NH3, H2S, độ mặn, nhiệt độ ...để có biện pháp xữ lý kịp thời.
4.3 Quản lý môi trường nước:
Phương pháp kiểm tra cụ thể như sau :
w

2.1.5 Quản lý môi trường nước:
Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Cho nên việc thay nước và thường xuyên kiểm tra môi trường rất có ý nghĩa.
* Theo dõi tăng trưởng
- Định kỳ bắt cua cân đo, xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.
- Trong điều kiện môi trường và dinh dưỡng thích hợp, cua sẽ lột xác tăng trưởng ở tháng đầu tiên sau 6-7 ngày. Càng về sau thời gian giữa 2 lần lột xác càng kéo dài.
Kiểm tra thấy đến kỳ lột xác mà cua chưa lột được thì tùy theo nguyên nhân môi trường hay dinh dưỡng mà có giải pháp cho phù hợp.
* Công tác bảo vệ chống thất thoát
- Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
- Khi cua nuôi được 3-4 tháng thì cua hay bò ra khỏi ao. Thông thường cua bò ra khỏi ao là do một trong các nguyên nhân sau đây: mật độ cua quá dày, cua thiếu thức ăn, thời tiết thay đổi.
* Kiểm tra mật độ cua nuôi trong ao:
Dùng lưới ví 5 điểm khác nhau ( 4 góc và 1 ở giữa ao, mỗi điểm có diện tích từ 4-5m2 ) rồi bắt sạch cua ở mỗi điểm.

Mật độ cua trong ao được xác định bằng công thức sau:
A = (B x S) / S5đ
M = (M5đ / B) x A
Trong đó:
A: Tổng số cua trong ao (con)
S: Diện tích ao (m2)
B: Tổng số cua bắt được ở 5 điểm (con)
S5đ: Tổng diện tích 5 điểm đã chọn (m2)
M: Khối lượng cua trong ao (kg)

2.1.6 Thu hoạch:
Sau thời gian nuôi 5- 6 tháng cần thu hoạch toàn bộ.
Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên. Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch cua để bán, có thể thu tỉa bằng cách thả rập.Sau đó tiến hành thu toàn bộ: khi cua giống đều đạt kích cỡ yều cầu, thu hết giá thể mà cua trú ẩn, rồi tiến hành xả cạn bắt cua.
Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn.
Cua thương phẩm được trói càng bằng bẹ chuối, hay dây lát ngâm nước để giữ ẩm cho cua.
Cua trói càng được xếp vào thùng , giữ ẩm và chuyển đến nơi tiêu thụ.
2.2 Nuôi cua lồng:
2.2.1 Thiết kế ô lồng nuôi cua
Loại lồng nhỏ (hình khối hộp vuông):
Dùng để nuôi cua bột lên cua giống.
Lồng làm bằng nhựa dẻo tổng hợp, kích thước ô lồng: dài 20 cm, rộng 20 cm, cao 40 cm.
Xung quanh lồng và hai mặt đáy có các lỗ thoáng hình tròn hoặc hình vuông có diện tích 0,5 - 1 cm2/lỗ thoáng; kích thước các lỗ thoáng hình chữ nhật 0,9 x 0,7 cm. Khoảng cách giữa các lỗ thoáng 0,7 cm.
Mặt đáy có ít lỗ thoáng hơn.
2.2 Nuôi cua lồng:

2.2.1 Thiết kế ô lồng nuôi cua
Loại lồng lớn (hình khối chữ nhật):
Dùng để nuôi cua thương phẩm (cua thịt, cua lột và cua gạch).
Lồng làm bằng nhựa dẻo tổng hợp. Kích thước: dài 27 cm, rộng 20 cm, cao 40 cm.
Kết cấu, tương tự loại lồng nhỏ.
Cách ghép các lồng thành bè nuôi cố định trên mặt nước:
Dùng hai ống nhựa hoặc hai thanh tre thẳng (gọi là khung giàn lồng nuôi cua) để cố định các lồng thành bè lồng, khung có đường kính 2cm, có chiều dài sao cho buộc được 9 - 10 lồng thành một bè. Mỗi cạnh bên của lồng được buộc với khung bè, khoảng cách giữa các lồng được buộc cách nhau 10 - 20cm.
Cách ghép các lồng thành bè nuôi cố định trên mặt nước:
Giàn lồng được cố định sao cho cách đáy biển hoặc đáy đầm nuôi 15cm. Ghép 7 - 10 giàn lồng thành một bè lồng, khoảng cách giữa hai giàn liên tiếp 20 - 25cm.
Các bè nuôi được cố định chắc chắn bằng cọc tre và dây neo tạo thành một hệ thống các bè nuôi.
2.2.2 Chuẩn bị ao đầm
Tương tự trong ao đất
Sau khi bón phân 4 - 7 ngày, thả cua giống vào các ô lồng nuôi cua.
2.2.3 Chọn giống và thả giống:
Phương pháp thả giống
Thực hiện thả cua giống: Mở từng lồng nuôi, cho cua giống vào một lồng rồi tiến hành buộc chặt hai nửa lồng lại với nhau bằng dây thép không gỉ hoặc dây nilon. Kiểm tra mối buộc để cua giống không thoát ra ngoài.
Thả giàn lồng xuống đầm nuôi: Trước khi thả giàn lồng cua giống xuống đầm nuôi nên phun nước của đầm vào các lồng nuôi, thời gian phun nước khoảng 3 - 5 phút để cua thích nghi với môi trường (nhiệt độ) nước của đầm.
2.2.4 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ lồng nuôi cua, dùng bàn chải nhựa cọ nhẹ mặt ngoài ô lồng, tránh làm cua sợ và làm đục nước vùng nuôi cua.
Thay nước đầm nuôi theo thủy triều: mỗi lần thay 20 - 30% lượng nước trong lồng.
2.2.4 Chăm sóc và quản lý
Quản lý thức ăn
Thức ăn có 2 loại: Thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du được tạo bằng cách bón phân gây màu nước. Thức ăn chế biến là nguồn thức ăn chính, bao gồm các loại bột, cám, thịt, cá tạp, tép mọi... xay nhỏ, sau đó tạo thành viên.
Đối với cua lột: trước khi thả cua lột, áp dụng một số kỹ thuật kích thích lột xác, cho cua ăn đủ số lượng và chất lượng, cua tích lũy các chất dinh dưỡng và sữa khi lột xác, các phần phụ bị tổn thương sẽ được phục hồi.
Đối với cua gạch: khẩu phần thức ăn của cua gạch hàng ngày lớn hơn 20% trọng lượng cua, mỗi ngày cho cua ăn 2 - 3 lần vào sáng sớm, chiều mát và lúc đêm.
2.2.5 Thu hoạch
Khi trọng lượng cua đạt cỡ 200 gam/con trở lên có thể thu hoạch. Nên chọn những giàn lồng có cua đủ tiêu chuẩn kích thước theo yêu cầu thị trường Dùng dây chuối ngâm nước, dây cói dập ngâm nước hoặc dây nilon mềm để buộc 2 càng và chân cua, không cho cua cử động và cắp lẫn nhau, xếp các con cua đã buộc vào lồng tre, bên trên phủ bao gai, rong biển hay vải ướt để giữ cho cua được mát và ẩm.

Ngoài ra còn các hình thức nuôi cua khác như:
Nuôi cua lột
Nuôi cua gạch
Nuôi cua óp lên cua chắc
2.3 Bệnh cua:
2.3.1 Phương pháp phòng bệnh:
Trong thời gian nuôi khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua : cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.
5.2 Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
5.2.1. Bệnh nổi hạt đốm trắng – đen
5.2.2 Bệnh đen mang
5.2.3 Bệnh Đốm trắng - Vàng trên vỏ
5.2.4 Bệnh teo các chân
5.2.1. Bệnh nổi hạt đốm trắng – đen
Hiện tượng: Trên thân có những đốm trắng đôi khi có cả những đốm đen, Cua bị bệnh bỏ ăn, yếu, không lột xác được, rêu và tảo bám trên mai, yếu dần rồi chết.
Nguyên nhân: Do 4 loài ốc (là nguồn gây bệnh) sống ở vùng nước nóng, độ mặn thấp trong vùng triều cửa sông. Các loại ốc này thải vào nguồn nước các ấu trùng của vi khuẩn thường là các vi sinh vật thuộc nhóm lá gan và sau đó lây nhiễm vào cua. Giai đoạn đầu, rất ít khi phát hiện được nếu không có kính hiển vi.
5.2.1. Bệnh nổi hạt đốm trắng – đen
Phòng trị:
Tắm cho Cua bằng sulfat đồng nồng độ 0.5g/m3 có sục khí, thời gian chữa trị kéo dài 8 - 10 ngày.
Rải vôi bột thường xuyên để diệt khuẩn và tiệt trùng.
5.2.2 Bệnh đen mang
Hiện tượng: mang cua có những đốm đen, các tơ và áo mang chuyển màu đen một thời gian mang có mùi rất tanh, thối từng phần cho tới toàn bộ mang Cua. Thân Cua bị bệnh phần vỏ ngoài có các đốm đen, sau đó gây mù mắt. Bệnh xuất hiện cả giai đoạn Cua con và Cua trưởng thành. Sau khi mắt bệnh Cua bỏ ăn, gây yếu, hô hấp kém nằm im không hoạt động.
Nguyên nhân: Do các ký sinh trùng sán lá đơn chủ xuất hiện nhiều sau khi nước có độ mặn thấp hoặc sau khi có mưa lớn, Sán lá đơn chủ trắng nhỏ như sợi tơ đục thủng mang gây hoại tử mang Cua. Nấm, Vi khuẩn dạng sợi, hay khi nồng độ các khí độc Amoniac và Sulfua hydro cao trong môi trường đầm nuôi.
5.2.2 Bệnh đen mang
Phòng trị:
Tắm cho Cua bằng Formol với nồng độ 16 – 30 ml/m3 nước trong 15 - 20 phút, có sục khí, thời gian điều trị 6 - 8 ngày.
Tắm cho Cua bằng dung dịch Sulfat đồng với nồng độ 0,6 g/m3, mỗi lần tắmngâm trong 6 - 8 phút có sục khí. Thời gian chữa trị 6 - 8 ngày.
Dùng vôi bột để diệt các ký sing trùng, vi khuẩn. Khi có dấu hiệu bệnh hoặc thời tiết xấu, mà kéo dài dùng kháng sinh Norfloxacin, Nalidixicacid, Ciprofloxacin trộn vào thức ăn với liều 40– 50 g/kg thức ăn để phòng bệnh. Thời gian phòng bệnh 6 - 8 ngày.
5.2.3 Bệnh Đốm trắng - Vàng trên vỏ
Hiện tượng: Trên mai và yếm xuất hiện đốm trắng - vàng.Cua gầy yếu, chậm lột xác hoặc lột xác kéo dài, Cua bỏ ăn rồi chết.
Nguyên nhân: Phải phân biệt nguyên nhân bệnh gây ra chỉ là dấu hiệu của việc no nước trước khi lột. Nếu cua có đốm trắng - vàng nhưng biểu hiện vẫn khỏe mạnh vận động và cảm giác bắt mồi nhanh thì đó là dấu hiệu sinh lý trước khi lột xác. Màu sắc này có thể trong nước giàu canxi và magiê hay vôi bột bám là bình thường. Các đốm trắng - vàng này sẽ hết sau khi lột xác.
Phòng bệnh: Sử dụng thức ăn tươi sạch, cho ăn vừa đủ, thức ăn thừa phải dọn sạch.Trộn thêm kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin... và các vitamin A, C bổ sung vào thức ăn để tăng sức đề kháng.
5.2.4 Bệnh teo các chân
Hiện tượng: Triệu chứng của bệnh biểu hiện, Cua dùng càng vận động như muốn bò đi nhưng không nhích lên được. người ta gọi đây là bệnh cua vặn mình. Thân gầy yếu, các chân bò, chân bơi teo tóp, Cua lười vận động, phản xạ bắt mồi chậm.
Nguyên nhân: Do đấy ao nhiễm bẩn, thức ăn thừa nhiều, vệ sinh ao hồ kém, nhiễm Vibro spp. Ngoài ra do sự biến động thất thường của yếu tố nhiệt độ, Cua không tự điều chỉnh cân bằng được nhiệt độ cho mình dẫn đến Cu bị nhiểm lạnh.
Phòng bệnh:
Đảm bảo độ sâu ao nuôi nhằm ổ định nhiệt độ. Vệ sinh ao hồ nuôi chu đáo tạo môi trường tốt cho Cua.
Tắm cho cua bằng dung dịch Oxytetracylie với nồng độ 0.5 - 3g/m3. Thời gian tắm 20-30 phút, điều trị 6-8 ngày.
Trộn kháng sinh Oxyteraccyline và dầu thực vật vào thức ăn với liều lượng 50mg/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 6 - 8 ngày. Dùng kháng sinh Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin trộn vào thức ăn hàng ngày với liều 40 - 60g/kg thức ăn để phòng bệnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Phi Thuật
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)