Ki thuat cay truyen phôi

Chia sẻ bởi Trần Văn Toàn | Ngày 23/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: ki thuat cay truyen phôi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1. Giới thiệu:
Việc cấy phôi vào tử cung gọi là chuyển phôi hay cấy truyền phôi, các phôi sau khi được tạo ra từ invitro cần được đưa vào tử cung của cá thể nhận thích hợp.
Chuyển phôi là kỹ thuật thu nhận phôi từ bộ phận sinh dục của cá thể cái để cấy vào tử cung của con cái nhận, nhằm tiếp tục hoàn thành quá trình mang thai và sinh con
Chuyển phôi trải qua các bước cơ bản sau:
Chuẩn bị phôi
Chuẩn bị con nhận phôi
Cấy truyền phôi vào con cái nhận
III. CẤY PHÔI
Khi đưa vào cá thể nhận, phôi vẫn sống và phát triển bình thường trên cơ sở trạng thái sinh lý, sinh dục của con cái nhận phôi phù hợp với trạng thái sinh lý, sinh dục của con cái cho phôi và phù hợp với tuổi phôi.
Cấy truyền phôi bò được tiến hành đầu tiên bởi Willett và cộng sự tại Đại học Cornell (Mỹ) năm 1951.
Năm 2000, đã có 530 000 phôi bò, 4 886 phôi cừu, 10 519 phôi dê, 1 264 phôi hươu, 2 830 phôi ngựa được cấy truyền trên thế giới.
2. Chuẩn bị cơ thể mẹ nhận phôi:
Việc chuẩn bị một con cái để có thể đón nhận những phôi từ con khác (cùng loài) gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn, trước hết phải tạo ra sự đồng pha sinh dục giữa con cái nhận phôi với con cái cho phôi.
Chỉ khi nào các kết quả đều thuận lợi, việc cấy phôi mới được tiến hành.
Gây trạng thái cùng cùng động dục: con cái nhận phôi phải cùng tuổi và nên có cân nặng xấp xỉ, vớicon cho phôi. Chúng được tiêm kích dục tố cùng thời điểm với con cho phôi hoặc sau 1 ngày, sau đó, những con cái này sẽ được phối tự nhiên với con đực đã bị cắt ống dẫn tinh hoặc vô sinh.
Chúng ta theo dõi sự động dục tự nhiên hoặc tạo trạng thái động dục cho con vật bằng hoocmone.
VD: ở bò sữa gây động dục nhân tạo bằng phương pháp tiêm PGF2α, đặt CIDR hoặc Prid...
3. Chọn lọc các phôi:
Các giai đoạn phát triển của phôi:
Morula
Early blastocyst
Blastocyst
Expanded Blastocyst
Hatched blastocyst
Tuyển chọn phôi để cấy gồm 3 loại phôi với các tiêu chuẩn sau đây:
1. Loại rất tốt: phôi có sự phát triển đúng với lịch trình sinh lý, hình thái chuẩn, khối phân bào phân chia đều, rõ và đậm màu. Màng zona pellucida tròn, đẹp. Phôi bào liên kết chặt chẽ, không có tế bào rời, không có kẽ gian bào.
2. Loai tốt: cơ bản phôi có sự phát triển
đúng với lịch trình sinh lý, đủ kích thước
và số lượng, có thể không đẹp, không đều,
có một số tế bào rời, một ít mảnh vụn,
nhưng sự liên kết tế bào phải chặt chẽ.
3. Loại trung bình: Các phôi bào liên kết thiếu chặt chẽ, có nhiều tế bào rời, nhiều mảnh vụn rời
xen kẽ hoặc kết tụ, kích thước phôi
bào không đều, nhỏ hơn bình thường,
màng trong suốt không tròn, đều,
dễ vỡ.
4. Chuyển phôi:
4.1 Chuyển hợp tử - ZIFT
Là kỹ thuật đặt một phôi vào trong ống dẫn trứng thông qua kính soi ổ bụng.
Để tiến hành ZIFT, cần thu
nhận trứng và tinh trùng, sau
đó thụ tinh trong ống nghiệm.
Chuyển phôi vào ống dẫn trứng bằng 1 ống dài đưa hợp tử vào đoạn cuối vòi trứng dưới sự hổ trợ của siêu âm.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần phải nuôi hợp tử phát triển thành phôi đến giai đoạn blastocyst, nhưng không chắc chắn hợp tử có phát triển thamhf phôi tốt hay không.
4.2 Chuyển phôi giai đọan 2 tế bào đến giai đoạn morula:
Chuyển phôi 2 -12 tế bào:
+ Thời điểm thuận lợi nhất để chuyển phôi là khi phôi chỉ ở bên ngoài trong thời gian ngắn (2 ngày). Nếu để lâu ngoài môi trường thì chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoài (nhiệt độ, CO2, độ ẩm, không khí...)
+ Nên chọn phôi có nhiều tế bào vì các phôi phát triển nhanh sẽ dễ dàng làm tổ trong buồng tử cung.
+ Trong điều kiện tự nhiên,
giai đoạn này phôi vẫn còn
di chuyển trong vòi trứng,
nhưng trong quy trình thụ
tinh ống nghiệm mà phôi được chuyển vào buồng tử cung. Nhưng đôi khi chuyển phôi 10 -12 tế bào được thực hiện nhiều hơn do không tìm thấy phôi tốt ở giai đoạn trước đó.
Chuyển phôi marula:
Chuyển phôi vào giai đoạn này không được ưu tiên vì thời gian phôi phân chia nén đặc tế bào đang xảy ra trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo, đây là giai đoạn nhạy cảm
Cấy phôi lúc này thường không tốt
4.3 Chuyển phôi giai đoạn Blastocyst:
Các phôi bình thường sẽ phát triển đến giai đoạn blastocyst, chúng có điều kiện thuận lợi để bám tại màng nội mạc tử cung. Ưu tiên nuôi phôi đến giai đoạn early blastocyst trước khi chuyển vào tử cung mẹ nhằm tăng tỷ lệ mang thai và giảm nguy cơ đa thai.
Những thuận lợi của cấy chuyển phôi giai đoạn blastocyst:
và phát triển tốt hơn nhờ có sự phù hợp giữa tử cung Phôi làm tổ và giai đoạn phát triển của phôi.
Có thể chọn lọc phôi tốt nhất cho cấy truyền
Tỷ lệ làm tổ và mang thai cao
Chuyển ít phôi nên giảm tình trạng đa thai. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất phải chuyển phôi giai đoạn blastocyst.
Bên cạnh đó cũng có những khó khăn sau:
Một số phôi blastocyst dễ chết trong phòng thí nghiệm.
Có thể phôi khó sống sót khi đông lạnh và giải đông.
Không ai biết được các phôi chết khi phát triển thành blastocyst, nếu được chuyển sớm có phát triển thành thai tốt, bình thường hay không?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)