Kĩ năng tìm hiểu HS

Chia sẻ bởi Trần Lam Anh | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Kĩ năng tìm hiểu HS thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

MODULE

KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC


HĐ 1: KHỞI ĐỘNG

- Làm quen. Tạo không khí thoải mái, thân thiện giữa các thành viên lớp học;
- Tìm hiểu nhu cầu học tập và cam kết của học viên khi tham gia module này;
- Thống nhất chung phương pháp học tập module này.
LÀM QUEN
Vừa gặp nhau đây ta đã thấy quen quen/ mê mê/ say say/ phê phê/yêu yêu
Thấy quen quen nhưng chưa phải là quen
Cười lên đi, hát lên đi, hát lên đi cho chúng mình quen nhau.
KẾT LUẬN HĐ 1:
1. Nội dung cơ bản của Module:
- Một số khái niệm cơ bản: “Tìm hiểu tâm lí học sinh”, “Cấu trúc nhân cách”; “Đặc điểm tâm lí”.
- Nguyên tắc, các bước tiến hành, các điều kiện cần thiết để tìm hiểu tâm lí học sinh.
- Các phương pháp, kĩ thuật, cách thức tìm hiểu tâm lí học sinh đơn giản, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học.
2. Phương pháp học tập module: “Động não”, “Thực hành”, “Chia sẻ kinh nghiệm”
TRAO ĐỔI NHANH
1. Đặc điểm tâm lí học sinh là gì?
2. Tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh là gì?
3. Mục đích của tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh?
“Đặc điểm tâm lí” là nét tâm lí nổi bật, bền vững và tương đối ổn định, phản ánh tính chất đặc trưng cho tâm lí của một cá nhân hay một nhóm người nào đó, biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn, giúp phân biệt được sự khác nhau giữa người này và người khác, nhóm người này với nhóm người khác.
- Biểu hiện qua suy nghĩ, tình cảm, mong muốn, nguyện vọng, trình độ nhận thức của HS…
HĐ 2: QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ
MỤC TIÊU:
Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT;
Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THCS và THPT hiện nay;
Xác định được các mặt phát triển tâm lí của học sinh THCS và THPT. Phân biệt được sự khác nhau về nội dung phát triển của một số mặt/lĩnh vực nhân cách giữa học sinh THCS và học sinh THPT;
Anh/chị hãy mô tả bức tranh. (chúng ta nhìn thấy gì trên bức tranh?)
- Hãy giải thích về những điều mà chúng ta nhìn thấy?
Quan sát
Có thể tạo ra 1 cây táo có quả to đều,
chín đều?
KẾT LUẬN HĐ 2:
- Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhg đó lại là Tính độc đáo.
- Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi).
KẾT LUẬN HĐ 2 (TIẾP)
Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.
Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.
HĐ 3: CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC BƯỚC, CÁC ĐIỀU KIỆN, CÁC MẶT CẦN TÌM HIỂU
Mục tiêu:
- Xác định được các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí học sinh;
- Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh một cách phù hợp;
- Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi;
- Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.
Câu hỏi

1. Để việc tìm hiểu học sinh mang tính khách quan, khoa học, GVCN cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
2. GVCN xác định các lĩnh vực/đặc điểm cần tìm hiểu ở học sinh như thế nào?
3. Để việc tìm hiểu tâm lí HS có kết quả đáng tin cậy, GVCN cần tuân thủ những bước nào?
KẾT LUẬN HĐ 3:
Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của học sinh, giao tiếp của học sinh với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử trong nghiên cứu tâm lí học.
Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía giáo viên chủ nhiệm cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với học sinh.
KẾT LUẬN HĐ 3 (TIẾP)

- Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức; điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin; hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh.

- Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc nhân cách học sinh.
HĐ 4: THỰC HÀNH TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC SINH

Mục tiêu:
- Học viên thực hành sử dụng một số phương pháp tìm hiểu tập thể học sinh và đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh vào tìm hiểu học sinh.
- Học viên tự xây dựng cách thức riêng để tìm hiểu tâm lí học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lam Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)