KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG 5
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 02/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG 5 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ
NỘI DUNG, PPDH, HTGD, KTĐG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
1. Chất lượng giáo dục (CLGD) của nhà trường?
- CLGD một khái niệm động, nhiều chiều, gồm: Mục tiêu; quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu và thành quả đạt được so với mục tiêu.
- Theo cách hiểu hiện nay: CLGD là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu về Mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật Giáo dục và các quy định về tiêu chuẩn đánh giá nhà trường của Bộ GD-ĐT.
- CLGD của nhà trường thể hiện qua các hoạt động dạy học – giáo dục và các dịch vụ Giáo dục.
Chất lượng trường học
Nhân dịp Quốc khánh 2004, Thủ tướng Lý Hiển Long Singapore nói “Chúng ta phải dạy ít để HS có thể học được nhiều hơn”
- Từ 1997: “Trường học tư duy, quốc gia học tập-Thinking Schools, Learning Nation” là định hướng cho ĐM giáo dục Singapore.
Bắc Âu: Phát triển theo chiều ngang
Mỹ: Phát triển thẳng đứng
Mỗi trường học của Singaporre xác định:
- Tầm nhìn
- Sứ mạng
- Giá trị
Chất lượng trường học
Dạy ít học nhiều là gì: Tập trung nâng cao chất lượng của học sinh bằng cách tạo nên nhiều “khoảng trống” trong chương trình để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng học sinh định hình một môi trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ (Mô hình trường học mới của Việt Nam)
Rút gọn chương trình giảng dạy khoảng 20% để tạo thời gian trống.
Bộ giáo dục giảm 2 giờ/tuần cho giáo viên để họ có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn
Chất lượng trường học
1) Người học khoẻ mạnh, được nuôi dạy tốt, được khuyến khích để có động cơ học tập chủ động, kết quả học tập tốt
2) GV thạo nghề, được động viên đúng mức
3) Phương pháp và Kỹ thuật dạy học tích cực
4) Chương trình giáo dục thích hợp với người dạy và người học
5) Thiết bị, công nghệ, học liệu giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận
10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học
(Theo CT hành động Dakar -2000 UNESCO)
6) Môi trường học tập vệ sinh, an toàn, lành mạnh.
7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường,
quá trình và kết quả giáo dục.
8) Hệ thống quản lý giáo dục có tính tham gia và
dân chủ.
9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng và nền
văn hoá địa phương trong hoạt động giáo dục.
10) Các thiết chế đầy đủ; chương trình giáo dục có
nguồn lực thích hợp, thoả đáng và bình đẳng.
10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học
UNESCO nêu ra bốn nhóm thành tố tạo thành chất lượng của một nhà trường (viết tắt là CIPO): Hoàn cảnh, Đầu vào, Quản lý quá trình, Kết quả đầu ra.
CGIPO (Hoàn cảnh, Mục tiêu, Đầu vào, Quá trình và Đầu ra)
Hoàn cảnh nhà trường (Context):
- Hoàn cảnh kinh tế, xã hội.
- Dân trí và nhu cầu giáo dục của địa bàn dân cư.
- Chính sách đối với nhà trường.
Sự đóng góp cho giáo dục của cộng đồng.
II) Mục tiêu (Goal); Sứ mạng-Giá trị-Tầm nhìn
(Các trường học Singapor ghi rõ trong khuôn viên trường)
Các nhóm tiêu chí về chất lượng trường học
II) Mục tiêu (Goal); Sứ mạng-Giá trị-Tầm nhìn
Mục tiêu là KQ cần đạt của KH, là những thay đổi trong đời sống đối tượng hưởng lợi và hoạt động của nhà trường.
Sứ mạng: Khẳng định mục đích, lý do sự tồn tại của nhà trường; các dịch vụ ưu tiên và cách thức phục vụ của nhà trường để thỏa mãn nhu cầu đối tượng hưởng lợi.
Giá trị là điều nhà trường cam kết thực hiện với các đối tượng liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường.
Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai nhà trường có thể đạt được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn của tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai.
Các nhóm tiêu chí về chất lượng trường học
III) Các yếu tố đầu vào (Input)–Gồm 5 yếu tố, viết tắt là 5M:
- Con người (Man): chất lượng CBQL, GV, HS; tham gia của XH vào công tác GD trong trường.
- CSVC (Material): CSVC, TBDH, tài liệu, SGK,...
- Tài chính (Money): các nguồn thu và sử dụng hợp lý vào hoạt động DH, GD, dịch vụ.
- Phương pháp (Method): khả năng nắm vững các PPDH, HTGD, KTDH, KTĐG, TBDH và vận dụng vào cải tiến, nâng cao chất lượng DH, GD.
- Quản lý (Management): Cơ cấu tổ chức, phân công lao động, cơ chế phối hợp hoạt động, thực hiện kế hoạch khoa học, hiệu quả
Các nhóm tiêu chí về chất lượng
IV) Quản lý quá trình (Process)–viết tắt là PDCA
1- Xây dựng kế hoạch (Plan):
+ Phân tích cơ hội và thách thức trong hoàn cảnh, ĐK của trường để xây dựng KH dài hạn, năm học, từng mặt hoạt động có ưu tiên thứ bậc KH. Chỉ rõ: Làm việc gì? Ai làm? Làm thế nào? Nguồn lực để thực hiện? Làm khi nào? Các yêu cầu cần đạt được?
+ KH cần được tập thể biết, thảo luận, hiến kế và thống nhất các việc phải làm, cách làm, các chỉ tiêu cần đạt.
Các nhóm tiêu chí về chất lượng
IV) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt là PDCA :
2 - Thực hiện kế hoạch (Do):
+ Căn cứ vào KH chung, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, các cá nhân.
+ Các tổ, cá nhân xây dựng KH thực hiện nhiệm vụ được phân công phù hợp nhất đối với mình.
+ KH hành động của các tổ, cá nhân được tập hợp lại, hình thành KH giám sát của trường với các tổ, cá nhân.
Các nhóm tiêu chí về chất lượng
IV) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt là PDCA :
3 - Giám sát thực hiện kế hoạch (Check):
+ Mỗi cá nhân tự quản lý việc thực hiện KH và tự giám sát công việc của mình đến kết quả cuối cùng.
+ Nhà trường hoặc tổ có các đợt giám sát định kỳ hoặc bất thường, phát hiện kịp thời các vấn đề mới phát sinh để có biện pháp hỗ trợ, hoặc các quyết định bổ sung, tạo ĐK cho mỗi cá nhân hoàn thành KH khắc phục kịp thời những sai sót ngay trong quá trình thực hiện.
Các nhóm tiêu chí về chất lượng
IV) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt là PDCA :
4. Tác động cải tiến liên tục (Act):
Sau một quá trình hoạt động cần tổng kết rút kinh nghiệm, xác nhận những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần khắc phục; mặt khác hoàn cảnh, ĐK đầu vào của trường, của cá nhân đã thay đổi so với thời gian đầu.
=> Cần phân tích để tiếp tục đề xuất các tác động cải tiến cho chu kỳ quản lý tiếp theo.
=> Quá trình cải tiến từng bước, liên tục hướng tới đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về CLGD.
Các nhóm tiêu chí về chất lượng
V) Kết quả đầu ra (Outcome)
- Tập trung vào những đặc điểm cụ thể về chất của đối tượng => chính là sự thay đổi về KT, KN và thái độ (so với mục tiêu GD) của HS từ khi bắt đầu cho đến cuối giai đoạn hưởng lợi GD.
- Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp cao;
- Hệ thống giáo dục dân chủ, bình đẳng.
Các nhóm tiêu chí về chất lượng
Mô hình nhà trường đồng bộ và hiệu quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)