KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG 1
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 02/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
“CÁC KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG”
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23-27 tháng 12 năm 2013
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG
Bài 1
Quan niệm về chương trình và phát triển chương trình
Theo Luật Giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Khái niệm về chương trình
Các thành tố cơ bản của Chương Trình giáo dục
(hàm chứa mọi nội dung và trình tự của quá trình xây dựng chương trình)
Chỉ hoạt động lựa chọn, tổ chức, điều chỉnh nhằm làm cho học sinh thu được kinh nghiệm mang tính giáo dục, thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của học sinh và khiến cho các kinh nghiệm đó được quy phạm hoá.
Hách Đức Vĩnh. Phương pháp luận phát triển chương trình. NXB Khoa học giáo dục. Bắc kinh. 2001.
Phát triển chương trình
“Curriculum Development”
Những tiền đề của việc phát triển chương trình:
a) Thay đổi là điều cần thiết và không thể tránh được, vì thông qua sự thay đổi cuộc sống có được sự trưởng thành và phát triển
b) Chương trình giáo dục không chỉ phản ánh mà còn là sản phẩm của thời đại.
c) Các thay đổi trong chương trình giáo dục được thực hiện ở một giai đoạn trước đó có thể tồn tại đồng thời với những thay đổi được thực hiện ở giai đoạn sau.
e) Thay đổi chương trình là kết quả tác động của sự nỗ lực hợp tác của các nhóm.
d) Thay đổi chương trình xuất phát từ những thay đổi ở con người.
Nhiệm vụ phát triển chương trình
g) Xây dựng chương trình về cơ bản là một quá trình đề ra quyết định.
h) Xây dựng chương trình là một quá trình không bao giờ kết thúc, vì xã hôi và
i) Xây dựng chương trình là một quá trình toàn diện.
k) Xây dựng chương trình một cách có hệ thống hiệu quả hơn cách làm thử - sai.
m) Nhà thiết kế chương trình bắt đầu từ chương trình hiện có, giống như giáo viên bắt đầu từ học sinh
Những tiền đề của việc phát triển chương trình (tiếp)
Hoạch định chương trình
Thực hiện chương trình
Đánh giá và điều chỉnh chương trình
Các nhiệm vụ phát triển chương trình
-
“Dạy cái gì”:
Lựa chọn căn cứ thiết kế chương trình, xác định tiêu chuẩn chương trình, mục đích chương trình, mục tiêu chương trình và việc lựa chọn, tổ chức nội dung chương trình
Hoạch định chương trình
Chuyển đổi từ lĩnh vực chương trình sang lĩnh vực giảng dạy, chuyển đổi từ người làm chương trình sang giáo viên.
Thực hiện chương trình
Đánh giá kết quả học tập và xác định thành công của của cả người học lẫn chương trình
Đánh giá và điều chỉnh chương trình
Quy trình phát triển chương trình
Chương trình
Phân tích
Đánh giá
Thiết kế
Thực hiện
Phát triển
Quy trình phát triển chương trình
Đây là quá trình thu thập những thông tin chung về đặc điểm, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương hoặc của một vùng cụ thể; về đặc điểm, nhu cầu phát triển của học sinh, về mong đợi của cộng đồng dân cư đối với tương lai của con em mình và về các điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất,.
Đánh giá nhu cầu
Những tuyên bố về kết quả mong đợi ở đầu ra của một nền giáo dục
Hình thành mục đích
Là sự miêu tả các kết quả mong đợi của một chương trình giáo dục.
Cụ thể hóa các mục tiêu hành động
Trong việc lựa chọn nội dung, người làm chương trình cần xem xét các vấn đề sau:
Tính giá trị và ý nghĩa của nội dung.
Tính thích hợp với thực tế xã hội.
Cân đối các yêu cầu cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Xây dựng các mục tiêu đa dạng.
Tính khả thi và thực tiễn của các yêu cầu.
Sự phù hợp với nhu cầu và sở thích của người học
Lựa chọn, sắp xếp nội dung
Việc lựa chọn nội dung giảng dạy thường dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
Về ý nghĩa, nội dung phải có ý nghĩa đối với nhu cầu và lợi ích của người học và có ý nghĩa đối với xã hội.
Về tiện ích, nội dung phải thực sự hữu dụng trong cuộc sống của người học.
Về hiệu lực, nội dung phải chính xác và cập nhật liên tục.
Về sự phù hợp, nội dung phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức và tâm sinh lí của người học.
Về tính khả thi, nội dung phải phù hợp với bối cảnh thực tế về môi trường giáo dục, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và vai trò của chính phủ.
Ornstein, A và Hunkins,F. 1998. Curriculum: Foundations, principle and issues. Boston, MA: Allyn&Bacon.
Lựa chọn, sắp xếp nội dung (tiếp)
Một số cách tổ chức, sắp xếp nội dung như sau:
1) Sắp xếp theo phạm vi nội dung, như: khối lượng tri thức, mức độ sâu, rộng của các chủ đề,…..
2) Sắp xếp theo mối tương quan giữa các nội dung được lựa chọn, như: từ đơn giản đến phức tạp; mở rộng, nâng cao dần theo dạng xoắn ốc; từ sự hiểu biết nội dung này đến hiểu biết nội dung khác (tuyến tính)….
3) Tích hợp các khái niệm, tri thức, kĩ năng, giá trị của nhiều môn học để giúp học sinh có hình ảnh thống nhất về các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội
a) Về phương pháp dạy học
b) Về hình thức tổ chức dạy học
Xác định phương pháp, hình thức dạy học
Phương pháp dạy học truyền thống
a) Về phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học hiện đại
Phương pháp dạy học thụ động
Phương pháp dạy học tích cực
- Hình thức tổ chức dạy học trên lớp
- Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp
- Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
- Hình thức tổ chức dạy học toàn lớp
b) Về hình thức tổ chức dạy học
Tổ chức dạy học theo thời gian học tập xác định và ở một địa điểm riêng biệt, GV chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi,
Hình thức tổ chức dạy học trên lớp
Là hình thức giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập
Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp
là hình thức tổ chức dạy học kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh từng nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo
Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên chỉ đạo, điều khiển cùng lúc hoạt động của tất cả học sinh, điều khiển việc lĩnh hội tri thức, việc ôn tập và củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng chung cho cả lớp nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập chung.
Hình thức tổ chức dạy học toàn lớp
Đánh giá kết quả học tập
Là việc thu thập, phân tích, xử lí thông tin để phản hồi sự tiến bộ học tập của học sinh hàng ngày trên lớp học. Loại đánh giá này được thực hiện thông qua nhiều hình thức, như: quan sát, phỏng vấn, hồ sơ học tập, trình diễn, dự án học tập, tự đánh giá.
Đánh giá quá trình.
. Được thực hiện tại các thời điểm kết thúc một giai đoạn giáo dục nhằm xác nhận kết quả đạt được so với mục tiêu giáo dục tương ứng tại thời điểm đó. Kiểu đánh giá này diễn ra ở nhiều hình thức, như: đánh giá cuối học kì, cuối năm học, thi tốt nghiệp cấp học, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trên diện rộng.
Đánh giá tổng kết
CÁC LOẠI CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình xây dựng tiếp cận nội dung
Chương trình theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh
Theo tiếp cận này chương trình được mô tả hệ thống nội dung theo logic các môn học, logic các đơn vị nội dung trong một môn học, giữa các cấp học, khối lớp; Chương trình loại này thường bị nhấn mạnhghi nhớ, tái tạo kiến thức cả trong hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra – đánh giá kết quả học tập
Chương trình xây dựng tiếp cận nội dung
Năng lực là gì?
Năng lực chung là gì?
Năng lực chuyên biệt là gì?
Chương trình theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh
Tiếp cận hình thành năng lực cá nhân, con người, nghĩa là hình thành, củng cố và phát triển năng lực và nhu cầu cấu thành bản chất người có năng lực tiềm tàng để sống và làm việc; để tìm kiếm, lựa chọn, tiếp nhận và xử lý thông tin, qua đó học được tri thức và các kỹ năng bằng tư duy phê phán, phản biện. Đó là những năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Một số định hướng cơ bản xây dựng CTGDPT theo tiếp cận năng lực
Chương trình hướng đến quá trình giáo dục chuyển từ giáo dục nhấn mạnh trang bị kiến thức sang trang bị cho học sinh hệ thống kỹ năng cơ bản, kỹ năng sống và tự học suốt đời
Chương trình hướng tới giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Giáo dục tri thức phổ thông cơ bản/nền tảng có tính phổ cập bắt buộc
Giáo dục tích hợp
- Tích hợp nhuần nhuyễn kết hợp với phân hóa sâu
Một số ưu điểm và hạn chế của chương trình định hướng nội dung
Một số ưu điểm và hạn chế của chương trình định hướng năng lực
có chương trình quốc gia,
chương trình địa phương và
chương trình nhà trường (CTNT).
Theo cấp độ quản lí chương trình:
Chương trình giáo dục quốc gia
“Bản sơ đồ thiết kế cơ bản của giáo dục” làm cơ sở để xây dựng, thực hiện chính sách, chế độ thi cử, cấp bằng tốt nghiệp, phát triển học liệu, sách giáo khoa, thiết bị giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, xây dựng cơ chế tài chính, hành chính trong hệ thống giáo dục.
Quy trình các yếu tố cấu trúc chương trình quốc gia
Chương trình giáo dục cấp Sở là văn bản hướng dẫn việc điều hành, tổ chức chương trình giáo dục cho các nhà trường. Chương trình giáo dục địa phương có vai trò cầu nối, ứng dụng linh hoạt chương trình giáo dục quốc gia và chuẩn địa phương; hướng dẫn cơ bản để phát triển học liệu dạy học tại địa phương
Chương trình giáo dục cấp địa phương/sở
chương trình nhà trường là sự phát triển chương trình quốc gia trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung dạy học… chung. Từ chương trình quốc gia, mỗi trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình sẽ đề xuất mục tiêu, sứ mạng và cách thực thi chương trình quốc gia riêng để đảm bảo chất lượng giáo dục của trường mình.
Chương trình giáo dục nhà trường
Phát triển chương trình GD nhà trường
Phát triển CTNT là quá trình cụ thể hóa, làm chương trình chung (quốc gia (QG) phù hợp với thực tiễn của địa phương trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của CTQG; lựa chọn, xây dựng nội dung (phần dành cho nhà trường xác định); và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường, những yêu cầu, thành tựu hiện đại (về KHGD, công nghệ, …); nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Quan niệm về phát triển chương trình nhà trường
Kiểu hoạt động (tạo ra CT, tài liệu mới; làm thích nghi CT/ các tài liệu hiện có; lựa chọn từ các CT, các tài liệu sẵn có);
Những người tham gia xây dựng (nhóm nhỏ GV; toàn bộ nhà trường; …);
Thời gian thực hiện (chỉ 1 hoạt động một lần; kế hoạch ngắn hạn; kế hoạch dài hạn; …).
Các “chiều” của CTNT
Các ưu tiên QG (có thể liên quan tới yêu cầu phát triển KT – XH. Trong đó có thể có những vấn đề như yêu cầu về dân chủ hóa; yêu cầu tăng cường phân cấp; .... ).
Những thay đổi, bổ sung CTQG theo yêu cầu phát triển của nhà trường và địa phương.
Mong muốn đáp ứng/ thể hiện yêu cầu, nguồn lực, môi trường đặc trưng của địa phương.
Nhận thấy CT hiện tại chưa đáp ứng được (tốt) nhu cầu của tất cả/ một bộ phận HS.
Mong muốn phản ánh (tốt hơn) giá trị nhà trường hay cộng đồng/địa phương trong CT.
Những yêu cầu mới về đánh giá, chứng chỉ.
Các công nghệ mới, thành tựu mới về KHGD.
Các yếu tố “kích thích”, dẫn tới sự phát triển CTNT
Triết lí GD/ tầm nhìn của nhà trường;
KHGD của từng khối lớp theo năm;
Các chủ đề/ mạch ND/ yêu cầu cần đạt,
PP và hình thức tổ chức dạy học; đánh giá KQHT của HS
Các cấu phần của CTNT
Quy trình phát triển CTNT
Tổ chức chương trình giáo dục theo cấp học, năm học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trên cơ sở phân tích chương trình quốc gia, địa phương.
Xây dựng hoạch triển khai chương trình giáo dục từng cấp, lớp hàng năm và tổ chức thực hiện chương trình này.
Nghiên cứu hạ tầng giáo dục, hiện trạng tình hình kinh tế, xã hội khu vực, nhu cầu phụ huynh, năng lực học sinh, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục: cơ sở thực hành, thiết bị, phương tiện giáo dục, học liệu,…
Giám sát và đánh giá thường xuyên để điều chỉnh kịp thời.
Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, chất lượng giáo dục hàng năm, kiểm định chất lượng thực hiện chương trình theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc gia, địa phương, nhà trường.
Hoạt động phát triển CTNT
1-Phân tích bối cảnh nhà trường THPT
2-Xác định mục tiêu của chương trình giáo dục PTTH
3-Thiết kế chuẩn đầu ra chương trình giáo dục PTTH
4-Thiết kế chương trình giáo dục PTTH
5-Thiết kế chương trình môn học PTTH
6-Thiết kế chuẩn đầu ra cho các môn học PTTH
7- Biên soạn kịch bản bài giảng PTTH
8 - Thẩm định chương trình giáo dục PTTH của trường THPT
9 - Triển khai chương trình giáo dục PTTH của trường THPT
10 -Đánh giá chương trình giáo dục PTTH của trường THPT
Các bước trong hoạt động phát triển CTNT:
Vai trò của các lực lượng tham gia vào quá trình phát triển CTGD nhà trường
là người quyết định chương trình giáo dục
là chủ thể trực tiếp giáo dục quyết định phương pháp giáo dục, dạy học, lựa chọn nội dung
Là người lập kế hoạch giáo dục, dạy học sát với thực tiễn, phản ánh truyền thống trường, nhu cầu địa phương, phụ huynh.
giáo viên không chỉ có vai trò quyết định sự thành công của chương trình, mà còn tự phát triển nghề nghiệp thường xuyên
Vai trò của giáo viên trong phát triển CNNT
Quản lí theo chuẩn: Quản lí chất lượng giáo dục nhà trường phải bám sát mục tiêu, chuẩn quốc gia, địa phương để trên cơ sở tiềm lực và điều kiện, mục tiêu riêng từng trường để xây dựng, qui chuẩn cụ thể một số nội dung quản lí hướng vào chất lượng. Quản lí chương trình nhà trường theo các nguyên tắc chính sau:
- Tuân thủ Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường
- Phản ánh đặc thù văn hóa, kinh tế, xã hội vùng miền.
- Dựa vào những nội dung, phạm vi, thời lượng mà chuẩn quốc gia dành cho cơ sở trường học để năng động, linh hoạt phù hợp trong việc xây dựng mục tiêu, sứ mạng chất lượng của trường và từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch và giải pháp bảo đảm chất lượng, xây dựng công cụ, phương pháp đánh giá chất lượng, điều chỉnh và phát triển, xây dựng đội ngũ
Quản lí chương trình nhà trường
Mô hình tổng quát quá trình giáo dục thể hiện ở sơ đồ sau:
Quản lí theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Kế hoạch hóa hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
Tổ chức thiện hiện kế hoạch.
Ra quyết định thực hiện, điều chỉnh thích ứng sự thay đổi hướng tới chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc gia, địa phương.
Kiểm tra – đánh giá, xử lí thông tin phản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện quá trình giáo dục.
Các chức năng cơ bản quản lí CTNT
Hình dung về văn bản Chương trình GD nhà trường
Ở một số nước CT nhà trường có thể ghi là “Sổ tay chương trình nhà trường”. Sổ tay chương trình nhà trường có thể có những yếu tố sau:
Tuyên bố về sứ mệnh, giới thiệu về nhà trường. Tuyên bố về kỳ vọng mà người HS khi tốt nghiệp trường có thể đạt được.
Giới thiệu về đặc điểm nhà trường (Cơ sở vật chất, thế mạnh, thương hiệu, đặc điểm…)
Xác định mục tiêu.
Khung chương trình và cấu trúc nội dung môn học.
Phương pháp, phương thức đánh giá kết quả giáo dục.
Kế hoạch giáo dục.
Thời khóa biểu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)