Kĩ năng cần thiết khi dạy lịch sử
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tú |
Ngày 27/04/2019 |
80
Chia sẻ tài liệu: Kĩ năng cần thiết khi dạy lịch sử thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Đổi mới PPDH
môn lịch sử ở
trường THCS
ĐÞnh híng chung vÒ ĐMPPDH ë trêng phæ th«ng
ĐÞnh híng ®ã lµ: “ph¬ng ph¸p gi¸o dôc phæ th«ng ph¶i ph¸t huy tÝnh tÝch cùc, tù gi¸c, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña häc sinh; phï hîp víi ®Æc ®iÓm cña tõng líp häc, m«n häc; båi dìng ph¬ng ph¸p tù häc, rÌn luyÖn kÜ n¨ng vËn dông kiÕn thøc vµo thùc tiÔn, t¸c ®éng ®Õn tình c¶m, ®em l¹i niÒm vui, høng thó häc tËp cho häc sinh”.
Cã thÓ nãi cèt lâi cña ®æi míi PPDH ë trêng THCS lµ híng tíi gióp häc sinh häc tËp tÝch cùc, chñ ®éng,s¸ng t¹o, tõ bá thãi quen häc tËp thô ®éng, ghi nhí m¸y mãc.
Đổi mới PPDH trong môn lịch sử
là gì ?
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Tang cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác;
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Đổi mới PPDH trong môn lịch sử như thế nào ?
Kế thừa, phát triển những ưu điểm trong hệ thống các PPDH quen thuộc
Học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở địa phương
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
Kỹ thuật đặt câu hỏi
Kĩ năng: Đặt câu hỏi“ biết”
Mục tiêu :
Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các sự kiện, số liệu, nhân vật, địa điểm, thời gian.
• Tác dụng đối với học sinh :
Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua.
• Cách thức dạy học:
Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm từ sau đây : Ai…? Thế nào…Khi nào…? Diễn ra như thế nào?; Hãy kể lại…mô tả lại…
Kĩ năng: Đặt câu hỏi“hiểu”
• Mục tiêu:
- Câu hỏi “ hiểu” nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các sự kiện,nhân vật, địa điểm, thời gian, số liệu, các đặc điểm… khi tiếp nhận tri thức lịch sử.
• Tác dụng đối với HS:
Giúp HS có khả năng nêu ra được những kiến thức cơ bản trong bài học
Biết cách so sánh các kiến thức, sự kiện… trong bài học
• Cách thức dạy học :
Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau đây : Hãy so sánh …; Hãy liên hệ …; Vì sao…? Giải thích…?
Kĩ năng: Đặt câu hỏi“ phân tích”
• Mục tiêu:
- Câu hỏi “ phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra mối quan hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi tới kết luận.
• Tác dụng đối với HS:
- Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó phát triển được tư duy logic.
• Cách thức dạy học :
- Câu hỏi phân tích thường đòi HS phải trả lời : Tại sao ? ( khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì ? ( khi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào?( khi chứng minh nhận định)
- Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
Kĩ năng: Đặt câu hỏi “tổng hợp”
• Mục tiêu :
Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng học sinh có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá, phán đoán về nhân vật, sự kiện, giai đoạn lịch sử.
• Tác dụng đối với HS :
Kích thích tính tích cực, tư duy sáng tạo, khả năng khái quát của học sinh.
• Cách thức dạy học:
GV cần tạo ra những tình huống có vấn đề, những câu hỏi khái quát, khiến học sinh phải nêu những nhận xét, đánh gía của bản thân…..
Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian để chuẩn bị (có thể trao đổi thảo luận).
Thiết kế bài học lịch sử
1. Mục tiêu
Kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
2. Chuẩn bị( GV- HS)
3. Tiến trình bài dạy
3.1.Kiểm tra bài cũ: (Nên thực hiện để đánh giá và tạo động lực cho học sinh trong học tập).
- Câu hỏi
- Dự kiến đáp án
3.2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1…
Hoạt động 2…
Hoạt động 3…
3.3. Sơ kết - Củng cố.
3.4.Hướng dẫn học ở nhà:
Một số kinh nghiệm thiết kế bài dạy lịch sử theo hướng đổi mới
* Cần đọc tài liệu tham khảo để có thể kể, tường thuật, miêu tả nhằm tạo biểu tượng, cảm xúc lịch sử góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh.
Lưu ý: Mỗi bài nên chọn 1 vấn đề để thuyết trình (Dựa trên tài liệu tham khảo).
* Mỗi vấn đề (kiến thức) còn lại hướng dẫn cho trò làm việc theo các bước sau:
Bước 1:
+ Định hướng nhận thức (Học sinh cần biết phải làm gì và nhận thức ntn?).
+ Giáo viên nêu vấn đề và đưa câu hỏi hoặc hướng dẫn cách hoạt động (nên sử dụng câu hỏi đã có trong SGK).
Bước 2:
+ Tổ chức cho học sinh nghiên cứu - cần được giáo viên chú ý coi trọng.
+ Có thể hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
+ Nghiên cứu: Tìm hiểu SGK, đọc tư liệu, quan sát kênh hình, lược đồ, biểu
đồ ảnh tư liệu…
Bước 3: Cho học sinh thể hiện kết quả nghiên cứu của bản thân hay nhóm bằng cách trả lời câu hỏi hoặc trình bày ý kiến của nhóm (có thể cho học sinh bổ sung hoặc nhận xét….).
- Bước 4: Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh ( bổ sung nếu cần) – đưa đáp án đúng – chốt kiến thức cơ bản (có thể ghi bảng hoặc hướng dẫn tự học).
Một số lưu ý
• Sơ kết những kiến thức cơ bản của bài (hay tiết học).
• Củng cố (dành thời gian 4 – 5 phút).
- Ưu tiên kiểm tra các câu hỏi ở cuối bài nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản (chú ý đến những học sinh
TB - yếu – có thể đánh giá bằng điểm để động viên).
- Nếu còn thời gian thì sử dụng câu hỏi nâng cao hoặc trò chơi.
• Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Tìm hiểu bài.
+ Sưu tầm tư liệu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tú
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)