Khuynh hướng văn học
Chia sẻ bởi Minh Ly |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: khuynh hướng văn học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG
TRONG VĂN HỌC
KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG LÀ GÌ?
-Là sự thống nhất tất cả các mặt nội dung của nó. Nhưng không đồng nhất với nội dung (bởi có những tác phẩm mà nội dung lại rộng hơn , phong phú hơn tư tưởng của chúng.
-Được miêu tả bằng hình tượng nghệ thuật.
Nhưng có khi nhà văn tự phát ngôn, cắt nghĩa ý đồ của mình( từ ngôi người kể chuyện hoặc trong những lời bàn luận của bản thân các nhân vật),lấy các ý kiến của mình để làm rõ tư tưởng hình tượng.
-Các đặc điểm kinh nghiệm sống.
- Những đặc tính tài năng của cá nhân.
- Thuộc về một trào lưu tư tưởng xã hội nào đó.
- Thế giới quan, những quan điểm ý thức hệ nhất định.
Thiên hướng chọn lựa và miêu tả của nhà văn
trong tác phẩm là do:
-Lập trường tư tưởng, các quan điểm xã hội của nhà văn.
-Thái độ đối với cuộc sống thể hiện qua cách lí giải các tính cách mà họ miêu tả.
-Thế giới quan của nhà văn.
Đề tài của các tác phẩm phụ thuộc vào :
I. TÍNH GIAI CẤP TRONG VĂN HỌC:
1.1 TÍNH GIAI CẤP LÀ THUỘC TÍNH TẤT YẾU CỦA XÃ HỘI PHÂN CHIA GIAI CẤP:
Tính giai cấp trong văn học chính là tính giai cấp trong thực tiễn xã hội được ý thức bằng văn học.
Cá nhân trong xã hội bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định.
-Nhà văn là một nghệ sĩ, rất nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống thì nhất định sẽ nói lên tiếng nói của giai cấp của mình. Cũng chính vì thế mà tính giai cấp của nhà văn được biểu hiện một cách sắc bén hơn.
KHÁI NIỆM
Độc giả vốn là người của một giai cấp nhất định với sự phong phú về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, quan niệm chính trị, cá tính … khác nhau cho nên sự cảm nhận, đánh giá … sẽ là muôn màu muôn vẻ( tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm, tư tưởng và tình cảm giai cấp của người đọc).
Ví dụ: Nhân vật Nguyễn văn Trỗi trong tác phẩm “ Sống như anh” là một hình ảnh đẹp đẽ hào hùng đối với người VN nói chung và với giai cấp công nhân nói riêng thì ngược lại, hình ảnh của anh có thể gây nên sự hằn học căm hờn cho bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai.
Tóm lại từ hai mặt hiện thực khách quan và chủ quan của nhà văn, có thể thấy tính giai cấp xuyên thấm trong sáng tác văn học, mà cả trong tiếp nhận và thưởng thức.
Cho nên văn học tất yếu sẽ trở thành vũ khí sắc bén trong đấu tranh giai cấp.
1.2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA TÍNH GIAI CẤP TRONG VĂN HỌC:
a. Cách lựa chọn và xử lý đề tài:
Trong hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn chọn viết đề tài nào là do lập trường, quan điểm giai cấp chính trị bao gồm cả quan điểm mỹ học.
-Ở chủ đề và đề tài của tác phẩm.
-Quan trọng là thường xuyên bộc lộ ở tư tưởng chủ đề.
-Cách nhà văn xử lý đề tài đặt ra trong tác phẩm như thế nào? ( Bởi vì có khi cùng viết về một loại đề tài song do cách nhìn, do có sự khác nhau về lập trường tư tưởng dẫn đến việc xử lý các đề tài khác nhau).
Thể hiện ở
Ví dụ: Các nhà văn mang nặng ý thức hệ phong kiến thường thiên về các đề tài gọi là “ cao quí”, trong thơ văn thường xuất hiện các hình tượng “tứ quí”: mai,lan,cúc,trúc ;”Tứ thú”: ngư, tiều, canh, mục ; “Tứ linh”: long, lân, qui, phụng.
Các nhà văn trong nhóm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thường xuyên quan tâm đến những vấn đề tình yêu đôi lứa với nhiều éo le trắc trở trong xã hội thực dân nữa phong kiến thời kỳ 30-45.
Trong khi đó các nhà văn hiện thực phê phán thường đề cặp đến mảng đề tài người nông dân, người tiểu tư sản trí thức nghèo thành thị.
-
Ví dụ: Nếu các tác phẩm “Những ngày vui, Con đường sáng” của Khái Hưng và Hoàng Đạo đã xuyên tạc sự thật ở nông thôn Việt nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 thì các tác phẩm cũng viết về nông thôn của các nhà văn Ngô Tất Tố, Nam Cao… lại phản ánh một cách chân thực hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam thời ấy với những mâu thuẫn giai cấp không gì có thể điều hoà được.
Cũng viết về đối tượng người kỹ nữ ( “Tiếng hát sôngHương” của Tố Hữu và “ Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu), song do thái độ chính trị của hai nhà thơ khác nhau nên đã dẫn đến cách giải quyết vấn đề khác nhau.
b) Cách xây dựng hình tượng nhân vật:
-Mỗi giai cấp đều căn cứ vào điều kiện sống và vai trò lịch sử mà nêu ra những yêu cầu cao về tư tưởng và đạo đức cho mẫu người lý tưởng của giai cấp mình. Văn học là hình thức đắc lực trong việc thể hiện và tuyên truyền cho mẫu người đó.
-Nhà văn sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào nhân vật lý tưởng của mình để đánh giá các nhân vật khác.
-Đối với nhân vật phản diện làm nhân vật trung tâm, thì nhà văn lại thông qua việc phê phán những con người và cuộc sống nào đó để biểu hiện lý tưởng của mình.
Ví dụ: Văn học mang ý thức hệ phong kiến ở phương Đông thường lấy mẫu người quân tử làm nhân vật trung tâm. Hoặc những nhân vật như liệt nữ, trượng phu, tiết phụ v.v… nói chung là những con người mang nặng đạo đức và lễ giáo phong kiến, xem nhẹ những tình cảm và nguyện vọng riêng tư, tận tâm với nhà nước phong kiến.
Đến giai đọan khủng hoảng của chế độ phong kiến thì các nhân vật thường được ca ngợi lại được xây dựng mang tính đối lập với hình ảnh người “ quân tử”. Đó là “ nghịch tử”, đứa con phản nghịch, của giai cấp phong kiến như: Kim Trọng, Thuý Kiều, Từ Hải…
Đến giai đoạn của thời kỳ giai cấp tư sản thì các nhân vật lại thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và thần quyền, các nhân vật có suy nghĩ riêng và hành động mạnh mẽ để thực hiện lý tưởng riêng của mình.
II. TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC:
2.1 KHÁI NIỆM TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC :
-Tính Đảng cộng sảan là linh hồn của nền văn học Cách mạng của giai cấp vô sản, của CNHT XHCN.
-Hình thức cao của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị. Tính Đảng là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến cao đđộ.
-Tính Đảng cộng sản của văn học là biểu hiện cao nhất, tập trung nhất của tính giai cấp.
-Sự thay đổi khác biệt trong nhận thức chính trị của các nhà văn ở từng giai đoạn sáng tác, từng thời kỳ… tất cả tạo nên trình độ khác nhau của tính Đảng.
Theo tư tưởng của Lê-nin, khi văn học biểu hiện quan điểm và lý tưởng của phong trào chính trị của giai cấp công nhân cách mạng là có được trình độ tính Đảng .
Tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 vào năm 1962, đồng chí Trường Chinh có nói: “ Đối với chúng ta, một tác phẩm văn nghệ có tính Đảng là một tác phẩm thể hiện chân thật cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm chủ nghĩa Mac- Lênin và dưới ánh sáng đường lối của Đảng.
_Tự gắn bó sáng tác của mình với thế giới quan, quan điểm và cuộc đấu tranh xã hội của giai cấp vô sản cách mạng.
-Ý thức nhận thức vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tự nguyện phục vụ cho những lý tưởng XHCN và sự nghiệp cách mạng vô sản XHCN. Từ đó đưa đến kết quả là tạo ra sự triệt để trong tư duy chính trị của người nghệ sĩ.
- Đó là sự thể hiện trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc thông qua hoạt động sáng tác, hoạt động chính trị của nhà văn.
Tính Đảng được nhà văn thể hiện ở chỗ:
2.2. NỘI DUNG CỦA TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC:
-Nội dung tư tưởng phải toát ra nhiệt tình chân thật đối với lý tưởng CSCN, đối với mục đích xây dựng CNXH và đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà.
-Ở ý nghĩa khách quan của tác phẩm, ở tác dụng cụ thể của nó đối với quần chúng. -Là một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.
-Có tính chiến đấu, thể hiện một cách tự nhiên thái độ yêu và ghét, xây dựng và đã phá một cách đứng đắn và rõ ràng.
-Được lý giải và đánh giá không phải bằng sự biểu hiện lộ liễu trực tiếp mà nó thường ẩn mình trong toàn bộ hệ thống hình tượng tác phẩm, trong các chi tiết tạo hình và biểu cảm của chúng.
III. TÍNH NHÂN DÂN TRONG VĂN HỌC:
-Là những người lao động, những lực lượng xã hội tiến bộ.
- Thành phần trong nhân dân không phải là “ dĩ thành bất biến” mà luôn luôn thay đổi trong lịch sử.
Khái niệm
Nhân dân
là ai ?
KHÁI NIỆM VỀ TÍNH NHÂN DÂN
TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC:
- Nhà thơ lớn đời Đường: Bạch Cư Dị: “ Vì dân mà viết, chứ không phải vì văn mà viết”
-Trong thư gửi Nguyên Chẩn, ông có viết: “ Phàm điều gì làm giảm nhẹ được nổi thống khổ của nhân dân, hoặc có thể bổ cứu cho những khuyết điểm của nền thống trị, mà không nói thẳng ra được, thì tôi đưa vào thơ tôi.
Ơ phương Đông
Vấn đề tính nhân dân trong văn học nghệ thuật được đề cặp đến một cách tập trung trong thời kỳ trước cách mạng tư sản.
-Chủ nghĩa cổ điển vào thế kỷ XVII, ông Đi-Đơ-Rô kêu gọi văn nghệ sĩ không nên chỉ miêu tả cung đình với những ông hoàng bà chúa, mà phải phóng tầm mắt ra ngoài đường phố và chợ búa, miêu tả những con người thuộc “ đẳng cấp thứ ba”.
Ong chủ trương văn học nghệ thuật phải giáo dục nhân dân yêu điều lành, ghét điều dữ, giúp họ xây dựng phẩm chất đạo đức và tinh thần công dân. Ong cho rằng nhà văn có nhiệm vụ đem những “ cảnh thương tâm” của nhân dân đối lập với những thói tục xa hao của bọn quyền qúi .
Ơ phương Tây
Tiêu biểu là các ý kiến của các nhà Khai sáng thế kỷ XVIII, trong cuốn mỹ học, HêGhen đã khẳng định: “ Nghệ thuật tồn tại không phải để cho một tập đoàn nhỏ bé sống thầm kín, không phải để cho một số ít người có trình độ học thức cao mà nói chung là để cho toàn thể nhân dân”.
Xuất phát từ quan niệm duy vật lịch sử cho rằng nhân dân là người sáng tạo ra không những của cải vật chất mà cả những giá trị tinh thần. Lê- nin nhận định rằng “Nghệ thuật là thuộc về nhân dân. Nó phải bắt rễ sâu xa nhất dưới cơ sở của quảng đại quần chúng lao động. Nó phải được những quần chúng am hiểu và ưa thích. Nó phải kết hợp được tư tưởng, tình cảm và ý chí của quần chúng và nâng cao họ. Nó phải đào tạo được những người nghệ sĩ từ trong quần chúng ra, đồng thời làm cho họ phát triển”.( trích Mac và Ang-ghen bàn về văn học và nghệ thuật).
Quán triệt tư tưởng của Lê-nin, đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nên bật phương châm “ đại chúng”,xem tính nhân dân là một phẩm chất cơ bản trong văn học.
3.1 KHÁI NIỆM TÍNH NHÂN DÂN TRONG VĂN HỌC:
-Là một khái niệm mang tính chất lịch sử.
-Đòi hỏi nhà văn phải đánh giá theo quan điểm, tư tưởng, tình cảm phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của nhân dân.
Phải bênh vực cho quyền lợi của nhân dân dưới ánh sáng những tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Ví dụ: Đất nước ta luôn luôn chống giặc ngoại xâm trong đó vai trò của nhân dân luôn nổi bật trong lịch sử. Cho nên khi phát biểu về văn thơ, ông cha ta không thể không ít hay nhiều, trực tiếp hay giáng tiếp suy nghĩ đến vận mệnh và nguyện vọng của nhân dân .
-Đi sâu vào tìm hiểu đời sống nhân dân, học tập những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, đáp ứng những quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.
-Nhà văn nào gần gũi và giữ được mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân lao động thì tác phẩm của nhà văn ấy sẽ phản ánh được sâu sắc cuộc sống sôi động, phong phú của quần chúng nhân dân.
Ngược lại nhà văn nào, trào lưu văn học nào không gắn bó máu thịt với nhân dân thì tác phẩm ấy chắc chắn không có giá trị nếu không nói là sẽ có tác hại đến nhân dân.
*Điều kiện để có được tính nhân dân trong văn học:
-Phản ánh những hiện tượng,những giai đoạn phát triển, những sự kiện( được xem là bước ngoặt trong lịch sử của toàn dân tộc).
-Đặt ra những vấn đề có ý nghĩa đối với vận mệnh, với cuộc sống và đấu tranh của nhân dân.
-Không phải là sự mô phỏng dễ dãi các hình thức đời sống nhân dân mà ở tinh thần nhân dân, ý thức nhân dân, lập trường quan điểm của nhân dân.
-Được bộc lộ cả trong đề tài, chủ đề, trong cảm hứng sáng tạo, trong thể loại và cả trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật.
3.2. NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH NHÂN DÂN TRONG TÁC PHẨM:
Ví dụ:
Các sáng tác văn học dân gian của ta từ xưa còn rực sáng cho đến hôm nay vì các tác phẩm ấy chẳng những đã nêu len được những vấn đề có liên quan đến số phận đông đảo quần chúng nhân dân mà còn giải quyết những vấn đề đó theo quan điểm nguyện vọng của nhân dân.
Cô Tấm dù có bị kẻ thù hãm hại đến mấy cũng vẫn là vợ hoàng tử, vẫn sống hạnh phúc. Mẹ con cám nhất định phải đền tội. Chàng Thạch Sanh không thể chết, chàng nhất định sẽ lấy công chúa. Kẻ lừa dối độc ác như Lý Thông sẽ bị đền tội.
Ví dụ:
Tác phẩm “ truyện Kiều” mang tính nhân dân ở chổ tâm hồn của đại thi hào như đã kết tinh bao niềm đau khổ hy vọng và ước mơ của hàng triệu triệu quần chúng.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nói lên vấn đề sống còn cùng những vinh quang lẫy lừng của dân tộc. Đây là một tác phẩm tiêu biểu về tính nhân dân trong văn học cổ nước ta.
Nhà thơ Hồ Xuân Hương với những bài thơ trữ tình và châm biếm tràn đầy tinh thần chống đối chế độ và lễ giáo phong kiến- kẻ tử thù của nhân dân- được xem như nhà thơ kiệt xuất của nhân dân.
Việc đánh giá tính nhân dân bao giờ cũng bắt đầu trước từ nội dung, nhưng hình thức nghệ thuật vẫn có ý nghĩa tương đối độc lập của nó.
Một tác phẩm tuy đã có được tính nhân dân sâu sắc về nội dung thì cũng cần phải được nhân lên với một hình thức nghệ thuật trong sáng, giản dị, dễ hiểu, gần gũi với quần chúng.
Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du luôn được quần chúng thường ngâm nga như sáng tác của chính mình.
Ý nghĩa tính nhân dân của tác phẩm bộc lộ đầy đủ nhất khi chúng tạo điều kiện để giáo dục tư tưởng nhận thức, tư tưởng tình cảm và thẫm mỹ cho quần chúng.
Khi nói đến tính nhân dân của một tác phẩm thì phải xem xét đến việc nhà văn đã hiểu biết đánh giá, giải quyết các sự kiện, những tính cách nhân vật trong tác phẩm như thế nào?
Nói khác đi là phải xem nhà văn đã miêu tả cuộc sống theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân dưới ánh sáng những lý tưởng tiến bộ của thời đại ra sao?
Việc phục vụ quần chúng nhân dân không có nghĩa là hạ thấp những yêu cầu tư tưởng thẩm mỹ của văn học.
IV. TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC:
4.1.KHÁI NIỆM TÍNH DÂN TỘC :
-Là một cộng động người ổn định, được hình thành trong quá trình lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế về trạng thái tâm lý biểu hiện và đặc biệt là về truyền thống văn hoá.
-Mỗi dân tộc có quá trình hình thành và phát triển không giống nhau, nhưng nói chung mọi dân tộc hình thành và phát triển trong lịch sử đều chịu sự chi phối của những qui luật phổ biến.
Khái niệm:
-
Trong điều kiện ngày càng mở rộng sự giao lưu như ngày nay, ngay trong lĩnh vực văn hoá cũng thấy rất rõ sự tiếp thu, đồng hoá, bổ sung, làm phong phú thêm những đặc điểm dân tộc bằng các yếu tố thuộc về các dân tộc khác.
Bản lĩnh dân tộc, truyền thống dân tộc bộc lộ rất rõ trong quá trình tiếp thu cái tinh hoa của nhân loại, đổi mới nâng cao và hoàn thiện thêm những phẩm chất của dân tộc.
4.2 BIỂU HIỆN CỦA TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC:
a. -Thể hiện nét đặc điểm của lãnh thổ quốc gia:
-Là sự thể hiện của những đặc tính dân tộc phổ biến đã hình thành trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, về các mối quan hệ kinh tế đời sống, về chế độ chính trị, về truyền thống sinh hoạt, tư tưởng, về phong tục tập quán, tín ngưỡng
-Là sự tổng hoà mọi đặc điểm độc đáo chung cho các sáng tác của một dân tộc và phân biệt với sáng tác của tác dân tộc khác.
-Được thể hiện trong “màu sắc” dân tộc ( ngôn ngữ, thiên nhiên, phong tục tập quán , sinh hoạt…) Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì vậy những đặc điểm của tiếng nói dân tộc mà văn học sử dụng là biểu hiện trực tiếp bản sắc dân tộc
Tính dân tộc không phải ngẫu nhiên thường bộc lộ trực tiếp qua nhân vật chính diện, những hình tượng mang lý tưởng đạo đức, cái đẹp mà cả dân tộc yêu chuộng nâng niu.
b. - Thể hiện qua việc xây dựng nhân vật:
Ví dụ: Đó là nàng Kiều, Lục vân Tiên, chị Sứ… trong văn học VN; Lưu Bị, Võ Tòng trong văn học Trung Quốc..
Trái lại, các nhân vật phản diện không bao giờ trực tiếp thể hiện tính dân tộc của văn học. Đó là loại nhân vật mang những biểu hiện mà cả dân tộc ghét bỏ, khinh khi( Sở Khanh,Mã Giám Sinh, Trịnh Sâm, Bùi Kiệm, Nghị Quế.
Nhân vật Nghị Quế mang trọn các tính chất đối lập với tính dân tộc Việt Nam: sùng đồ Tây, trọng chó hơn người thiếu văn hoá, không chút động lòng trước người hoạn nạn
c. Thể hiện qua ngôn ngữ và thể loại:
-Tính dân tộc còn là sự vận dụng ngôn ngữ dân tộc thành ngôn ngữ văn học.Có thể nói sự chuyển biến ngôn ngữ văn học từ chổ vay mượn đến việc sử dụng tiếng nước nhà thường là dấu hiệu trưởng thành của nền văn học.
Suốt thời kỳ Bắc thuộc và các thế kỷ độc lập đầu tiên, việc sử dụng tiếng Hán đã hạn chế sự phát triển tính dân tộc của văn học. Từ khi chữ Nôm ra đời, rồi tiếp theo là chữ quốc ngữ, tiếng Việt mới dần dần trở thành ngôn ngữ văn học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của tính dân tộc trong văn học VN.
Không phải mọi bài thơ viết bằng tiếng Việt đều có tính dân tộc. Tiếng Việt phải đạt tới mức thâm thuý, của ca dao tục ngữ, hồn hậu như thơ Nôm của Nguyễn Trãi, uyển chuyển và tình tứ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, mộc mạc mà thấm thía như văn tế của Nguyễn Đình Chiểu thì tính dân tộc mới bộc lộ ra được. .
*Tính dân tộc của văn học phát triển trên cơ sở kế thừa các truyền thống và sự tiếp thu tinh hoa văn nghệ nước ngoài.
Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có rất nhiều yếu tố được vay mượn từ văn hoá Trung Hoa, song tác phẩm này cũng như tác giả của nó lại là một tác phẩm mẫu mực của ý thức dân tộc, của một thời đại đầy biến động. Các thang giá trị của truyện Kiều không còn giống với những chuẩn mực của Thanh Tâm tài nhân.
Tác phẩm vẫn nhắc tới bối cảnh xã hội ( năm Gia Tĩnh, triều Minh), tới các địa danh và các sự kiện của đất nước Trung Hoa, song toàn bộ tác phẩm thấm đẩm tinh thần dân tộc Việt trước hết không phải chỉ ở thể loại thơ lục bát, ở môtíp truyện tài tử giai nhân mà ở các cảm hứng vừa tiêu biểu cho thế giới quan người Việt, vừa có cái chung của nhân loại: nhà thơ đau nổi đau của chúng sinh, viết từ những điều trông thấy, vì những điều trông thấy,…Chính kiểu tư duy của dân tộc ( thể loại và phương thức thể hiện) đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc của dân tộc ấy trong nghệ thuật.
d. -Thể hiện ở nội dung:
Tính dân tộc xuyên thấm từ hình thức đến nội dung. Như vậy, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm là có bấy nhiêu chỗ để tính dân tộc thể hiện phẩm chất dân tộc, cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc.
Ví dụ: bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.Tập thơ “ Nhật ký trong tù” của bác Hồ được viết bằng ngôn ngữ, thể loại, kể cả đề tài là tiếng Hán, nhưng vẫn toát lên phẩm cách của dân tộc Việt Nam.
Thơ của Bác và con người của Bác trước hết là một biểu tượng của cá tính Việt Nam: anh hùng nhưng rất hồn nhiên và bình dị ( những sự vật bình thường : cột mốc cây số, chiếc gậy, chiếc răng rụng …) đều trở thành đối tượng thẫm mỹ trong thớ Bác. Chất châm biếm, trào phúng, hài hước cũng là một nét cá tính của dân tộc được phản ánh trong thơ Bác( có khi nhẹ nhàng hóm hỉnh, có khi mĩa mai sâu cay).
Có những quốc gia tuy khác nhau về tiếng nói( hoặc cùng một quốc gia nhưng có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ, mỗi dân tộc lại có một tiếng nói riêng), nhưng lại có những điểm chung về truyền thống văn học.
Song ngược lại, cũng có các nhà văn cùng sử dụng chung một ngôn ngữ nhưng sáng tác của họ vẫn có thể đại diện cho những nền dân tộc khác nhau.
Ví dụ: Các nhà văn Anh và Mỹ đều viết bằng tiếng Anh. Nhưng tác phẩm của họ viết ra mang rõ dấu ấn bắt nguồn từ những đặc điểm khác nhau trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Hay như các nhà văn Châu Phi, sử dụng ngôn ngữ của các nước chủ thuộc địa trước đấy, nhưng những tác phẩm của họ vẫn hết sức độc đáo về bản chất dân tộc.
e-Thể hiện trong tinh thần dân tộc:
-Được hình thành trên tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, được ý thức rõ rệt cùng với sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, tài năng dân tộc, cùng với lòng tự hào về sự đóng góp của văn học dân tộc cho nhân loại.
-Được thể hiện ở nỗi đau dân tộc ở ý thức sâu sắc về số phận dân tộc, ở khát vọng da diết của dân tộc muốn từ giã nhanh chóng một quá khứ nặng nề để vươn nhanh trên con đường tiến bộ của nhân loại.
-Gắn liền với các đặc điểm của đời sống xã hội và tính cách dân tộc. Cùng với sự thay đổi của điều kiện sống của nhân dân, tính dân tộc cũng biến đổi theo. Tính cách dân tộc được thể hiện trong một phức hợp liên kết các phẩm chất nhất định.
Ví dụ: Tính cách người Việt Nam giàu lòng yêu thương và đức hy sinh được thể hiện qua các bài thơ viết về Hồ chủ tịch…
“Oi! Lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa..”
Tình cảm nhân ái và tinh thần bất khuất vốn là những phẩm chất tinh thần quen thuộc của nhân dân Việt Nam được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử.
Tinh thần kiên cường bất khuất bộc lộ từ trong ý thức tự chủ, tinh thần tự lực, tự cường chống lại mọi hình thức nô dịch, lệ thuộc là những đặc điểm quan trọng của con người Việt Nam mà văn học đề cặp đến.
Tính cách dân tộc không phải là một sản phẩm chung được phân phát đồng đều cho các thành viên trong dân tộc, hoặc là những nét tính cách được lặp đi lặp lại , bất biến một cách đơn điệu, nghèo nàn ở các hình tượng văn học. Tính cách dân tộc phải là cái thống nhất trong sự đa dạng, là cái ổn định trong sự biến đổi.
Tính dân tộc không chỉ biểu hiện qua tác phẩm cụ thể hay trong một trào lưu văn học mà điều quan trọng là tính dân tộc phải thấm ngay trong tâm hồn của người nghệ sĩ sáng tác.
Bên cạnh đó tính dân tộc không những tăng cường chức năng giáo dục và chức năng nhận thức cho văn nghệ mà nhằm còn phát huy hơn nữa chức năng tình cảm thẫm mỹ.
Nghị quyết đại hội lần thứ 3 của Đảng có ghi rõ: “Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghiã và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc”.
TRONG VĂN HỌC
KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG LÀ GÌ?
-Là sự thống nhất tất cả các mặt nội dung của nó. Nhưng không đồng nhất với nội dung (bởi có những tác phẩm mà nội dung lại rộng hơn , phong phú hơn tư tưởng của chúng.
-Được miêu tả bằng hình tượng nghệ thuật.
Nhưng có khi nhà văn tự phát ngôn, cắt nghĩa ý đồ của mình( từ ngôi người kể chuyện hoặc trong những lời bàn luận của bản thân các nhân vật),lấy các ý kiến của mình để làm rõ tư tưởng hình tượng.
-Các đặc điểm kinh nghiệm sống.
- Những đặc tính tài năng của cá nhân.
- Thuộc về một trào lưu tư tưởng xã hội nào đó.
- Thế giới quan, những quan điểm ý thức hệ nhất định.
Thiên hướng chọn lựa và miêu tả của nhà văn
trong tác phẩm là do:
-Lập trường tư tưởng, các quan điểm xã hội của nhà văn.
-Thái độ đối với cuộc sống thể hiện qua cách lí giải các tính cách mà họ miêu tả.
-Thế giới quan của nhà văn.
Đề tài của các tác phẩm phụ thuộc vào :
I. TÍNH GIAI CẤP TRONG VĂN HỌC:
1.1 TÍNH GIAI CẤP LÀ THUỘC TÍNH TẤT YẾU CỦA XÃ HỘI PHÂN CHIA GIAI CẤP:
Tính giai cấp trong văn học chính là tính giai cấp trong thực tiễn xã hội được ý thức bằng văn học.
Cá nhân trong xã hội bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định.
-Nhà văn là một nghệ sĩ, rất nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống thì nhất định sẽ nói lên tiếng nói của giai cấp của mình. Cũng chính vì thế mà tính giai cấp của nhà văn được biểu hiện một cách sắc bén hơn.
KHÁI NIỆM
Độc giả vốn là người của một giai cấp nhất định với sự phong phú về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, quan niệm chính trị, cá tính … khác nhau cho nên sự cảm nhận, đánh giá … sẽ là muôn màu muôn vẻ( tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm, tư tưởng và tình cảm giai cấp của người đọc).
Ví dụ: Nhân vật Nguyễn văn Trỗi trong tác phẩm “ Sống như anh” là một hình ảnh đẹp đẽ hào hùng đối với người VN nói chung và với giai cấp công nhân nói riêng thì ngược lại, hình ảnh của anh có thể gây nên sự hằn học căm hờn cho bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai.
Tóm lại từ hai mặt hiện thực khách quan và chủ quan của nhà văn, có thể thấy tính giai cấp xuyên thấm trong sáng tác văn học, mà cả trong tiếp nhận và thưởng thức.
Cho nên văn học tất yếu sẽ trở thành vũ khí sắc bén trong đấu tranh giai cấp.
1.2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA TÍNH GIAI CẤP TRONG VĂN HỌC:
a. Cách lựa chọn và xử lý đề tài:
Trong hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn chọn viết đề tài nào là do lập trường, quan điểm giai cấp chính trị bao gồm cả quan điểm mỹ học.
-Ở chủ đề và đề tài của tác phẩm.
-Quan trọng là thường xuyên bộc lộ ở tư tưởng chủ đề.
-Cách nhà văn xử lý đề tài đặt ra trong tác phẩm như thế nào? ( Bởi vì có khi cùng viết về một loại đề tài song do cách nhìn, do có sự khác nhau về lập trường tư tưởng dẫn đến việc xử lý các đề tài khác nhau).
Thể hiện ở
Ví dụ: Các nhà văn mang nặng ý thức hệ phong kiến thường thiên về các đề tài gọi là “ cao quí”, trong thơ văn thường xuất hiện các hình tượng “tứ quí”: mai,lan,cúc,trúc ;”Tứ thú”: ngư, tiều, canh, mục ; “Tứ linh”: long, lân, qui, phụng.
Các nhà văn trong nhóm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thường xuyên quan tâm đến những vấn đề tình yêu đôi lứa với nhiều éo le trắc trở trong xã hội thực dân nữa phong kiến thời kỳ 30-45.
Trong khi đó các nhà văn hiện thực phê phán thường đề cặp đến mảng đề tài người nông dân, người tiểu tư sản trí thức nghèo thành thị.
-
Ví dụ: Nếu các tác phẩm “Những ngày vui, Con đường sáng” của Khái Hưng và Hoàng Đạo đã xuyên tạc sự thật ở nông thôn Việt nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 thì các tác phẩm cũng viết về nông thôn của các nhà văn Ngô Tất Tố, Nam Cao… lại phản ánh một cách chân thực hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam thời ấy với những mâu thuẫn giai cấp không gì có thể điều hoà được.
Cũng viết về đối tượng người kỹ nữ ( “Tiếng hát sôngHương” của Tố Hữu và “ Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu), song do thái độ chính trị của hai nhà thơ khác nhau nên đã dẫn đến cách giải quyết vấn đề khác nhau.
b) Cách xây dựng hình tượng nhân vật:
-Mỗi giai cấp đều căn cứ vào điều kiện sống và vai trò lịch sử mà nêu ra những yêu cầu cao về tư tưởng và đạo đức cho mẫu người lý tưởng của giai cấp mình. Văn học là hình thức đắc lực trong việc thể hiện và tuyên truyền cho mẫu người đó.
-Nhà văn sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào nhân vật lý tưởng của mình để đánh giá các nhân vật khác.
-Đối với nhân vật phản diện làm nhân vật trung tâm, thì nhà văn lại thông qua việc phê phán những con người và cuộc sống nào đó để biểu hiện lý tưởng của mình.
Ví dụ: Văn học mang ý thức hệ phong kiến ở phương Đông thường lấy mẫu người quân tử làm nhân vật trung tâm. Hoặc những nhân vật như liệt nữ, trượng phu, tiết phụ v.v… nói chung là những con người mang nặng đạo đức và lễ giáo phong kiến, xem nhẹ những tình cảm và nguyện vọng riêng tư, tận tâm với nhà nước phong kiến.
Đến giai đọan khủng hoảng của chế độ phong kiến thì các nhân vật thường được ca ngợi lại được xây dựng mang tính đối lập với hình ảnh người “ quân tử”. Đó là “ nghịch tử”, đứa con phản nghịch, của giai cấp phong kiến như: Kim Trọng, Thuý Kiều, Từ Hải…
Đến giai đoạn của thời kỳ giai cấp tư sản thì các nhân vật lại thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và thần quyền, các nhân vật có suy nghĩ riêng và hành động mạnh mẽ để thực hiện lý tưởng riêng của mình.
II. TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC:
2.1 KHÁI NIỆM TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC :
-Tính Đảng cộng sảan là linh hồn của nền văn học Cách mạng của giai cấp vô sản, của CNHT XHCN.
-Hình thức cao của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị. Tính Đảng là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến cao đđộ.
-Tính Đảng cộng sản của văn học là biểu hiện cao nhất, tập trung nhất của tính giai cấp.
-Sự thay đổi khác biệt trong nhận thức chính trị của các nhà văn ở từng giai đoạn sáng tác, từng thời kỳ… tất cả tạo nên trình độ khác nhau của tính Đảng.
Theo tư tưởng của Lê-nin, khi văn học biểu hiện quan điểm và lý tưởng của phong trào chính trị của giai cấp công nhân cách mạng là có được trình độ tính Đảng .
Tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 vào năm 1962, đồng chí Trường Chinh có nói: “ Đối với chúng ta, một tác phẩm văn nghệ có tính Đảng là một tác phẩm thể hiện chân thật cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm chủ nghĩa Mac- Lênin và dưới ánh sáng đường lối của Đảng.
_Tự gắn bó sáng tác của mình với thế giới quan, quan điểm và cuộc đấu tranh xã hội của giai cấp vô sản cách mạng.
-Ý thức nhận thức vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tự nguyện phục vụ cho những lý tưởng XHCN và sự nghiệp cách mạng vô sản XHCN. Từ đó đưa đến kết quả là tạo ra sự triệt để trong tư duy chính trị của người nghệ sĩ.
- Đó là sự thể hiện trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc thông qua hoạt động sáng tác, hoạt động chính trị của nhà văn.
Tính Đảng được nhà văn thể hiện ở chỗ:
2.2. NỘI DUNG CỦA TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC:
-Nội dung tư tưởng phải toát ra nhiệt tình chân thật đối với lý tưởng CSCN, đối với mục đích xây dựng CNXH và đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà.
-Ở ý nghĩa khách quan của tác phẩm, ở tác dụng cụ thể của nó đối với quần chúng. -Là một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.
-Có tính chiến đấu, thể hiện một cách tự nhiên thái độ yêu và ghét, xây dựng và đã phá một cách đứng đắn và rõ ràng.
-Được lý giải và đánh giá không phải bằng sự biểu hiện lộ liễu trực tiếp mà nó thường ẩn mình trong toàn bộ hệ thống hình tượng tác phẩm, trong các chi tiết tạo hình và biểu cảm của chúng.
III. TÍNH NHÂN DÂN TRONG VĂN HỌC:
-Là những người lao động, những lực lượng xã hội tiến bộ.
- Thành phần trong nhân dân không phải là “ dĩ thành bất biến” mà luôn luôn thay đổi trong lịch sử.
Khái niệm
Nhân dân
là ai ?
KHÁI NIỆM VỀ TÍNH NHÂN DÂN
TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC:
- Nhà thơ lớn đời Đường: Bạch Cư Dị: “ Vì dân mà viết, chứ không phải vì văn mà viết”
-Trong thư gửi Nguyên Chẩn, ông có viết: “ Phàm điều gì làm giảm nhẹ được nổi thống khổ của nhân dân, hoặc có thể bổ cứu cho những khuyết điểm của nền thống trị, mà không nói thẳng ra được, thì tôi đưa vào thơ tôi.
Ơ phương Đông
Vấn đề tính nhân dân trong văn học nghệ thuật được đề cặp đến một cách tập trung trong thời kỳ trước cách mạng tư sản.
-Chủ nghĩa cổ điển vào thế kỷ XVII, ông Đi-Đơ-Rô kêu gọi văn nghệ sĩ không nên chỉ miêu tả cung đình với những ông hoàng bà chúa, mà phải phóng tầm mắt ra ngoài đường phố và chợ búa, miêu tả những con người thuộc “ đẳng cấp thứ ba”.
Ong chủ trương văn học nghệ thuật phải giáo dục nhân dân yêu điều lành, ghét điều dữ, giúp họ xây dựng phẩm chất đạo đức và tinh thần công dân. Ong cho rằng nhà văn có nhiệm vụ đem những “ cảnh thương tâm” của nhân dân đối lập với những thói tục xa hao của bọn quyền qúi .
Ơ phương Tây
Tiêu biểu là các ý kiến của các nhà Khai sáng thế kỷ XVIII, trong cuốn mỹ học, HêGhen đã khẳng định: “ Nghệ thuật tồn tại không phải để cho một tập đoàn nhỏ bé sống thầm kín, không phải để cho một số ít người có trình độ học thức cao mà nói chung là để cho toàn thể nhân dân”.
Xuất phát từ quan niệm duy vật lịch sử cho rằng nhân dân là người sáng tạo ra không những của cải vật chất mà cả những giá trị tinh thần. Lê- nin nhận định rằng “Nghệ thuật là thuộc về nhân dân. Nó phải bắt rễ sâu xa nhất dưới cơ sở của quảng đại quần chúng lao động. Nó phải được những quần chúng am hiểu và ưa thích. Nó phải kết hợp được tư tưởng, tình cảm và ý chí của quần chúng và nâng cao họ. Nó phải đào tạo được những người nghệ sĩ từ trong quần chúng ra, đồng thời làm cho họ phát triển”.( trích Mac và Ang-ghen bàn về văn học và nghệ thuật).
Quán triệt tư tưởng của Lê-nin, đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nên bật phương châm “ đại chúng”,xem tính nhân dân là một phẩm chất cơ bản trong văn học.
3.1 KHÁI NIỆM TÍNH NHÂN DÂN TRONG VĂN HỌC:
-Là một khái niệm mang tính chất lịch sử.
-Đòi hỏi nhà văn phải đánh giá theo quan điểm, tư tưởng, tình cảm phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của nhân dân.
Phải bênh vực cho quyền lợi của nhân dân dưới ánh sáng những tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Ví dụ: Đất nước ta luôn luôn chống giặc ngoại xâm trong đó vai trò của nhân dân luôn nổi bật trong lịch sử. Cho nên khi phát biểu về văn thơ, ông cha ta không thể không ít hay nhiều, trực tiếp hay giáng tiếp suy nghĩ đến vận mệnh và nguyện vọng của nhân dân .
-Đi sâu vào tìm hiểu đời sống nhân dân, học tập những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, đáp ứng những quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.
-Nhà văn nào gần gũi và giữ được mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân lao động thì tác phẩm của nhà văn ấy sẽ phản ánh được sâu sắc cuộc sống sôi động, phong phú của quần chúng nhân dân.
Ngược lại nhà văn nào, trào lưu văn học nào không gắn bó máu thịt với nhân dân thì tác phẩm ấy chắc chắn không có giá trị nếu không nói là sẽ có tác hại đến nhân dân.
*Điều kiện để có được tính nhân dân trong văn học:
-Phản ánh những hiện tượng,những giai đoạn phát triển, những sự kiện( được xem là bước ngoặt trong lịch sử của toàn dân tộc).
-Đặt ra những vấn đề có ý nghĩa đối với vận mệnh, với cuộc sống và đấu tranh của nhân dân.
-Không phải là sự mô phỏng dễ dãi các hình thức đời sống nhân dân mà ở tinh thần nhân dân, ý thức nhân dân, lập trường quan điểm của nhân dân.
-Được bộc lộ cả trong đề tài, chủ đề, trong cảm hứng sáng tạo, trong thể loại và cả trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật.
3.2. NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH NHÂN DÂN TRONG TÁC PHẨM:
Ví dụ:
Các sáng tác văn học dân gian của ta từ xưa còn rực sáng cho đến hôm nay vì các tác phẩm ấy chẳng những đã nêu len được những vấn đề có liên quan đến số phận đông đảo quần chúng nhân dân mà còn giải quyết những vấn đề đó theo quan điểm nguyện vọng của nhân dân.
Cô Tấm dù có bị kẻ thù hãm hại đến mấy cũng vẫn là vợ hoàng tử, vẫn sống hạnh phúc. Mẹ con cám nhất định phải đền tội. Chàng Thạch Sanh không thể chết, chàng nhất định sẽ lấy công chúa. Kẻ lừa dối độc ác như Lý Thông sẽ bị đền tội.
Ví dụ:
Tác phẩm “ truyện Kiều” mang tính nhân dân ở chổ tâm hồn của đại thi hào như đã kết tinh bao niềm đau khổ hy vọng và ước mơ của hàng triệu triệu quần chúng.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nói lên vấn đề sống còn cùng những vinh quang lẫy lừng của dân tộc. Đây là một tác phẩm tiêu biểu về tính nhân dân trong văn học cổ nước ta.
Nhà thơ Hồ Xuân Hương với những bài thơ trữ tình và châm biếm tràn đầy tinh thần chống đối chế độ và lễ giáo phong kiến- kẻ tử thù của nhân dân- được xem như nhà thơ kiệt xuất của nhân dân.
Việc đánh giá tính nhân dân bao giờ cũng bắt đầu trước từ nội dung, nhưng hình thức nghệ thuật vẫn có ý nghĩa tương đối độc lập của nó.
Một tác phẩm tuy đã có được tính nhân dân sâu sắc về nội dung thì cũng cần phải được nhân lên với một hình thức nghệ thuật trong sáng, giản dị, dễ hiểu, gần gũi với quần chúng.
Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du luôn được quần chúng thường ngâm nga như sáng tác của chính mình.
Ý nghĩa tính nhân dân của tác phẩm bộc lộ đầy đủ nhất khi chúng tạo điều kiện để giáo dục tư tưởng nhận thức, tư tưởng tình cảm và thẫm mỹ cho quần chúng.
Khi nói đến tính nhân dân của một tác phẩm thì phải xem xét đến việc nhà văn đã hiểu biết đánh giá, giải quyết các sự kiện, những tính cách nhân vật trong tác phẩm như thế nào?
Nói khác đi là phải xem nhà văn đã miêu tả cuộc sống theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân dưới ánh sáng những lý tưởng tiến bộ của thời đại ra sao?
Việc phục vụ quần chúng nhân dân không có nghĩa là hạ thấp những yêu cầu tư tưởng thẩm mỹ của văn học.
IV. TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC:
4.1.KHÁI NIỆM TÍNH DÂN TỘC :
-Là một cộng động người ổn định, được hình thành trong quá trình lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế về trạng thái tâm lý biểu hiện và đặc biệt là về truyền thống văn hoá.
-Mỗi dân tộc có quá trình hình thành và phát triển không giống nhau, nhưng nói chung mọi dân tộc hình thành và phát triển trong lịch sử đều chịu sự chi phối của những qui luật phổ biến.
Khái niệm:
-
Trong điều kiện ngày càng mở rộng sự giao lưu như ngày nay, ngay trong lĩnh vực văn hoá cũng thấy rất rõ sự tiếp thu, đồng hoá, bổ sung, làm phong phú thêm những đặc điểm dân tộc bằng các yếu tố thuộc về các dân tộc khác.
Bản lĩnh dân tộc, truyền thống dân tộc bộc lộ rất rõ trong quá trình tiếp thu cái tinh hoa của nhân loại, đổi mới nâng cao và hoàn thiện thêm những phẩm chất của dân tộc.
4.2 BIỂU HIỆN CỦA TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC:
a. -Thể hiện nét đặc điểm của lãnh thổ quốc gia:
-Là sự thể hiện của những đặc tính dân tộc phổ biến đã hình thành trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, về các mối quan hệ kinh tế đời sống, về chế độ chính trị, về truyền thống sinh hoạt, tư tưởng, về phong tục tập quán, tín ngưỡng
-Là sự tổng hoà mọi đặc điểm độc đáo chung cho các sáng tác của một dân tộc và phân biệt với sáng tác của tác dân tộc khác.
-Được thể hiện trong “màu sắc” dân tộc ( ngôn ngữ, thiên nhiên, phong tục tập quán , sinh hoạt…) Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì vậy những đặc điểm của tiếng nói dân tộc mà văn học sử dụng là biểu hiện trực tiếp bản sắc dân tộc
Tính dân tộc không phải ngẫu nhiên thường bộc lộ trực tiếp qua nhân vật chính diện, những hình tượng mang lý tưởng đạo đức, cái đẹp mà cả dân tộc yêu chuộng nâng niu.
b. - Thể hiện qua việc xây dựng nhân vật:
Ví dụ: Đó là nàng Kiều, Lục vân Tiên, chị Sứ… trong văn học VN; Lưu Bị, Võ Tòng trong văn học Trung Quốc..
Trái lại, các nhân vật phản diện không bao giờ trực tiếp thể hiện tính dân tộc của văn học. Đó là loại nhân vật mang những biểu hiện mà cả dân tộc ghét bỏ, khinh khi( Sở Khanh,Mã Giám Sinh, Trịnh Sâm, Bùi Kiệm, Nghị Quế.
Nhân vật Nghị Quế mang trọn các tính chất đối lập với tính dân tộc Việt Nam: sùng đồ Tây, trọng chó hơn người thiếu văn hoá, không chút động lòng trước người hoạn nạn
c. Thể hiện qua ngôn ngữ và thể loại:
-Tính dân tộc còn là sự vận dụng ngôn ngữ dân tộc thành ngôn ngữ văn học.Có thể nói sự chuyển biến ngôn ngữ văn học từ chổ vay mượn đến việc sử dụng tiếng nước nhà thường là dấu hiệu trưởng thành của nền văn học.
Suốt thời kỳ Bắc thuộc và các thế kỷ độc lập đầu tiên, việc sử dụng tiếng Hán đã hạn chế sự phát triển tính dân tộc của văn học. Từ khi chữ Nôm ra đời, rồi tiếp theo là chữ quốc ngữ, tiếng Việt mới dần dần trở thành ngôn ngữ văn học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của tính dân tộc trong văn học VN.
Không phải mọi bài thơ viết bằng tiếng Việt đều có tính dân tộc. Tiếng Việt phải đạt tới mức thâm thuý, của ca dao tục ngữ, hồn hậu như thơ Nôm của Nguyễn Trãi, uyển chuyển và tình tứ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, mộc mạc mà thấm thía như văn tế của Nguyễn Đình Chiểu thì tính dân tộc mới bộc lộ ra được. .
*Tính dân tộc của văn học phát triển trên cơ sở kế thừa các truyền thống và sự tiếp thu tinh hoa văn nghệ nước ngoài.
Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có rất nhiều yếu tố được vay mượn từ văn hoá Trung Hoa, song tác phẩm này cũng như tác giả của nó lại là một tác phẩm mẫu mực của ý thức dân tộc, của một thời đại đầy biến động. Các thang giá trị của truyện Kiều không còn giống với những chuẩn mực của Thanh Tâm tài nhân.
Tác phẩm vẫn nhắc tới bối cảnh xã hội ( năm Gia Tĩnh, triều Minh), tới các địa danh và các sự kiện của đất nước Trung Hoa, song toàn bộ tác phẩm thấm đẩm tinh thần dân tộc Việt trước hết không phải chỉ ở thể loại thơ lục bát, ở môtíp truyện tài tử giai nhân mà ở các cảm hứng vừa tiêu biểu cho thế giới quan người Việt, vừa có cái chung của nhân loại: nhà thơ đau nổi đau của chúng sinh, viết từ những điều trông thấy, vì những điều trông thấy,…Chính kiểu tư duy của dân tộc ( thể loại và phương thức thể hiện) đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc của dân tộc ấy trong nghệ thuật.
d. -Thể hiện ở nội dung:
Tính dân tộc xuyên thấm từ hình thức đến nội dung. Như vậy, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm là có bấy nhiêu chỗ để tính dân tộc thể hiện phẩm chất dân tộc, cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc.
Ví dụ: bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.Tập thơ “ Nhật ký trong tù” của bác Hồ được viết bằng ngôn ngữ, thể loại, kể cả đề tài là tiếng Hán, nhưng vẫn toát lên phẩm cách của dân tộc Việt Nam.
Thơ của Bác và con người của Bác trước hết là một biểu tượng của cá tính Việt Nam: anh hùng nhưng rất hồn nhiên và bình dị ( những sự vật bình thường : cột mốc cây số, chiếc gậy, chiếc răng rụng …) đều trở thành đối tượng thẫm mỹ trong thớ Bác. Chất châm biếm, trào phúng, hài hước cũng là một nét cá tính của dân tộc được phản ánh trong thơ Bác( có khi nhẹ nhàng hóm hỉnh, có khi mĩa mai sâu cay).
Có những quốc gia tuy khác nhau về tiếng nói( hoặc cùng một quốc gia nhưng có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ, mỗi dân tộc lại có một tiếng nói riêng), nhưng lại có những điểm chung về truyền thống văn học.
Song ngược lại, cũng có các nhà văn cùng sử dụng chung một ngôn ngữ nhưng sáng tác của họ vẫn có thể đại diện cho những nền dân tộc khác nhau.
Ví dụ: Các nhà văn Anh và Mỹ đều viết bằng tiếng Anh. Nhưng tác phẩm của họ viết ra mang rõ dấu ấn bắt nguồn từ những đặc điểm khác nhau trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Hay như các nhà văn Châu Phi, sử dụng ngôn ngữ của các nước chủ thuộc địa trước đấy, nhưng những tác phẩm của họ vẫn hết sức độc đáo về bản chất dân tộc.
e-Thể hiện trong tinh thần dân tộc:
-Được hình thành trên tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, được ý thức rõ rệt cùng với sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, tài năng dân tộc, cùng với lòng tự hào về sự đóng góp của văn học dân tộc cho nhân loại.
-Được thể hiện ở nỗi đau dân tộc ở ý thức sâu sắc về số phận dân tộc, ở khát vọng da diết của dân tộc muốn từ giã nhanh chóng một quá khứ nặng nề để vươn nhanh trên con đường tiến bộ của nhân loại.
-Gắn liền với các đặc điểm của đời sống xã hội và tính cách dân tộc. Cùng với sự thay đổi của điều kiện sống của nhân dân, tính dân tộc cũng biến đổi theo. Tính cách dân tộc được thể hiện trong một phức hợp liên kết các phẩm chất nhất định.
Ví dụ: Tính cách người Việt Nam giàu lòng yêu thương và đức hy sinh được thể hiện qua các bài thơ viết về Hồ chủ tịch…
“Oi! Lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa..”
Tình cảm nhân ái và tinh thần bất khuất vốn là những phẩm chất tinh thần quen thuộc của nhân dân Việt Nam được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử.
Tinh thần kiên cường bất khuất bộc lộ từ trong ý thức tự chủ, tinh thần tự lực, tự cường chống lại mọi hình thức nô dịch, lệ thuộc là những đặc điểm quan trọng của con người Việt Nam mà văn học đề cặp đến.
Tính cách dân tộc không phải là một sản phẩm chung được phân phát đồng đều cho các thành viên trong dân tộc, hoặc là những nét tính cách được lặp đi lặp lại , bất biến một cách đơn điệu, nghèo nàn ở các hình tượng văn học. Tính cách dân tộc phải là cái thống nhất trong sự đa dạng, là cái ổn định trong sự biến đổi.
Tính dân tộc không chỉ biểu hiện qua tác phẩm cụ thể hay trong một trào lưu văn học mà điều quan trọng là tính dân tộc phải thấm ngay trong tâm hồn của người nghệ sĩ sáng tác.
Bên cạnh đó tính dân tộc không những tăng cường chức năng giáo dục và chức năng nhận thức cho văn nghệ mà nhằm còn phát huy hơn nữa chức năng tình cảm thẫm mỹ.
Nghị quyết đại hội lần thứ 3 của Đảng có ghi rõ: “Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghiã và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Ly
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)