KHUNG PHÂN LOẠI BBK

Chia sẻ bởi Mai Vu Duong | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: KHUNG PHÂN LOẠI BBK thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN

BÀI THUYẾT TRÌNH
KHUNG PHÂN LOẠI BBK



NGUYỄN QUỐC VƯƠNG BÙI THỊ LIÊN
BÙI VŨ BẢO KHUYÊN PHẠM THỊ NHUNG
LÊ NGUYÊN BẢO NGÂN TRẦN THỊ TÚ OANH
MAI VŨ DƯƠNG ĐINH THỊ HUỆ
KHUNG PHÂN LOẠI BBK
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Xuất xứ, lịch sử hình thành
Quá trình sử dụng BBK ở Việt Nam
CẤU TẠO
Cấu tạo chung
Cấu trúc của bảng BBK
Hệ thống kí hiệu của BBK
KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
ĐÁNH GIÁ
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN

1. Xuất xứ, lịch sử hình thành
a. Xuất xứ
Đất nước Liên Xô là nơi hình thành và phát triển của BBK.
Khung phân loại BBK ra đời dựa trên sự quyết tâm:
Khắc phục hạn chế của UDC và DDC.
Hình thành một khung phân loại dành cho cho các thư viện ở Liên Xô.

b. Lịch sử hình thành
Trước năm 1917, ở Nga sử dụng nhiều khung phân loại như DC, UDC.
Sau CMT10 Nga, Liên Xô không thỏa mãn với khung phân loại cũ nên tổ chức bổ sung khung phân loại dành riêng cho Liên Xô.
Sau CTTGII, việc biên soạn khung phân loại mới được bắt đầu.
Năm 1960, BBK mới bắt đầu ra đời với sự hợp tác của 4 cơ quan Thông tin thư viện lớn, 60 viện nghiên cứu, 800 viện sĩ giáo sư và các nhà khoa học.
BBK là tên viết tắt tiếng Nga của: Phân loại thư viện thư mục (Bibliotechno Bibliograficheskaja Klassifikacija).
BBK được xuất bản nhiều loại:
BBK đầy đủ, xuất bản năm 1960 – 1968 (25 tập).
BBK rút gọn, xuất bản năm 1970 – 1972 (5 tập 6 cuốn).
BBK với kí hiệu lớp cơ bản bằng số Ả Rập.
BBK với kí hiệu số (5 tập).
2. Quá trình sử dụng BBK ở
Việt Nam
Từ những năm 60 – 70, khung phân loại BBK đã được nghiên cứu, được Việt Nam hóa và sử dụng ở các thư viện lớn.
Từ năm 1975 – 1978, BBK 3 tập được thư viện KHKTTW xuất bản (thuộc các ngành khoa học tự nhiên và kĩ thuật).
Từ năm 1978, BBK được áp dụng và hoàn thiện từng bước ở Việt Nam.
Sau khi Liên Xô tan rã, BBK vẫn được bổ sung, cập nhật và tiếp tục được sử dụng.

II. CẤU TẠO
1. Cấu tạo chung
NỘI DUNG BẢNG PHÂN LOẠI
2. Cấu trúc của bảng BBK

Có 28 lớp cơ bản chia thành 6 nhóm chính:
Nhóm 1: Chủ nghĩa Mác – Lênin (1 lớp).
Nhóm 2: Các khoa học tự nhiên (5 lớp) .
Nhóm 3: Các khoa học ứng dụng (10 lớp).
Nhóm 4: Các khoa học xã hội (9 lớp).
Nhóm 5: Các khoa học tư duy (2 lớp).
Nhóm 6: Các vấn đề tổng hợp (1 lớp).
3 Hệ thống kí hiệu của BBK
a/ Chữ cái Nga hoa
Dùng để chỉ dãy cơ bản
Ví dụ: C. Khoa học xã hội nói chung.
Dùng cho khái niệm địa lí
Ví dụ: (2=P) Dân tộc Nga
b/ Chữ cái Nga thường
Dùng cho kí hiệu dãy cơ bản của bảng mẫu chung.
Ví dụ: b. Các vấn đề triết học của khoa học.
Dùng cho kí hiệu địa lí, khi chữ cái hoa đầu bị trùng
Ví dụ: (5I/I) Irắc.


c/ Chữ số Ả Rập
Kí hiệu cho từ bậc phân chia thứ 2 trở đi của bảng chính.
Ví dụ: A. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
A1. tác phẩm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin
Kí hiệu bảng mẫu địa lí
Ví dụ: (2) Liên Xô.
Dùng cho bảng mẫu chung từ bậc phân chia thứ 2 trở đi.
Ví dụ: b01. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học.
Dùng cho kí hiệu thời gian
Ví dụ: X91591 “1946”. Hội nghị hòa bình năm 1946
d/ Chữ số La Mã
Chỉ thời gian
Ví dụ: X91591 “1945.IV-VI”. Hội nghị Hòa bình tháng 4-6/1945
e/ Các dấu trong BBK và cách dùng
Dấu chấm.
Dấu phẩy.
Dấu gạch ngang và gạch nối.
Dấu ngoặc kép.
Dấu ngoặc đơn.
Dấu bằng.
Dấu hai chấm.
Dấu gạch chéo.
Sự thống nhất kí hiệu trong BBK

Trong khung BBK, việc thống nhất kí hiệu giữa bảng chính và các bảng mẫu được đảm bảo, nhằm làm cho BBK dễ nhớ, dễ sử dụng.
Các ví dụ:
Về sự thống nhất trong bảng chính:
E5: Thực vật học
E54: Di truyền học thực vật
E55: Tế bào học thực vật
E56: Hình thái học thực vật
Sự thống nhất giữa bảng chính với bảng mẫu riêng và bảng sắp xếp.
Bảng chính:
E071. Lí sinh học đại cương
E072. Hóa sinh học đại cương
E073. Sinh lí học đại cương
E59. Phân loại thực vật có bảng mẫu riêng:
71. Lí sinh học thực vật
72. Hóa sinh học thực vật
73. Sinh lí học thực vật
SO SÁNH
Những điểm mới của BBK so với UDC và DDC
Mở rộng thêm nhiều lớp cơ bản.
Đưa vào đối tượng đầy đủ các khái niệm mới thuộc các ngành khoa học kĩ thuật, khoa học vũ trụ phát triển mạnh TK20.
Vấn đề khoa học liên ngành, khái niệm giao thoa, những ngành được quan tâm thích đáng.
Các lớp khoa học xã hội chú trọng đến thể chế xã hội và màu sắc chính trị: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, phong trào giải phóng dân tộc.
Trong từng ngành, các chủ đề khoa học đều được sắp xếp theo nguyên tắc phát triển.
Hệ thống kí hiệu hỗn hợp chữ và số.
Lớp cơ bản dùng chữ cái in hoa. Cách phân chia thứ 2 trở đi dùng số Ả rập và áp dụng rộng rãi nguyên tắc thập tiến như ở UDC.
Trong cấu tạo kí hiệu của BBK, cứ sau 3 số Ả Rập có 1 dấu chấm ngăn cách giúp dễ đọc dễ nhớ cho người sử dụng.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BBK
Ưu điểm
Thể hiện được sự kết hợp giữa phân loại khoa học và phân loại tài liệu.
BBK đã kế thừa những ưu điểm của các khung phân loại UDC, DDC.
BBK đã khắc phục được những nhược điểm của khung phân loại trước đó.
BBK đã đưa vào được các khí niệm khoa học hiện đại, dành chỗ cho các vấn đề khoa học mới được tiên đoán sẽ xuất hiện trong tương lai.
Các ngành khoa học như nghiên cứu vũ trụ, sinh học, điện tử, máy tính... Đã có những vị trí thích đáng.
Nhược điểm
Kí hiệu chữ cái Nga dùng cho lớp cơ bản. Tuy đã được khắc phục bằng chữ số Ả Rập nhưng cấu trúc kí hiệu còn phức tạp và ở một số ngành chưa hoàn hảo, gây khó khăn cho người sử dụng.
Vấn đề ứng dụng của các bộ môn khoa học còn thiếu ở nhiều vị trí: toán ứng dụng, vật lí ứng dụng, tin học ứng dụng.
Khung phân loại BBK dùng chủ yếu cho các thư viện Liên Xô, vì vậy mang nặng tính dân tộc.
Chủ đề trong khung phân loại BBK thiên về phân chia khái niệm theo thể chế xã hội như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, làm cho người sử dụng khung phân loại khó lựa chọn kí hiệu.
III KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
BBK được đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở thư viện quốc gia Lênin.
Mục đích ban đầu là biên soạn cho các thư viện ở Liên Xô, nhưng BBK đã được nhiều quốc gia khác sử dụng.
BBK ra đời đã khắc phục được nhược điểm của các khung phân loại ra đời trước đó, đặc biệt là về các đề mục khoa học xã hội.


IV ĐÁNH GIÁ
Khung phân loại BBK thể hiện mối quan hệ và ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học rất rõ ràng.
Được sắp xếp theo dạng vận động của vật chất từ đơn giản đến phức tạp, từ chung đến riêng.
Kiến thức được trình bày từ thấp đến cao theo trình tự: vô cơ- hữu cơ- tư duy con người.
Nhìn chung, khung phân loại BBK mang rõ đặc điểm khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Http://thuvien.net/khoa-hoc-thu-vien-nghiep-vu/khoa-hoc-thong-tin-va-thu-vien/nghiep-vu-tttv/xu-ly-tai-lieu/phan-loai-tai-lieu/khung-phanloai-bbk/khung-phan-loai-thu-vien-thu-muc-bbk.
Http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/tttl/2001/s1/1/tep2.htm.
Http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/tttl/2001/s4/1/tep2.htm.
Http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/2008060363/Nghiep-vu-chung/Thuc-tien-cong-tac-phan-loai-tai-lieu-o-Viet-Nam-hien-nay.html.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Vu Duong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)