Khung giáo an

Chia sẻ bởi Phạm Viết An | Ngày 23/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: khung giáo an thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn
SOẠN GIÁO ÁN
Thực hiện bởi: Nguyễn Đức Hiền - DN Máy Tính CITAT
và Nguyễn Long Khánh - GV THCS Tôn Quang Phiệt
Phần I:
CĂN CỨ KHI SOẠN GIÁO ÁN
Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
Đặc điểm nội dung bài học, tiết học
Trình độ tiếp thu của học sinh
Trình bày từng hoạt động cụ thể
Xác định Phương Pháp chủ đạo
Dựa vào chuẩn của Bộ GD
Đúng trọng tâm , tránh đi sai hướng
Không rơi vào quá tải nội dung
- Tùy theo từng hoàn cảnh, cơ sở vật chất của địa phương.
Tùy theo khả năng của học sinh.
Tùy vào nội dung của tiết học
Các hoạt động được xây dựng dựa trên mục tiêu của bài học
Kết thúc các hoạt động là dần đi đến mục tiêu
Phần II: CÁC BƯỚC QUAN TRỌNG KHI SOẠN GIÁO ÁN
Phần III:
CÁC BƯỚC CỤ THỂ KHI SOẠN GIÁO ÁN
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo
Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy - học
Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học
Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá, ..
Xác định mục tiêu bài học
Sau khi học xong HS đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?
Mục tiêu được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp
Mục tiêu phải cụ thể để GV, HS có thể tự đánh giá được sau khi học xong bài
Kiến thức
- Biết: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gội tên, vẽ ra, mô tả, nêu tên, nêu đặc điểm, xác định, chỉ ra, định nghĩa, giải thích, chứng minh, cho vài ví dụ,...
Hiểu: Giải thích, minh hoạ, nhận biết, phán đoán,.....
Vận dụng: Xử lí tình huống, phân biệt, chỉ rõ, giải quyết vấn đề,..
Kỹ năng
Quan sát, nhập, tìm kiếm, sửa đổi, sắp xếp, thực hiện các thao tác,...biết khởi động..., trình bày, so sánh, đối chiếu, phân loại, tạo báo cáo, tạo bảng, tính toán, trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí, diễn giải, phê phán, đánh giá...
Thái độ
Có ý thức, tự giác, bảo vệ, tán thành, tham gia, phản đối
b, Xác định và chuẩn bị đồ dùng dạy học
c, Các hoạt động dạy - học.
Các hoạt động này phải nhằm thực hiện các mục tiêu của bài học.
- Trong từng hoạt động phải làm rõ hoạt động nào là của GV hoạt động nào là của HS.
- Cần áp dụng phương pháp nào trong mỗi hoạt động.
- Trong một tiết học số lượng hoạt động không nên quá nhiều
- Trong từng hoạt động GV nên ghi rõ các bước:
+ Mục tiêu của hoạt động: cụ thể hơn mục tiêu chung.
+ Cách tiến hành: GV áp dụng PP nào, HS làm gì?
+ Hoạt động của GV: Theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn, kết luận,..
d, Tổng kết đánh giá cuối bài.
Tổng kết bài
Tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính.
Có thể dùng phiếu đánh giá thay cho tổng kết.
Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho HS về nhà.
Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết.
Cải tiến đánh giá
+ HS học được gì và làm được gì sau khi học xong bài
+ Bài học đã đạt được mục tiêu đề ra chưa?
+ Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp và hiệu quả
e, Khung một bài soạn.
TÊN BÀI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức.
Kỹ năng.
Thái độ (nếu có)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị của giáo viên.
Chuẩn bị của học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hãy gọi
091.2882.902 hoặc 098.249.3433
để được tư vấn
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Viết An
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)