Khu đông bắc

Chia sẻ bởi Duy Hữu | Ngày 26/04/2019 | 114

Chia sẻ tài liệu: khu đông bắc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU ĐÔNG BẮC
NHÓM 8
-
-
-

NỘI DUNG CHÍNH
Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Đặc điểm tự nhiên
Phương hướng sử dụng tự nhiên
Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Khu Đông Bắc gồm 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Phía Bắc giáp Trung Quốc.
Phía Đông giáp với vùng biển thuộc Vịnh Bắc Bộ.
Phía Tây giáp khu Việt Bắc với ranh giới là sườn phía Tây dãy núi cánh cung Ngân Sơn và sườn Bắc của dãy Tam Đảo.
Phía Nam là vùng đồi thấp giáp đồng bằng sông Hồng, chạy dọc phía Nam các dãy núi cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn, Tam Đảo nối với đồng bằng sông Hồng.
II. Đặc điểm tự nhiên

Địa chất
Thuộc rìa nền Hoa Nam – Bắc Việt Nam
Có lịch sử trẻ hơn khu Việt Bắc, nền Caledoni vẫn sụt võng suốt trung sinh, trầm tích trẻ phủ lên trên:
+ Nền Caledoni, cánh cung duyên hải
+ Nham thạch Caledoni: Thái Nguyên, duyên hải Hòn Gai.
Khu được hoàn thành vào cuối Trung Sinh, có các đới nham tướng chính là đới sông Hiến, Hạ Long, An Châu, Duyên Hải và đới Cô Tô.
Quá trình phát triển có sự hoạt động xen kẽ giữa các thời kì lắng đọng trầm tích và các vận động nâng lên kèm theo các đứt gãy, macma xâm nhập và phun trào Trung sinh.
Vận động Tân kiến tạo ảnh hưởng yếu hơn Việt Bắc nâng mạnh nhất ở vùng nằm trong nền móng Caledoni như Cao Bằng – Ngân Sơn, Duyên Hải.

2. Địa hình
Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm lại ở TaGồm các cánh cung Ngân m Đảo và mở rộng rộng về phía Bắc
Địa hình hướng vòng cung thấp dần về phía Nam.
Chủ yếu là đồi núi thấp độ cao trung bình khoảng 600m nhưng địa hình có sự phân hóa khá đa dạng thành các tiểu vùng:
+ Phía Bắc là núi đá vôi Cao Bằng – Trùng Khánh với đọ cao khoảng 1000m, địa hình hiểm trở.


+ Địa hình núi đá vôi Bắc Sơn có độ cao từ 500 – 600m địa hình hiểm trở.
+ Dãy Đông Triều có độ cao 600m – 800m
+ Phía tây là dãy núi Ngân Sơn – Cốc Xo có nhiều đỉnh cao trên 1000m, cao nhất là Phia Uắc 1930m.
+ Vùng núi thấp cao trung bình 300-500m
+Địa hình đảo ven bờ dọc theo bờ biển Đông Bắc
Núi đá vôi Trùng Khánh
Hoàng hôn trên đỉnh núi Nà Lay, Bắc Sơn
Cánh cung Ngân Sơn
Dãy Đông Triều
3.Khí hậu
Khu Đông Bắc có khí hậu đặc sắc
Có nhiệt độ mùa đông thấp nhất so với toàn miền và toàn quốc do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Mùa lạnh đến sớm, kết thúc muộn, nhiệt độ thấp hơn khu vực khác trong miền 1 – 3 0C, thời gian nhiệt độ dưới 20 0C khoảng 140 ngày.
Biên độ nhiệt năm lớn 13 – 14 0C. Có hiện tượng sương muối, sương giá, tuyết rơi.
Mùa hạ có gió mùa Đông Nam nên mưa nhiều. Lượng mưa trung bình 1500mm, mùa mưa kéo dài 5 tháng. Một số nơi trên 2000mm như Móng Cái, Bắc Quang (do bức chắn địa hình).
Sương giá ở Cao Bằng
4. Thủy văn
Có 3 hệ thống sông lớn:
+ Hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang:
Sông Kì Cùng: hướng đông nam – tây bắc, nhiều thác ghềnh,
lòng rộng. Sau khi gặp sông Bắc Giang chảy qua đồng bằng Thất
Khê nhân thêm một phụ lưu rồi ngoặc về phía đông đổ về sông
Bằng Giang.
Sông Bằng Giang bắt nguồn từ Cao Bằng nhiều thác ghềnh,
hiểm trở.
+ Hệ thống sông Thái Bình gồm sông Cầu, s.Thương, s.Lục Nam
Sông Cầu bắt nguonf từ phía bắc, nhiều thác ghềnh, thủy chế phân hóa theo mùa.
Sông Thương bắt nguồn từ Bản Thí (Lạng Sơn) chảy men theo các dãy núi, thung lũng hẹp, từ Hữu Lũng lòng sông được mở rộng.
+ Hệ thống sông Duyên hải: sông ngắn 20 -30km, dốc nên dòng chảy mạnh. Các sông ảnh hưởng mạnh của thủy triều, có 2 sông tương đối lớn là Ba Chẽ và Tiên Yên. Thủy chế không đều, lưu lượng 2 mùa lớn.
5. Thổ nhưỡng, sinh vật
Rừng nội chí tuyến chân núi giới hạn độ cao 500 – 600m, có rất nhiều cây chịu lạnh và khô như sau sau, dẻ, thông đuôi ngựa, các cây họ Đậu, họ Vang như Lim xanh…
Đai á nhiệt đới rất hạn chế vì núi ít khi quá 100m. Tại đây, rừng dẻ, re là phổ biến trên các vùng ẩm trên dãy Ngân Sơn.
Dân cư tập trung đông nên rừng bị tàn phá nặng nề, phần lớn diện tích là đất trống đồi trọc và rừng thứ sinh phổ biến như: thành ngạnh, lộng bàng, chẹo,…
Giới động vật nghèo nàn, có 1 vài loại đặc hữu như: hươu xạ ở vùng núi đá vôi Cao Bằng, Lạng Sơn; trĩ đỏ; vẹc mũi hếch; khỉ vàng; khỉ đuôi lợn;…

6. Phương hướng phát triển
Vận động tạo sơn Indosini, vận động sinh khoáng chủ yếu ở Việt Nam mạnh ở khu Đông Bắc nên có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào => phát triển công nghiệp. Mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ sắt Thái Nguyên, mỏ than Quảng Ninh.
Mở rộng diện tích trồng 1 số cây đặc sản: hồi Lạng Sơn, chè Thái Nguyên, cây ăn quả: dẻ Cao Bằng, đào Mẫu Sơn, mận Thắt Khê.
Cây ngắn ngày có khả năng phát triển là đậu tương, thuốc lá.
Vùng duyên hải đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Đẩy mạnh trồng rừng ở vùng núi.
Phát triển du lịch.
Vịnh Hạ Long
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Duy Hữu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)