Khởi nghĩa nông dân yên thế

Chia sẻ bởi Trần Minh Quang | Ngày 27/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: khởi nghĩa nông dân yên thế thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đã đến với bài thuyết trình của chúng em
Nhóm gồm:
Thảo, Huế: biên tập nội dung.
Hường: biện tập tranh ảnh.
Quang: chỉnh sửa, thuyết trình.
1. Hoàn cảnh:
-Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam, mở rộng quy mô chiếm đóng lên các tỉnh miền núi phía Bắc .
Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất........
Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế k/n
2.Diễn biến:
a) Giai đoạn 1(1884-1892)
- Giai đoạn này, các toán nghĩa quân còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất.
- Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng Yên Thế, mở rộng hoạt động sang cả Phủ Lạng Thương.
-Tháng 3-1892, Pháp huy động hơn 2.200 quân bao gồm nhiều binh chủng do tướng Voarông chỉ huy ào ạt tấn công vào căn cứ nghĩa quân
- nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã phải rút khỏi căn cứ, một số thủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh trong chiến đấu, trong đó có Đề Nắm bị giết vào tháng 4-1892.


Đồn Hố Chuối sau năm 1891. 


b)Giai đoạn 2(1893-1897):
 Đề Thám đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào Yên Thế
Ngày 17-9-1894, quân Yên Thế bắt cóc Chesnay, biên tập viên tờ Avenir du Tonkin. Quân đội Pháp phải tiến hành hòa hoãn để nghĩa quân Yên Thế thả Chesnay.
Năm 1895, Đề Thám tham gia tổ chức đánh Bắc Ninh, và từ chối trả lại những vũ khí mà ông chiếm được tại đây cho phía Pháp.
Tới tháng 11-1895, thiếu tá Gallieni đưa một pháo thuyền chở quân lên uy hiếp, buộc Đề Thám đầu hàng, nhưng nghĩa quân Đề Thám đã chống đỡ quyết liệt. 
háng 12-1897, hiệp ước hòa hoãn giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được kí kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh
-Quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), lên Sơn Tây sinh sống, sau lại lên Yên Thế
-Lớn lên, ông tham gia toán quân của Đề Nắm và nổi tiếng là người trung thực, kiên nghị.
Nhóm khởi nghĩa của Đề Thám (hình chụp của trung úy Romain-Desfossés)
Yên Thế, Bắc Kỳ - Nhóm nghĩa quân người Mán dưới quyền thủ lĩnh Phạm Quế Thắng ở Vũ Nhai
Căn cứ Yên Thế
Căn cứ chợ Gồ:
c) Giai đoạn 3(1898-1908):
Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu.
nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu. Giữa năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám. 
Nghĩa quân ra sức chuẩn bị lực lượng.
Về phía Pháp, chúng đã ráo riết lập đồn, bốt, mở đường giao thông..., tạo mọi điều kiện cần thiết để đánh đòn quyết định vào căn cứ nghĩa quân Yên Thế.
d) Giai đoạn 4(1909-1913):
Năm 1908, Đề Thám tham gia cuộc nổi dậy của lính khố xanh tại Bắc Ninh, Nam Định và Nhã Nam, khiến một sỹ quan Pháp bị giết.
Tới 27-7 năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám. Tuy nhiên cuộc binh biến thất bại.
Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế.
Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào tay giặc, như Cả Trọng, Cả Huỳnh, Cả Tuyển (con Nguyễn Thiện Thuật), Ba Biều, bà Ba Cẩn... Có một số người ra hàng như: Cả Dinh, Cai Sơn... 
Từ 29-1 tới 11-11 năm 1909, quân Đề Thám thua 11 trận quan trọng, bị quân Pháp vây hãm tại Yên Thế. Bà Ba Cẩn bị bắt, bị đày đi Guyana. Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản.
- ngày 10-2-1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.
Yên Thế, Bắc Kỳ - Quan Hầu?, nghĩa quân lớn tuổi nhất cùng con rể của Đề Thám tên Quỳnh ra hàng
Các ông đội Bình (Nguyễn Chí Bình), đội Nhân (Đặng Đình Nhân), đội Cốc (Dương Bê) cầm đầu vụ Hà thành đầu độc, bị hành quyết ngày 8/7/1908 và người Pháp đã bêu đầu các ông ở Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy và Chợ Mơ
NGHĨA QUÂN BỊ ĐI ĐẦY
TỬ HÌNH NGHĨA QUÂN
GIA ĐÌNH ĐỀ THÁM BỊ BẮT
3. Kết quả
Gây cho Pháp nhiều tổn thất to lớn, buộc Pháp phải mất gần 30 năm mới chiếm được các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Thất bại …
4. Ý nghĩa:
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu …
Chứng minh khả năng cách mạng to lớn của người nông dân Việt Nam.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, sức mạnh to lớn của người nông dân Việt Nam
Chứng tỏ con đường đấu tranh tự vệ không thể giành thắng lợi cuối cùng.
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
5. Nguyên nhân thất bại:
Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).
Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.
Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.
Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.
Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.
lễ hội Yên Thế tổ chức vào ngay 16/3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)