Khởi nghĩa bãi sậy

Chia sẻ bởi Thanh Thuy | Ngày 27/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: khởi nghĩa bãi sậy thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KHỞI NGHĨA BÃI SẬY
1883-1892

BÀI THỰC HÀNH CỦA TỔ 1
--------------------------------------------
Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. Lúc bấy giờ có rất nhiều cuộc khởi nghĩa như Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa, Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh mà tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
Và bây giờ chúng ta hãy đi tìm hiểu cuộc khởi nghĩa đầu tiên – Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Tại sao Bãi Sậy lại được chọn là căn cứ chiến đấu?
Bãi Sậy đã từng là căn cứ của Triệu Quang Phục chống quân Lương. Đây là vùng đất hoang hóa, do bị vỡ đê liên năm, nhân dân không cày cấy được, biến thành vùng lau sậy um tùm. Ngoài ra căn cứ Bãi Sậy nằm giữa các đồng bằng có các tuyến giao thông thủy bộ đi qua. Với địa bàn như vậy nghĩa quân có thể cơ động đánh địch, triệt để áp dụng chiến thuật du kích.
Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Bãi Sậy là căn cứ chính. Trong những năm 1883-1885, tại đây có phong trào đánh Pháp do Gia Đình Quế lãnh đạo.
Căn cứ Bãi Sậy
Địa bàn hoạt động
Phong trào Bãi Sậy có địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, thậm chí sang cả Nam Định, Hưng Yên. Ngoài ra, Bãi Sậy còn có căn cứ ở Hai Sông do Đốc Tít phụ trách, từ đây họ bắt liên lạc với toán quân hoạt động ở Đông Triều, Quảng Yên, Cát Bà
Tổ chức, trang bị
Dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu bãi sậy, nghĩa quân đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Từ đây, nghĩa quân tỏa ra hoạt động ở vùng đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ Hà Nội –Hải Phòng, Hà Nội –Nam Định, Hà Nội –Bắc Ninh và đường thủy trên sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống …
Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiên chế thành những phân đội nhỏ khoảng từ 20 đến 25 người, tự trang bị vũ khí và trà trộn vào dân để hoạt động.
Lãnh đạo phong trào
Từ năm 1883, tại vùng Bãi Sậy có các toán nghĩa quân chống Pháp do Đinh Gia Quế cầm đầu. Từ năm 1885 trở đi, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật bên cạnh đó còn có nhiều thủ lĩnh khác như Đốc Tít, Nguyễn Thiện Kế
Diễn biến phong trào
Trong những năm 1885-1887, nghĩa quân tập trung tổ chức lực lượng, bẻ gãy ngiều trận càn của địch vào căn cứ Bãi Sậy và các làng thuộc hai huyện Khoái Châu và Văn Giang, còn tại căn cứ Hai Sông, tháng 11-1885, nghĩa quân liên tiếp đẩy lùi các cuộc tấn công của thực dân Pháp
Năm 1888, quân Pháp tập trung lực lượng, quyết tâm diệt bằng được cuộc khởi nghĩa. Cũng từ đây ngĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt
Thực dân Pháp tăng cường binh lực, xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc và thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Nghĩa quân di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở vùng sông Đuống, Lang Tài, Từ Sơn, Gia Lâm, Bắc Ninh,đặc biệt là trận Lưu Trung, diệt tên sĩ quan chỉ huy Pháp, vận động lính ngụy trở về với nhân dân.
Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông rồi sang Trung Quốc.
Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị quân Pháp tấn công, Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng bị đánh bản doanh Trại Sơn. Trong thế cùng buộc ông phải ra hàng.

Những thủ lĩnh còn lại duy trì cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm1892, họ đưa lực lượng cuối cùng về với Đề Thám.
Tổ chúc chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với ngĩa quân Ba Đình ở chỗ:
Hoạt động trên một địa bàn rộng, sử dụng lối đánh du kích, nghĩa quân không cố thủ một nơi, chia thành nhiều nhóm nhỏ, cơ dộng linh hoạt, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
Kết quả
Đến 1889, sau những trận giao chiến quyết liệt, mặc dù lực lượng nghĩa quân bị tộn thương nhưng vẫn giàng được những thắng lợi lớn, làm tiêu hao sinh lực địch, vận động được nhiều lính ngụy trở về với nhân dân. Do tình thế ngày một khó khăn, 7 – 1889 Nguyễn Thiện Thuật phải tìm đường lánh sang Trung Quốc. Phong trào tiếp tục một thời gian và đến năm 1892 thì tan rã hẳn.
Ý nghĩa
Kế tục truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha ta, cổ vũ nhân dân tiếp tục đứng lên đấu tranh.
Tồn tại 9 năm(1883-1892) gây cho Pháp và tay sai nhiều thiệt hại.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm tác chiến vùng đồng bằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Thuy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)