Khoang san

Chia sẻ bởi Lê Thế Lương | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: khoang san thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Tài nguyên khoáng sản &
năng lượng
GVHD: Mr.Chinh
SVTH: Lê Thế Lương
Bùi Văn Lượng
Lê Thị Miên Ngọc
MỤC LỤC
Đặt vấn đề
1. Vấn đề sử dụng năng lượng hiện
nay trên thế giới
2. Ý nghĩa của tài nguyên khoáng
sản đối với thế giới và Việt Nam
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo



Đặt vấn đề
2. Tài nguyên khoáng sản trên thế giới và Việt Nam
TÀI NGUYÊN KHOÁNG S Ả N
2.1 Định nghĩa:
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, trên mặt đất hay là trong nước biển mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người
Khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường xung quanh
Việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc ( SO2, CO, CH4 v.v...).
2.2 Phân loại
- Dạng tồn tại: Rắn ( quặng, than ), khí ( khí đốt, Ar, He), lỏng ( Hg, dầu, nước khoáng).
- Nguồn gốc: Nội sinh ( sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất)
- Thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại ( kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
H. Khai thác than
H. khí Ar được nén vào b ình.
H.Mô phỏng khí He
Hg
H.Nước khoáng
Au
Cu
Fe
Ag
Tài nguyên khoáng sản trên thế giới
Tốc độ khai thác khoáng sản của con người trong 100 năm lại đây tăng rất nhanh do nhu cầu công nghiệp hoá và gia tăng dân ( than:130 tỷ tấn). khoáng sản là dạng tài nguyên không tái tạo do vậy việc khai thác đã làm cho chúng cạn dần.
Theo tính toán của một số nhà khoa học, trữ lượng khoáng sản thăm dò tới năm 1989 cho phép khai thác trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ: dầu 55 năm, than 216 – 393 năm, đồng 47 năm,ch ì 24 n ăm, kẽm 25 năm, sắt 85 n ăm, boxit 290 năm, thiếc 20 năm … ( Nguyễn đức quý và cộng sự,2000 )
Hiện tại việc thăm dò và khai thác khoáng sản ở biển và đại dương càng hối hả khi nhiều mỏ ở lục địa đã cạn dần.
Khoáng sản Việt Nam

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quí của quốc gia. Qua kết quả điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản đã phát hiện gần 5.000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.
Công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù còn chưa phát triển lắm, nhưng cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Từ 1955 đến nay, các nhà địa chất Việt Nam đã tiến hành điều tra, tìm kiếm, thăm dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ., trong đó một số loại khoáng sản có giá trị công nghiệp như: Dầu khí, than, apatit, sắt, đồng, nhôm, chì kẽm, thiếc, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh ….
Ngoài ra, việc điều tra, thăm dò dầu khí, các mỏ sa khoáng thiếc, vàng, titan, đất hiếm... ở vùng thềm lục địa và ngoài khơi cũng đã và đang được tiến hành.
Quặng sắt và hợp kim sắt.
Quặng sắt có các kiểu nguồn gốc khác nhau đã được phát hiện ở nhiều nơi như Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Yên Bái, Cao Bằng. Đáng chú ý là quặng sắt ở đồng bằng ven biển Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng tới 550 triệu tấn.
Mangan: Các mỏ và điểm quặng phần lớn phân bố ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, một số ít có ở các nơi khác như Lạng Sơn, Pia Oắc, Quảng Bình.


     Mẫu quăng Mangan
Titan: Hầu hết các mỏ, điểm quặng và sa khoáng titan phân bố ở Bắc Thái và Tuyên Quang, ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ

Mẫu quặng Titan
Crom: Ngoài 2 mỏ sa khoáng Bãi Áng, Cổ Định có quy mô lớn, còn có 2 điểm quặng gốc Núi Nưa, Làng Mun.
mẫu quặng Crôm
Nickel: Có ở Sơn La.  
Mẫu Nikel
Wolfram, Molybden, Cobalt và một số loại quặng kim loại đen khác đã được phát hiện, thăm dò và khai thác ở nhiều nơi.  
Quặng kim loại cơ bản
Quặng chì kẽm: Đã phát hiện nhiều vùng quặng nhỏ đến trung bình như Chợ Điền, Sìn Hồ, Tú Lệ, Bó Xinh, Lô Gâm, Lang Hít, Ngân Sơn, Đồng Mỏ, Quan Sơn, Phu Loi, Mỹ Đức.
Quặng chì kẽm
Quặng Đồng:  Các vùng quặng đồng chính Phan Si Pan, Sông Đà, Núi Chúa-Khao Quế, Tri Năng, Tam Kỳ, Tây Ninh. Mỏ đồng Sinh Quyền được phát hiện từ cuối thập kỷ 50 và đã được thăm dò đánh giá trữ lượng đồng cùng kim loại đi kèm như vàng, bạc, đất hiếm...
quặng đồng Sinh Quyền- Lao Cai
Quặng Antimon: Ở Việt Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ có quy mô trữ lượng trung bình.
Quặng Antimon
Quặng thiếc: Ở Tam Đảo, Quỳ Hợp, Lâm Đồng đã được phát hiện, trong đó nhiều nơi đã được đưa vào khai thác.
Quặng thiếc
Kim loại nhẹ
Quặng nhôm: Bauxit trong trầm tích Permi ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lỗ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp đã được thăm dò từ trước và trong những năm 60. Hàng loạt vùng quặng bauxit-laterit từ đá bazan Neogen ở Bản Tấu (Điện Biên), Đak Nông, Sông Bé, Bù Na, Bảo Lộc, Măng Đen, Vân Hoà, Bắc Quảng Ngãi đã được phát hiện. Riêng bauxit laterit từ đá bazan ở Tây Nguyên đã được thăm dò đạt trữ lượng lớn.
Mẫu quặng Bauxit TápNá -Cao Bằng
Quặng kim loại quý.
Nhóm các mỏ vàng thực thụ: gồm 40 mỏ, điểm quặng gốc và sa khoáng đã được điều tra đánh giá, trong đó một vài mỏ đã được đưa vào khai thác.
Ngoài ra còn cókiểu khoáng hoá vàng-bismut, vàng-molybden, Nickel, Wolfram, molybden, cobalt và một số loại quặng kim loại đen      
Mẫu quặng Cromit
Cổ Định- Thanh Hoá
Khoáng sản phi kim loại
Quặng photphorit: Kiểu apatit trầm tích biến chất có ở Lào Cai, trữ lượng thăm dò  khoảng 900 triệu tấn và dự báo đến 2,5 tỷ tấn.
Mẫu quặng photphorit -Lạng Sơn
Quặng barit: Đã phát hiện được khoảng 40 điểm quặng và mỏ, trong đó 2 mỏ đã được thăm dò là Làng Cao (Bắc Giang) và Ao Sen (Tân Trào -Tuyên Quang), 7 mỏ khác đã được tìm kiếm đánh giá: Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Lục Ba (Thái Nguyên), Sơn Thành (Nghệ An), Tân Yên (Bắc Ninh), Thượng Ấm (Tuyên Quang
Mẫu quặng
Barit - đất hiếm
Than anthracit chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, một phần ở Nông Sơn (Quảng Nam) và một vài nơi khác.
Than mỡ có ở Sông Đà, Bắc Thái, Nghệ An.
Than nâu tập trung chủ yếu ở Na Dương, vùng trũng Hà Nội và nhiều nơi khác.
Than bùn chủ yếu có ở  đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra còn có rải rác ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
Đá dầu có ở Đồng Ho (Quảng Ninh).
Mẫu than mỡ Thái Nguyên
Đá dầu
Quảng Ninh
Dầu khí: Có ở các bồn Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Vũng Mây, Malaxia-Thổ Chu... và các nhóm bồn Trường Sa, Hoàng Sa.
Các mỏ dầu khí đã phát hiện (trừ mỏ Bạch Hổ) là mỏ nhỏ đến trung bình, có nhiều tầng chứa (cát kết tuổi Oligocen và Miocen, đá vôi Miocen, đá móng nứt nẻ trước Đệ tam). Các mỏ đang khai thác là: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng và Bunga-Kekwa.
Mẫu dầu ở Việt Nam
Quặng phóng xạ, đất hiếm:  Đã xác định được trữ lượng đất hiếm ở các khu vực  Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum, Yên Phú. Các đất hiếm liên quan với đá xâm nhập kiềm ở Lai Châu, Yên Bái có trữ lượng lớn.
Mẫu đất hiếm Nậm Xe
Các mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hoá đá quý và đá nửa quý chủ yếu ở Lục Yên (Yên Bái), Quỳ Châu (Nghệ An) và rải rác ở các nơi khác trên miền Bắc (Xuân Lê, Cò Phương, Ba Bể) và miền Nam (Tiên Cô, Đá Bàn).
Đá quý: ruby, saphir (riêng kim cương, emerot, jadeit mới chỉ có tiền đề và dấu hiệu sơ bộ).
Đá nửa quý: spinel, aquamarin (beryl), topaz, turmalin, zircon, peridot, opal-calcedon, đá dạng jadeit, amethyst, thạch anh tinh thể.  
Thạch anh hồng, dematoit, disten, staurolit, agat, jasper, amazonit, epidot, pirophylit, gỗ hoá thạch, fluorit, tectit. 
Mẫu quặng Rubi
Lục Yên, Yên Bái
1. Vấn đề sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới
A - Năng lượng truyền thống
1. Dầu mỏ
2. Than – nhiên liệu hoá thạch
3. Khí đốt – khí thiên nhiên
4. Thuỷ điện
5. Điện hạt nhân
B - Nguồn năng lượng sạch cho tương lai
1. Pin nhiên liệu.
2. Năng lượng mặt trời
3. Năng lượng từ đại dương.
4. Năng lượng gió
5. Dầu thực vật phế thải dùng để chạy xe
6. Năng lượng từ tuyết
7. Năng lượng từ sự lên men sinh học
8. Nguồn năng lượng địa nhiệt.
9. Khí Mêtan hydrate
A - NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG
Bảng 1: Nhu cầu năng lượng của con người qua các thời kỳ
1.Dầu mỏ - vàng đen
H.Bản đồ các nước khai thác và chế biến dầu mỏ trên thế giới
1.3. Vấn đề sử dụng và khai thác hiện nay
- Tổng trữ lượng hiện nay
+ Từ 7000 - 8000 tỷ thùng
+ Trữ lượng đã thăm dò là 1200 tỷ thùng
10 nước có tổng trữ lượng dầu lớn nhất thế giới hiện nay :

- Tình hình khai thác dầu mỏ hiện cho thấy rằng sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm.

- Nổi bật là các nước:
+ Ả Rập Saudi
+ Nga
+ Mỹ
+ Mexico
+ Iran
2. Than – nhiên liệu hoá thạch
Một mỏ than bùn ở miền Đông Nam Bộ
Khai thác than bùn ở Châu Âu
Khai thác than đá tại Qinhuangdao – Trung Quốc
Than antraxit
Vấn đề khai thác và sử dụng hiện nay
Tổng trữ lượng hiện nay vẫn chưa được biết đến một cách toàn diện, hiện nay vẫn có những mỏ than được phát hiện
Tình hình khai thác than hiện nay ngày một cao, do nó là nguồn cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác bởi nó là nguồn nhiên liệu vô cùng rẻ, vận chuyển và bảo quản dễ dàng.
- Mức tiêu thụ:
Than đá thành “vua năng lượng”
+ Nhu cầu tiêu thụ than đá của thế giới sẽ tăng mạnh tới 75% trong giai đoạn từ nay đến năm 2030
+ Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm tới 45% lượng than tiêu thụ của toàn cầu, sẽ tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2005-2030
+ Ủy ban châu Âu (EC)
+ Tây Ban Nha và Đức
3. Khí đốt – khí thiên nhiên
3.3. Vấn đề khai thác và sử dụng hiện nay
- Tổng trữ lượng hiện nay khoảng 150 tỷ tỷ m³ (150 × 1018)
Bản đồ sản lượng khí thiên nhiên theo quốc gia (các quốc gia màu nâu và tiếp theo là màu đỏ là những quốc gia có sản lượng lớn nhất)
- Tình hình khai thác mức khai thác ngày càng tăng, song song với việc khai thác và tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới.
- Mức tiêu thụ ở mỗi quốc gia
+ Châu Âu nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên giảm 7% trong năm 2010 và chắc chắn sẽ chỉ tăng nhẹ trong năm 2011.
+ Nhu cầu khí đốt tự nhiên ở châu Á có thể tăng bình quân khoảng 4%/năm trong vòng 30 năm tới.
+ Nhu cầu về khí đốt dạng lỏng của Trung Quốc Ấn Độ sẽ tăng…
Tác động đến môi trường của dầu, than đá và khí đốt
- Trữ lượng dầu, khí và than đang cạn kiệt nhanh chóng và nghiêm trọng hơn, chúng thuộc dạng không tái sinh được tái sinh.
- Khí cacbonic cách đây khoảng 300 triệu năm đã phục hồi gần như hoàn toàn.
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm đất
- Ô nhiễm nguồn nước
- Ô nhiễm hệ động thực vật
- Suy giảm miễn dịch
- Phá hủy công trình
* Tràn dầu vịnh Mexico 30/04/2010 của dầu khí Anh BP & hậu quả…
Hơn 750.000 lít dầu thô rò rỉ mỗi ngày từ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của Hãng dầu khí Anh BP trên vịnh Mexico đã lan ra xa gần 200km 
Một con rùa biển kiếm ăn trong làn nước phủ dầu gần đảo South Pass, bang Louisiana vào ngày 5/5. Kể từ khi dầu bắt đầu tràn, người ta tìm thấy ít nhất 186 con rùa biển, trong đó phần lớn đã chết
Cá chết nổi trắng khu vực sông Chaland, phía Tây sông Mississippi, Mỹ
Một chú ốc với thân mình bị phủ đầy dầu đang bò trên bãi biển
Đe doạ hệ sinh thái của san hô
Đe doạ chim biển
Ảnh hưởng hệ sinh thái ven biển
Bác sỹ Erica Miller, một thành viên của Đội giải cứu động vật hoang dã bang Louisiana đang tắm cho một chú Bồ nông để tẩy sạch dầu trên lông nó
Một nghĩa trang giả do người dân dựng lên, liệt kê những tổn thất do vụ tràn dầu gây ra với hệ sinh thái 
Chủng vi khuẩn ăn dầu mới trên vịnh Mexico ( trong vòng tròn đỏ )
4. Thuỷ điện

Vấn đề sử dụng hiện nay
- Cuối 2007 ~ 807 GW
- 2008, tối thiểu có 150 GW/150 quốc gia
- Châu Á là châu lục có số lượng lớn nhất về phát triển thủy điện, đã tăng từ khoảng 933 Twh/năm lên 1061 Twh/năm
- Công suất thủy điện đang xây dựng ở châu Á, tăng khoảng 27% là hơn 99 GW lên hơn 126 GW. Các quốc gia dẫn đầu về tốc độ vẫn là Trung Quốc, An Độ, Việt Nam, Nga, Iran, …
* Trung Quốc, nước dẫn đầu thế giới về phát thải CO2 và đứng thứ hai về sử dụng điện năng, là một bằng chứng.
Đập thuỷ điện Tam Hiệp ngăn sông Dương Tử cao 185 km, dài 2 km với công suất 18700 MW thoả mãn cho nhu cầu điện toàn bộ miền đông Trung Quốc & hậu quả
5. Điện hạt nhân
Vấn đề sử dụng hiện nay
- Nhiên liệu thường được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân là Urani-235, Urani-233, hoặc Plutoni-239. Các lò phản ứng hạt nhân thông thường hiện nay sử dụng UO2 chứa 5% Urani-235.
- Trữ lượng urani của thế giới là 4.743.000 triệu tấn, nếu khai thác như năm 2008 là 43.853 tấn, thì hơn 100 năm nữa nếu không phát hiện thêm mỏ để khai thác thì urani sẽ cạn kiệt.
Hiện nay nhu cầu về urani trên thế giới là khoảng 60.000 tấn/năm, trong đó lượng sản xuất hàng năm chỉ dừng ở mức 50-60% nhu cầu, phần còn lại được đáp ứng bởi các nguồn thứ cấp (urani tồn kho dân sự hoặc quân sự, urani tái xử lý và urani nghèo tái làm giàu).
- Hiện nay toàn thế giới có 463 lò phản ứng hạt nhân, chiếm 15 % sản lượng điện. Sản lượng điện hạt nhân tại 187 nhà máy đang được xây dựng và trong kế hoạch sắp  tới sẽ cung cấp 196.623 MW, (tăng thêm 53% so với hiện nay).
Nhà máy hạt nhân thế hệ mới: Tháng 5 này, Bộ Năng lượng Mỹ sẽ chọn một số thiết kế mới cho nhà máy hạt nhân thế hệ mới, với mục tiêu xây dựng một nhà máy dùng cho thương mại vào năm 2021
5.3. Tác động đến môi trường
- Năng lượng này là nguồn năng lượng sạch, nhưng lại tạo ra nhược điểm lớn là các sản phẩm tạo ra trong phản ứng phân hạch hạt nhân lại là các chất phóng xạ gây ra các bệnh ung thư, dị tật gen...
- Một ví dụ điển hình là vụ nổ nhà máy hạtnhân nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina vào ngày 26 tháng 4 năm 1986.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUYỄN ĐỨC KHUYẾN,Môi trường và phát triển,Nhà xuất bảnkhoa học và kỹ thuật Hà Nội,2001.
MAI ĐÌNH YÊN,Môi trường và con người, nhà xuất bản giáo dục,1997.
http://vi.wikipedia.org/
http://www.cbcc.org.vn/
http://nangluong.blogspot.com/
http://www.nangluongmattroi.com/
http://www.vietnamep.com/energy/
http://www.voh.com.vn/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thế Lương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)