Khoa học trái đất

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Thư | Ngày 26/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: khoa học trái đất thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

* hoạt động của nước và dòng chảy trên bề mặt lục địa
Nước hoạt động trên lục địa là nước ngọt lợ ven biển, gồm cả nước mặt và nước dưới đất
Nước hoạt động trên bề mặt được phân biệt theo 4 dạng cơ bản: mương xói (nước chảy tạm thời), suối (nước chảy thường xuyên), Sông ngòi và ao hồ, đầm lầy
hoạt động địa chất của mương xói
Nước mưa đổ xuống hoặc tuyết tan sẽ thu về các địa hình trũng, có qui mô khác nhau tạo nên các dòng chảy tạm thời gọi là mương xói và dòng chảy thường xuyên gọi là khe suối. Qui luật hoạt động của mương xói theo nguyên tắc xói mòn giật lủi từ sườn lên đỉnh núi. Kết quả là trắc diện của dòng chảy sẻ đạt tới trắc diện cân bằng Và gốc xói mòn là điểm cắt nhau của 2 trắc diện trước và sau khi xói mòn
Hình a/19) trắc diện hoạt động của mương xói theo nguyên tắc từ 1=>2=>3=>4=>5. Nón phóng vật có cấu tạo phân lớp xiên chéo nhau theo thứ tự dưới lên 1=>2=>3=>4=>5
dạng địa hình âm, hẹp , kéo dài, có bờ dốc và trần trụi, thường mặt cắt có dạng chữ V. Chiều dài từ vài trăm mét đến vài kilômet, rộng từ vài mét đến hàng chục mét, sâu hàng mét. MX hình thành trên đất đá bở rời dày, dễ bị xói mòn bởi dòng chảy tạm thời (dòng chảy chỉ có trong mùa mưa lũ, tuyết tan). MX phát triển qua 4 giai đoạn: sơ sinh (khe xói nhỏ); trẻ (xâm thực sâu, tăng chiều dài nhanh chóng); trưởng thành (mở rộng lòng) và cuối cùng trở thành suối cạn (không có nước vào mùa khô).

Quá trình phát triển mương xói và xói mòn đất do phá rừng và canh tác không hợp lý đang gây ra những thiệt hại lớn về diện tích và chất lượng đất canh tác tại nhiều nơi trên lãnh thổ.
Mương xói là do rãnh nông không ngừng được đào sâu thêm biến thành. Mương xói thường xuất hiện ở những nơi có độ dốc nhất trên sườn. Độ sâu nói chung khoảng 0.5-1.5m, cũng có thể tới 2.5m, rộng dưới 2m. Chiều dài của mương xói ngắn hơn so với chiều dài của đoạn sườn mà nó khoét vào. Trắc diện ngang  ở phần trên (gần đỉnh) có hình chữ V, ở phần dưới (về phía chân sườn) có hình chữ U. Trắc diện dọc của mương xói đại thể vẫn phù hợp với trắc diện dọc của sườn. Mương xói chỉ có một bộ phận duy nhất là kênh dẫn, còn nón phóng vật chỉ mới ra đời mà không ngừng bị đẩy xuống chân sườn cùng với việc kéo dài mương xói.
2. Hoạt động của mạng sông suối
Các dòng suối là đầu nguồn của mạng lưới thuỷ văn thu nước vào sọng, sông đi ra biển
Có 3 thời kỳ hoạt động cơ bản trong suốt đời sống của một thời kỳ trưởng thành và thời kì già
Thời kì trẻ: là thời kì mà các lòng sông có trắc diện dốc, đáy sông gồ ghề, thượng nguồn có nhiều ghềnh thác. Vì vậy, động năng của dòng nước rất mạnh, được biểu diển qua công thức: W= mv^2/2 ( với m là khối lượng nước, v là vận tốc trung bình của dòng nước). Quá trình nước chảy chủ yếu là xâm thực sâu theo nguyên tắc “ xói mòn gật lùi “ kết quả đả biến đáy sông gồ ghề phức tạp thành đơn giản và mềm mại do 2 quá trình đồng thời xảy ra là bào mòn đáy và tích tụ trầm tích đáy, song trắc diện ngang vẩn có hình chử v đặc trưng và trắc diện dọc chưa đạt đến cân bằng,

Thời kỳ sông trưởng thành: thời kì này tương đối ngắn, mặt cắt cân bằng dọc của sông đả hoàn thành. Tốc độ dòng nước giảm đi một cách có quy luật từ thượng lưu đến của sông, phù hợp với quy luật giảm dần độ dốc lòng sông ở phần trung lưu của sông đả chấm dứt tác dụng xói mòn sâu. Tác dụng này còn tiếp diển ở phần thượng lưu và sông vẩn còn xu hướng vươn dài về phía thượng nguồn sông chuyển từ đào sâu lòng sang xâm thực ngang. Sông bắt đầu uốn khúc và hình thành đồng bằng bồi tích rộng lớn hơn
Thời kì sông già: trong thời kì này tác dụng xói mòn sâu củng chỉ còn thể hiện ở phần thượng lưu, ở trung và hạ lưu tác dụng xói mòn bờ xảy ra mạnh mẽ vì thế thung lunh3 sông có dạng chử U và trở nên rất rộng và là thời kì kết thúc một chu kì hoạt động của sông. Lúc này trắc diện dọc của lòng sông khá cân bằng. Đặc trưng hình dạng của sông già là uốn khúc quanh co trên đồng bằng do chính nó tạo ra. Vào mùa khô nước chảy chậm chạp, uốn lượn theo các khúc uốn của sông. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, do động lực dòng chảy mạnh đả khiến cho chúng tìm lối thoát rút ngắn đường đi và để rời lại các khúc uốn đoạn tuyệt với lòng sông mới, đó chính là hồ móng ngựa


Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, do động lực dòng chảy mạnh đả khiến cho chúng tìm lối thoát rút ngắn đường đi và để rời lại các khúc uốn đoạn tuyệt với lòng sông mới, đó chính là hồ móng ngựa
B.các quá trình địa chất của nước dưới bề mặt đất:
1.khái niệm:
Nước dưới đất là tên gọi chung cho tất cả các loại nước nằm dưới bề mặt đất, chúng tồn tại ở 3 trạng thái: khí, lỏng, rắn. nước ở trạng thái khi là hơi nước nằm trong các khe nứt, lỗ hỏng của đá hoặc khoáng vật. khi nhiệt đọ giảm, hơi nước chuyển sang trạng thái lỏng. ở những vùng luôn luôn có nhiệt độ dưới 00C, nước ở trạng thái rắn.
Nước dưới đất (underground water) hay “nước ngầm” là thuật ngử để chỉ nước chứa trong các không gian rổng cũa đất đá dưới mặt đất
Nước dưới đất có nguồn gốc từ nước mưa và nước bề mặt. Nguồn nước này thấm qua các tầng đất đá có động rộng lớn từ lớp đất thổ nhưởng trên bề mặt xuống các tầng sâu của vỏ trái đất
2.Phân loại:
A,Nước thượng tầng:
Là nước nằm trong đới thông khí của trầm tích bở rời ở dạng ổ, thấu kính. Lượng nước biến đổi theo mùa trong năm. Thuộc loại này có nước thổ nhưỡng nằm trong lớp phủ thổ nhưỡng, nước đụn các có dạng thấu kính nằm trong các cồn các ven sông, ven biển, hoang mạc…
B, Nước ngầm:
Là nước nằm trong các đá luôn luôn bão hòa nước, phía dưới nó là các tầng đá không thấm nước (đá sét, bột kết chứa sét) đầu tiên kể từ trên bề mặt đất xuống. mực nước ngầm là một mặt cong như bề mặt địa hình và độ cao mực nước biến đổi theo mùa trong năm.
C, Nước gian tầng:
Là nước dưới đất mà tầng mà tầng đá chứa nước nằm giữa 2 tầng đá không thấm nước. lưu lượng nước không phụ thuộc vào các mùa trong năm.
NUOC NGAM PHUN

D, Nước khe nứt:
Nước nằm trong khe nứt của đá, di chuyển theo độ dốc của khe nứt. đây là nguồn cung cấp nước cho nước gian tầng. ở những khu vực cấu tạo bởi đá vôi, nước khe nứt dược gọi là nước karsto.
E, Nước khoáng:
Là nước dưới đất có chứa các nguyên tố hoặc hợp chất hóa học hòa tan cao hơn nước bình thường, theo V.A.Alecxandro, nước khoáng gồm 6 loại:
Nước bicacbonic có hàm lượng HCO-3 chiếm 25%
Nước clorua có hàm lượng Cl- chiếm 25%
Nước sunfat có hàm lượng SO4 chiếm 25%
Nước có 3 thành phần trên, hàm lượng HCO-3 , Cl- , SO4- chiếm 25%
Nước chứa các nguyên tố kích thích: asen. Brom…
Nước hòa tan các khí(CO2, H2S…)
3.các quá trình địa chất của nước dưới đất:
A, Các quá trình phá hủy và vận chuyển:
Nước dưới đất phá hủy đá và khoáng vật chủ yếu bằng các quá trình hóa học như: oxy hóa. Hydrat hóa, hòa tan và phân hủy silicat…
Các quá trình này tăng khi nhiệt độ, áp suất tăng và ngược lại. các đá có chứa các nguyên tố kiềm hoặc kiềm thổ, các hợp chất silicat dễ bị phá hủy hơn là các thành phần khác. Các nguyên tố đá thô, hạt không đều dễ bị phá hủy hơn các hạt đá mịn và dều hạt. ngoài ra các quá trình phá hủy còn phụ thuộc vào thế nằm, độ nứt nẻ cú đá và các điều kiện tự nhiên khác.
B, Các quá trình tích tụ:
Trong khi duy chuyển, nước dưới đất vẫn tiếp tục các quá trình phá hủy đá, khoáng vật dưới bề mặt đất, dẫn tới tăng nồng độ các hợp chất hòa tan, hợp chất keo trong nước. khi nồng độ quá bão hòa và nhiệt độ áp suất thay đổi sẽ dẫn tới quá trình kết tinh của các hợp chất hóa học thnah2 những tinh thể tương đối rõ như: thạch anh, canxit, fluorit…
Cấu Trúc Vỉa Nước
Người ta ước tính khối lượng nước dưới đất chiếm hơn 66 lần tổng lượng nước các con suối và hồ nước ngọt. Cấu trúc một vỉa nước bao gồm hai đới: đới thông khí và đới bảo hoà

Đới thông khí: Khi dịch chuyển từ bề mặt xuống dưới sâu một phần nước bị giưa lải ở lớp trên nhưng ko lấp đầy hoàn toàn không gian rổng của đất đá. Đới thông khí đc chia làm ba phụ đới:
+ phụ đới nước thổ nhưỡng: là nơi 1 phần nước cung cấp cho sự sống của thực vật và một phần khác bay hơi vào khí quyển
+ phụ đới không gian: nằm giửa phụ đới thổ nhưởng và phụ đới mao dẫn
+ phụ đới mao dẩn: là lớp đất đá thầm nước từ dưới lên. Chiều cao lớp nước mao dẩn thay đổi từ 2-3m
Đới bão hoà: là lớp đất đá trong đó nước đả lấp đầy hàon toàn không gian rổng
Hoạt động địa chất của nước dưới đất
Tính thấm nước của đá và nước dưới đất
Tính thấm nước của đá: người ta chia đá làm ba loại theo khả năng thấm nước của chúng. Đá thấm nước gồm cát, cuội, sỏi và các loại đá có khe nứt (cát kết, đá vôi nứt nẻ, cuội kết v.v…). Đá nửa thấm nước gầm á cát, á sét nhẹ, đất lớt, than bùn chưa bị phá huỷv.v.. Đá không thấm nước gầm sét, á sét nặng, than bùn đả bị phá huỷ và đá kết khối, đá trầm tích gắn kết chặt chẻ không bị nứt nẻ. Tính thấm nước của đá không phụ thuộc vào số lượng lổ hổng mà phụ thuộc vào kích thước hạt. Tính thấm nước của các đá nứt nẻ phụ thuộc vào kích thước và tính chất các khe nứt
Trạng thái của nước trong đá
Ngày nay các loại nước trong đá được phân ra các loại như nưc tớrạng thái hơi, nước liên kết, nước mao dẩn, nước tự do, nước trạng thái rắng và nước liên kết hoá học
Nước trạng thái hơi: là nước lấy đầy các lổ hổng và khe nứt của đá chưa bị nước lỏng chiếm chổ. Khi nhiệt độ và áp suất không khí trong lổ hổng và khe nứt thay đổi thi hơi nước đá có thể ngưng tụ thành nước trạng thái lỏng rồi lại củng có thể bốc thành hơi. Khi có sự chênh lệch áp suất của h ơi nước ở các vị trí khác nhau thì hơi nước sẻ đi từ áp suất cao tới nơi có áp suất thấp. Hơi nước dưới đất và hơi nước trong khí quyển tạo thành một hệ thống cân bằng


Nước liên kết: được hình thành tạo do sự hấp phụ phân tử trên bề mặt các hạt vật chất rắn, tạo thành một màng nước bao quanh bề mặt hạt đó là nước liên kết vật lí. Màng nước liên kết có hai lớp- lớp trong là nước liên kết chặt, lớp ngoài là lớp liên kết yếu.
Nước mao dẫn: là nước nằm trong lổ hỏng và khe nứt nhỏ của đất đá do tác dụng của lực mao dẩn, do đó nước ở vị trí tiếp xúc với đất đá có bề mặt khum. Nước mao dẩn có hai loại- nước mao dẩn tiếp xúc với nước mao dẩn thực sự
Nước tự do: là lạoi nước dưới đất di chuyển trong các lổ hổng và khe nứt của đá dưới tác dụng của trọng lực
Nước trạng thái rắn: là nước trong đá ở các vùng đóng băng quanh năm. Ngoài các dạng nước kể trên trong đất đá còn một số loa6i nước tham gia vào mạng tinh thể của khoáng vật đó là nước kết tinh và nước kết cấu. Muốn tách được nước này ra phải nung khoáng vật ở nhiệt độ cao (250 – 1300 độ)
Nguốn gốc của nước dưới đất
Nước ngầm là nước dưới đất do nước mưa ngầm xuống độ sâu từ hàng chục tới hàng trăm mét, mực nước này dao động phụ thuộc vào lượng mưa đó là nguồn cung cấp chính của nước ngầm
Nước ngưng tụ phần đất phía trên nước ngầm là đới không bảo hoà nước, trong đới này có không khí giống như khí quyển trên mặt đất và được coi như quyển dưới đất. Tại đây hơi nước củng có thể ngưng tụ lại thành nước bám vào đất và ngấm xuống dưới sâu, loại nước đó đc gọi là nước ngưng tụ
Nước sót hay nước tàn dư là nước có nguồn gốc từ các thuỷ vực cổ ( biển, hồ, sông)
Nước nguyên thuỷ là nước có nguồn gốc từ magma ở trong lòng đất
Phân loại nước dưới đất
A. nước trong đới không khí: Đới thoáng khí là khoảng đất đá từ mặt đất đến bề mặt nước ngầm. Không khí có thể tự do lưu thông trong đới này nên được gọi là đới thoáng khí, đôi khi củng gọi là đới thấm nước nhưng không bảo hoà nước
Nước thổ nhưởng nước nằm trong lớp thổ nhưởng, chứa một lượng rất lớn vật chất hửu cơ liên quan trực tiếp đến nhửng sinh vật sống trên mặt đất và trong lớp thổ nhưởng
Nước lầy là loại nước nằm trong đất đầm lầy hoặc trong đất lầy hoá. Có 3 loại nước lầy: nước đất lầy cao, nước đất lầy thấp và nước đất lầy trung gian
Nước thượng tầng hay nước mạch ngang là loại nước quan trọng nhất trong đới thoáng khí, nằm không sâu lắm trong đới thoáng khí và ở bên trên nước ngầm. Đó chính là nước ngầm trong đới thoáng khí, khi gặp thấu kính đất đá không thấm nước hoặc thấm nước kém nước sẻ bị ngắn giử lại, tạo thành lớp nước có bề dày không lớn nằm trên bề mtặ thấu kính đất đá không thấm nước. Do đó mực nước thượng tầng dao động rất mạnh- dày nhất vào mùa hè, có thể cạn hẳn vào mùa đông, loại nước này củng dể bị ô nhiểm do nhửng hoạt động nhân sinh

B. Nước ngầm đó là loại nước trọng lực nằm trong tầng chứa nước thứ nhất kể từ trên mặt xuống; tầng này lại nằm trên một tầng không thấm nước
Thành phần hoá học của nước dưới đất
Tổng lượng vật chất hoà tan trong nước dưới đất gọi là độ khoáng hoá của nước V.I. Vernadski phân nước tự nhiên thành 4 nhóm lớn : 1) Nước nhạt hay nước ngọt đều có độ khoáng hoá dưới 1g/l , 2)Nước hơi mặn có độ khoáng hoá từ 1g-10g/l, 3) Nước mặn - độ khoáng hoá từ 10-50g/l và 4) Nước muối có độ khoáng hoá trên 50g/l. Có nhiều chất hoá học hoà tan trong nước, phổ biến nhất là các ion Cl-, SO4--, HCO3-, Na+, Ca++, Fe++, Mn++, các khí CO2, O2, hiếm khi có H2S
Nước khoáng: đc dành cho nhửng loại nước tự nhiên có thể dùng để chửa bệnh hoặc để tăng cười sức khoẻ vì chúng có nhửng đặc tính hoá lí nhất định có ảnh hưởng tới sinh lí con người
Theo độ hoá học, nước khoáng đc phân như sau
Nước khoáng có độ khoáng hoá yếu, M<2g>Nước khoáng có độ khoáng hoá thấp, M= 2-5g/l
Nước khoáng có độ khoáng hoá trung bình, M= 5-15g/l
Nước khoáng có độ khoáng hoá cao, M= 15-35g/l
Nước muối, M= 35-150g/l
Theo nhiệt độ, nước khoáng có các loại
Nước rất lạnh 0-4 độC
Nước lạnh 4-20 độC
Nước ấm 20-37 độC
Nước nóng 37-42 độC
Nước rất nóng 42-100 độC
Nước sôi >100 độC
Ngoài ra, Nước khoáng còn đc phân loại đựa vào môi trưnờg tồn tại và thành phần đặc biệt của chúng


Tên thành viên
1.Đinh Ngọc Bích Huyền
2.Nguyễn Thị Thạnh Hưng
3.Lê Huỳnh Tuyết Nhung
4.Lê Đạt Cao Nguyên
5.Nguyễn Thị Anh Thư
6.Nguyễn Minh Ngọc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)