Khoa hoc quan ly

Chia sẻ bởi An Thi Loan | Ngày 27/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: khoa hoc quan ly thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

khoa học quản lý
Chương 1:
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
của khoa học quản lý
10 tiết (6 LT; 4 TL)

1.1.Vai trò của quản lý trong đời sống xã hội
1.2. Khái niệm quản lý
1.3. Đối tượng của khoa học quản lý
1.4. Đặc điểm của khoa học quản lý
1.5. Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý
Chương 2
Lịch sử phát triển các tư tưởng quản lý
25 tiết (15LT; 10TL+ KT)
2.1. Các thuyết quản lý truyền thống
2.2. Các thuyết quản lý theo quan điểm hành vi
2.3. Trường phái tiếp cận hệ thống
2.4. Lý thuyết định lượng về quản lý
2.5. Những phát triển mới trong lý thuyết quản lý
Chương 3
Các chức năng quản lý
(18t: 12LT; 6TL)
3.1. Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý
3.2. Các chức năng quản lý cơ bản
3.3. Mối quan hệ giữa các chức năng
Chương 4
Quyết định quản lý
(12t: 6LT; 6TL+KT)
3.1. Một số vấn đề chung về quyết định quản lý
3.2. Quá trình xác định vấn đề và ra quyết định QL
3.3. Quá trình tổ chức thực hiện quyết định QL

Chương 5
Nguyên tắc quản lý và phương pháp quản lý
(10t: 6LT; 4TL)
3.1. Nhận thức và vận dụng qui luật trong quản lý
3.2. Các nguyên tắc quản lý cơ bản
3.3. Các phương pháp quản lý
Giáo trình chính: Chưa có GT chính thức nên các chương có thể dựa theo một số giáo trình sau
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình khoa học quản lý, HV HCQG HCM, Khoa quản lý kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Chủ biên: GS.TS Hồ Văn Vĩnh.
GT Quản lý học đại cươg, Học viện Hành chính quốc gia, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2008
Giáo trình Khoa hoc quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Chủ biên: GS. Đỗ Hoàng Toàn.
Giáo trình Khoa hoc quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà (T1, T2).
Tinh Hoa Quản lý: Dịch và biên soạn: Nguyễn Cảnh Chất. NXB LĐ- XH, 2004
Quản trị học, Nguyễn Hải Sản, NXB thống kê, 2005
Một số sách về quản lý, Lãnh đạo, ra quyết định,…. Của ĐH Harvard
Chương 1:
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
của khoa học quản lý

1.1.Vai trò của quản lý trong đời sống xã hội
1.2. Khái niệm quản lý
1.3. Đối tượng của khoa học quản lý
1.4. Đặc điểm của khoa học quản lý
1.5. Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý
1.1.Vai trò của quản lý trong đời sống xã hội
Quản lý tạo sự thống nhất ý chí trong một tổ chức vì chỉ có sự thống nhất trong sự đa dạng thì quản lý mới đạt hiệu quả mong muốn;
Định hướng cho sự phát triển của tổ chức;
Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân và các nguồn lực khác trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu;
Tạo động lực cho cá nhân phát triển;
Tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất để tổ chức phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.
Trình độ quản lý phải được nâng cao tương ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội;
Có chính sách và cơ chế phù hợp đề quản lý khoa học công nghệ: phát triển, chuyển giao,…
Quản lý thích ứng với trình độ phát triển xã hội: giáo dục, dịch vụ, toàn dân tham gia quản lý
Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập nên phải nâng cao trình độ quản lý để đất nước phát triển bền vững, hiệu quả;
Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn đến quản lý: môi trường, nhân lực, …
Việt Nam hiện nay: Các yếu tố đòi hỏi quản lý phải thích ứng để tăng vai trò quản lý
Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.
Quản lý là phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác trong cùng một tổ chức.
Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt mục đích chung của cả nhóm.
Quản lý là điều khiển con người và sự vật nhằm đạt mục tiêu đã định trước.
Đơn giản quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó.
Mary Parker Follett cho rằng “quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác”.
1.2. Khái niệm quản lý
James Stoner và Stephen Robbins: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Một cách khái quát có thể định nghĩa về quản lý: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”.
Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ ràng hơn: “Quản lý là quá trình đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra”.
Các thành tố của quản lý đó là
Chủ thể quản lý.
Đối tượng quản lý.
Mục tiêu quản lý.
Công cụ quản lý
Phương pháp quản lý .
Mối quan hệ giữa các thành tố trong quản lý
Mục tiêu
Phương pháp QL
Công cụ QL
Đối tượng
QL
Chủ thể
QL
Phương pháp quản lý: Cách thức CTQL chuyển tải các tác động tới ĐTQL có hiệu quả cao nhất.
Chủ thể quản lý: - Tác nhân tạo ra các tác động QL
- Cá nhân hoặc tập thể
- Đứng đầu tổ chức
Đối tượng quản lý: - Tiếp nhận tác động QL
- Toàn thể thành viên của tổ chức
- Toàn bộ nguồn lực của tổ chức
Mục tiêu quản lý: Của tổ chức là căn cứ để CTQL tạo ra các tác động
Công cụ quản lý: Là các căn cứ pháp lý để CTQL tạo ra các tác động lên ĐTQL bao gồm: hệ thống văn bản, hệ thống thông tin, quyết định QL…
1.4. Đối tượng của khoa học quản lý
Đối tượng nghiên cứu, hệ thống phạm trù và phương pháp nghiên cứu là cơ sở để phân biệt giữa khoa học này với khoa học khác. Đối tượng của khoa học quản lý là các quan hệ quản lý.
Khoa học quản lý có nhiệm vụ nghiên cứu tìm ra các qui luật và tính qui luật của hoạt động quản lý, từ đó xác định các phương pháp, công cụ và các hình thức tổ chức quản lý để không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý, bảo đảm quản lý một cách khoa học.
1.5. Đặc điểm của khoa học quản lý
1.5.1.Khoa học quản lý là một khoa học có tính ứng dụng
Khoa học quản lý không chỉ nhận thức mà còn có mục đích tìm ra con đường để cải tạo đối tượng khách quan, xây dựng các nguyên lý, nguyên tắc tìm kiếm những ứng dụng mới và sát hợp với thực tế, đưa ra các phương pháp quản lý mang tính nguyên lý trong thực tiễn quản lý.
Những vấn đề mang tính qui luật là cơ chế quản lý hay các tác động quản lý phải phù hợp với đối tượng quản lý, điều này thể hiện rõ tính ứng dụng của khoa học quản lý. Người quản lý phải biết vận dụng các nguyên lý đó vào công tác quản lý của mình trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể để đạt hiệu quả quản lý cao nhất.
1.5.2. Khoa học quản lý là môn khoa học có tính liên ngành, liên bộ môn, có sự giao thoa của nhiều môn khoa học khác
Phân chia thành các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Bao gồm các môn khoa học cơ bản: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa học nhà nước và pháp luật, Điều khiển học,v.v...Các môn khoa học này cung cấp cho các nhà nghiên cứu về quản lý và các nhà quản lý những tri thức về phương pháp luận, làm cơ sở khoa học cho khoa học quản lý.
- Nhóm thứ hai: Bao gồm các môn khoa học hỗ trợ như: Xã hội học, Tâm lý học, Khoa học sư phạm, khoa học tính toán,v.v… Các môn khoa học học này nghiên cứu từng khía cạnh của khoa học quản lý, ví dụ; Nghiên cứu tâm lý của quản lý, nghiên cứu tính pháp lý của quản lý,v.v…
- Nhóm thứ ba: Bản thân khoa học quản lý, tập trung nghiên cứu sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nghiên cứu các mối quan hệ trong quản lý trong mọi lĩnh vực. Đây là môn khoa học mà mọi nhà lãnh đạo cũng như các nhà quản lý đều phải thấu hiểu, để nâng cao trình độ lý luận và năng lực quản lý của bản thân.
- Nhóm thứ tư: Các công cụ và phương tiện kỹ thuật của khoa học quản lý, khoa học quản lý ra đời cùng với những cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão nên khoa học công nghệ và các phương tiện kỹ thuật hiện đại đã phục vụ cho khoa học quản lý một cách hết sức tích cực, đầy hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho khoa học quản lý ngày càng phát triển, càng hoàn thiện hơn. Ví dụ: Công nghệ thông tin đã hỗ trợ rất mạnh mẽ trong khoa học quản lý,..
1.6. Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý
Phương pháp nghiên cứu của môn khoa học quản lý là cách thức khoa học quản lý nghiên cứu các quan hệ quản lý nhằm tìm ra qui luật của quản lý để đề ra các nguyên lý, nguyên tắc, các phương pháp,.. chính là để giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong từng tình huống cụ thể.
Khoa học quản lý sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đây là phương pháp cơ bản, là nền tảng. Nó cung cấp cho người nghiên cứu khoa học quản lý phương pháp nhận thức các đối tượng khách quan trong sự vận động và phát triển của đối tượng quản lý hết sức sinh động với hàng loạt các mâu thuẫn mà nhà quản lý cần giải quyết.
Ngoài ra, khoa học quản lý còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp mô hình hoá, đây là phương pháp tái hiện những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu bằng một mô hình khi việc nghiên cứu của chính đối tượng đó không thể thức hiện được. Mô hình hoá cho phép người nghiên cứu hiểu được những yếu tố cơ bản và các quan hệ cơ bản một cách phổ quát, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Trong khoa học quản lý thường người ta sử dụng các mô hình toán học bằng công thức toán học, hình vẽ hoặc sơ đồ…
Khoa học quản lý còn sử dụng phổ biến phương pháp thực nghiệm, đây là phương pháp thử một phương án xem điều gì xảy ra, nếu đúng thì tiếp tục, nếu sai thì sửa chữa hoặc thay đổi phương án khác.
Khoa học quản lý đã sử dụng rất nhiều các phương pháp để nghiên cứu.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

Khái niệm quản lý? Phân tích các vai trò của quản lý ?
Phân tích các thành tố của quản lý ? Mối quan hệ giữa các thành tố của quản lý ?
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý là gì?
Tại sao nói khoa học quản lý là khoa học có tính ứng dụng? Có tính liên ngành?
Quản lý bao giờ cũng bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý;
Quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật vừa là một nghề;
Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược;
Quản lý luôn có khả năng thích nghi;
Quản lý gắn liền với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.
Đặc điểm của quản lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: An Thi Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)