Khoa học đất

Chia sẻ bởi Lê Thanh Gấu | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Khoa học đất thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO
KHOA HỌC ĐẤT

Phần Thổ Nhưỡng
Giáo viên giảng dạy:
TRẦN BÁ LINH
CHỦ ĐỀ 1

Đặc điểm các loại đá mẹ trong phong hóa? Các dạng phong hóa? Vai trò và đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của đất?
Đá mẹ và sự hình thành đất
Đặc điểm các loại đá mẹ trong phong hóa
Đá mẹ là gì?
Đá bị phong hóa để tạo thành đất gọi là đá mẹ (parent rock) thường nằm dưới lớp đất.
Có 3 loại đá mẹ chính
1. Đá macma
Là những đá tạo thành do sự đông cứng của dung thể silicate (macma).
Đá macma đều có cấu trúc tinh thể, chiếm tới 95% đá hình thành vỏ trái đất.
- Macma xâm nhập: nếu khối macma bị đong đặc và nguội ở dưới sâu, có cấu trúc hạt lớn, phân biệt hạt rõ.
- Macma phun trào: nếu khi macma phun trào lên mặt đong đặc và nguội thì gọi là, có cấu trúc hạt nhỏ mịn.
Nhóm macma bazơ và trung tính phân bố tập trung ở Tây Nguyên (khoảng 7,5% diện tích), là nền nham thạch rất đặc trưng đối với đất feralite nâu đỏ và banzan (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).
2. Đá trầm tích
Tạo thành do tái trầm tích các sản phẩm vỡ vụn trong quá trình phong hóa các loại đá khác và kết gắn chắc lại, do hoạt động của sinh vật. Vật liệu trầm tích có thể lắng đọng trong môi trường nước hoặc không khí.
Đặc điểm: phân lớp, kiến trúc hạt kích thước khác nhau, thành phần khoáng vật đơn giản hơn đá khác.
Bao gồm các loại đá:
+ Đá cát: đất hình thành trên đá này nghèo chất dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ.

+ Đá vôi: (canxit), màu xám trắng, đen hay hồng, phân lớp, có ở hang động ngầm, suối nước nóng (Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình)
+ Đá phiến sét: cấu tạo thành lớp, màu vàng đỏ, dễ phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, gặp ở vùng trung du phía Bắc

+ Đá Apatit – Ca5(PO4­)2 ­ (F,Cl) hình thành do trầm tích, giàu photpho, màu xanh xám hay nâu xám, có nhiều ở Lào Cai.
+ Đá photphorit – CaCO3 vàng nâu hay xám do lẫn chất hữu cơ.
+ Đá hỗn hợp gồm đá cát tồn tại xen kẽ đá phiến.
Đá trầm tích
Đá biến chất
Hình thành do sự biến đổi thành phần khoáng vật, kiến trúc và cấu tạo của các đá mác ma, trầm tích; dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất, các quá trình nội sinh xảy ra ở những độ sâu khác nhau trong vỏ trái đất.
Gồm các loại đá:
+ Đá Gnai: được hình thành từ loại đá có kiến trúc hạt, khoáng vật là thạch anh, Fenspat và khoáng có màu, gặp ở Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Kon Tum.
+ Đá hoa: hình thành do đá vôi và Dolomite kết tinh lại ở nhiệt độ cao, có màu khác nhau.
+ Đá Quaczit: loại đá khó phong hóa, đất hình thành trên loại đá này có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng.
+ Đá amphibolit: do macma bazơ biến chất mà thành.
+ Đá phiến kết tinh: có kiến trúc hạt dạng phiến rõ rệt, được thấy ở Yên Bái, Lào Cai, Kon Tum.
Các dạng phong hóa
Dưới tác động của những nhân tố bên ngoài ( nhiệt độ, nước, Vi sinh vật) mà trạng thái vật lý, hóa học của đá và khoáng chất trên bề mặt đất bị biến đổi. Quá trình này gọi là quá trình phong hóa. Có ba dạng:
+ Phong hóa lý học
+ Phong hóa hóa học
+ Phong hóa sinh vật học
Phong hóa lý học (cơ học)
Là sự vỡ vụn các đá có tính chất lý học đơn thuần. Tính chất và thành phần hóa học không bị biến đổi
Nguyên nhân: sự thay đổi nhiệt độ, áp suất, sự đóng băng của nước trong kẽ nứt, sự kết tinh của muối
Phong hóa hóa học
Là quá trình làm cho đá vỡ vụn và làm cho thành phần khoáng học và thành phần hoá học của đá thay đổi.
Nguyên nhân: là nước, nhất là nước chứa một ít H2CO3 tạo ra tính acid yếu
Kết quả: là đá vụn xốp và xuất hiện khoáng thứ sinh.
Những quá trình chính trong phong hóa hóa học
* Quá trình hòa tan
Các loại muối clorua và sunfat của các cation kim loại kiềm và kiềm thổ dể hòa tan
H2O + CO2 H2CO3


2H+ + CO32- } là 1 acid yếu
* Quá trình hydrat hóa
Cation và anion có hóa trị tự do sẽ hút phân tử H2O và trở thành ngậm nước.
2Fe2O3 + 3H2O 2Fe2O3 .3H2O
Hematit Limonit
Kết quả của Hydrat hóa là làm độ cứng của khoáng giảm, thể tích tăng, làm đá bị vỡ vụn và hòa tan.
* Quá trình oxy hóa
Những ion như Fe(II), Mn(II) bị oxy hóa thành ion có hóa trị cao hơn làm cho khoáng phá hủy và thay đổ thanh phần.
4CaFe(II)(SiO3) 2 + O2 + 4CO2 + 10H2O
Ôgit
4Fe(III)O(OH) + 4CaCO3 + 8H2SiO3
Geothite (màu nâu)
*Quá trình thủy phân
Những ion H+ do nước phân ly sẽ thay thế ion kim loại kiềm thổ có trong các khoáng.
K2Al2Si6O16 + 2HOH H2Al2Si6O16 + 2KOH
Fenspat Acid Alumosilic
H2Al2Si6O16 + nH2O H2Al2Si2O2 + Opan Kaolinit 4SiO2 .nH2O
Phong hóa sinh học 
Là sự biến đổi cơ học và hóa học các loại khoáng chất và đá dưới tác dụng của sinh vật và những sản phẩm sống của chúng.
Nguyên nhân
- Sinh vật tiết ra các acid hữu cơ phân tử bé (axetic, malic, oxalic…) và CO2 ở dạng H2CO3. Các acid này phá vỡ và phân giải đá và khoáng chất.
- Những vi sinh vật do hoạt động phân giải cũng sẽ giải phóng ra các acid vô cơ (nitơric, sunfuaric…) làm tăng quá trình phá hủy đá.
- Tảo, địa y có khả năng phá hủy đá thông qua bài tiết và hệ rễ len lõi vào khe đá.
Sự phong hóa

Hóa học sinh học
Sự phong hóa

Hóa học Vật Lý
Vai trò và đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của đất
5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất
- Đá mẹ
- Khí hậu
- Sinh vật
- Khí hậu
- Thời gian
1.Đá mẹ

Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho nên nó là bộ xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng vật và hóa học của đất.
Đá mẹ ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất. Ví dụ như:
+ Đá acid (Granit) khi phong hóa cho ra lớp đất mỏng, chua, nhiều cát, ít sét.
+ Đá base và siêu base hình thành nên tầng đất dày, pH trung tính hay kiềm, kiềm thổ, sét cao, ít cát, cấu trúc đất thoáng, tốt.
2.Khí hậu 
Tác động mạnh đến sự hình thành đất. Mỗi đới khí hậu hình thành một loại đất riêng : đất ôn đới, đất nhiệt đới, đất hàn đới.
Vai trò của khí hậu thể hiện qua :
+ Nước mưa
+ Các chất của khí quyển (O2, N2, CO2)
+ Hơi nước và năng lượng mặt trời.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất :
+ Trực tiếp : nước và nhiệt độ
+ Gián tiếp: chủ yếu là sinh vật 
3.Sinh vật
Là yếu tố chủ đạo tham gia vào quá trình hình thành đất với 3 chức năng chủ yếu : tổng hợp, phân giải chất hữu cơ, tích lũy chất hữu cơ và mùn cho đất, cải thiện tính chất vật lí của đất.
Sinh vật tham gia vào quá trình hình thành đất có rất nhiều loại, được chia thành 3 nhóm:
+ VSV tham gia tổng hợp và phân giải chất hữu cơ.
+ Thực vật tham gia tích lũy chất hữu cơ và mùn cho đất nhờ quang hợp
+ Động vật tham gia cải thiện tính chất vật lí của đất như làm tơi xốp, thoáng khí, xới trộn các lớp đất
VSV có rất nhiều trong đất với 2 chức năng: cố định đạm khí trời và biến đổi hay phân giải chất hữu cơ.
4.Địa hình
Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt các chất hòa tan sẽ khác nhau.
Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình thấp và trũng. Địa hình cao thường bị rửa trôi, bào mòn.
Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và tốc độ của quá trình hình thành đất.
5. Thời gian – tuổi của đất

Các tính chất lí học, hóa học và độ phì nhiêu của đất phụ thuộc nhiều vào tuổi của đất
Người ta phân biệt tuổi tuyệt đối và tuổi tương đối:
- Tuổi tuyệt đối
- Tuổi tương đối
NHÓM THỰC HIỆN
Nhóm 5
Trần Thị Nga – 3064954
Nguyễn Anh Tuấn – 3064992
Nguyễn Hùng Vĩ - 3064996
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Gấu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)