Khí cụ điện

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Khanh | Ngày 02/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: khí cụ điện thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Chống sét van - LA.
Cầu chì tự rơi - FCO.
Máy biến áp đo lường – TU
Máy biến dòng đo lường - TI
Máy cắt tự đóng lại - RECLOSER .
Máy cắt phụ tải - LBS
Dao cách ly - DS.
Máy cắt phân đoạn - LTD.
Tụ bù – Capacitor Banks
Máy cắt hạ áp - ACB
NỘI DUNG
A. Cấu tạo:
1.Lò xo chịu nén
2. Vòng đệm
3. Mặt bích kim loại
4. Vỏ cách điện
5. Điện cực
6. Điện trở phân áp
7. Điện trở phi tuyến
8. Đế chống sét
9. Vòng đệm mica
10. Vỏ cách điện
11. Lớp điện cực
12. Tấm ép kim loại
I. CHỐNG SÉT VAN(Lightning Arrester)
Cấu tạo(tt):
Bộ phận chủ yếu của chống sét van là cột chuổi các khe hở phóng điện ghép nối tiếp với cột chuổi các điện trở phi tuyến được đặt trong vỏ cách điện kín.

I. CHỐNG SÉT VAN(Lightning Arrester)
B. Nguyên lý hoạt động:
Trong điều kiện bình thường, điện áp đặt lên chống sét van là điện áp pha của lưới điện. Lúc này điện trở phi tuyến có trị số rất lớn hay nói cách khác là nó cách điện. Nhưng khi xuất hiện quá điện áp thì nó sẽ phóng điện trước thiết bị mà nó bảo vệ, trị số điện trở phi tuyến giảm xuống rất bé và dẫn dòng xung xuống đất. Khi tình trạng quá điện áp đã qua, chống sét van trở về trạng thái cách điện như lúc ban đầu.
I. CHỐNG SÉT VAN(Lightning Arrester)
C. Công dụng:
Là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các Trạm Biến Áp, các thiết bị quan trọng trên lưới và đầu các đường cáp ngầm tránh khỏi sự cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét đánh, cũng như quá điện áp nội bộ.

I. CHỐNG SÉT VAN(Lightning Arrester)
D. Cách đấu nối:
Điện cực trên được nối với dây pha, còn điện cực dưới được nối với đất.
Trên hệ thống thì chống sét van được đặt trước và song song với thiết bị được bảo vệ.

I. CHỐNG SÉT VAN(Lightning Arrester)
A. Cấu tạo:

II. CẦU CHÌ TỰ RƠI FCO(Fuse Cut Out)
Cách Điện
Tiếp điểm mạ bạc
Tổ hợp tiếp điểm dưới và khóa
Vòng kéo
Đầu nối
Tổ hợp tiếp điểm trên và khóa
B. Nguyên lý hoạt động:
Khi có quá tải hay ngắn mạch xảy ra, dây chì chảy ra và đứt, đầu trên của cầu chì tự động nhả chốt hãm làm cho ống cầu chì rơi xuống tạo ra khoảng cách ly giống như mở cầu dao. Vì thế cầu chì tự rơi làm cả hai chức năng của cầu chì và cầu dao.
II. CẦU CHÌ TỰ RƠI FCO(Fuse Cut Out)
C. Công dụng:
thực chất là một loại cầu dao kèm cầu chì dùng để bảo vệ các thiết bị trên lưới trung thế khi quá tải và khi ngắn mạch. Tính chất tự rơi của nó là tạo một khoảng hở trông thấy được, giúp dễ dàng kiểm tra sự đóng cắt của đường dây và tạo tâm lý an toàn cho người vận hành. FCO chỉ có thể đóng cắt dòng không tải
II. CẦU CHÌ TỰ RƠI FCO(Fuse Cut Out)
D. Cách đấu nối:
FCO đấu nối tiếp và đấu trước thiết bị được bảo vệ.
II. CẦU CHÌ TỰ RƠI FCO(Fuse Cut Out)
Ngoài ra còn có cầu chì tự rơi LBFCO
LBFCO thực chất là FCO được trang bị thêm buồng dập hồ quang vì vậy nó có thể đóng cắt dòng tải nhỏ.

Buồng dập hồ quang
II. CẦU CHÌ TỰ RƠI FCO(Fuse Cut Out)
LBFCO là một FCO nhưng có thêm buồng dập hồ quang
A. Cấu tạo:

III. MÁY BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG - TU
B. Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của máy biến áp đo lường (BU, TU, PT, VT) dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Cụ thể:
+ Khi đưa dòng điện xoay chiều vào máy biến áp, sẽ sinh ra từ trường trong cuộn sơ cấp, từ trường này móc vòng với cuộn thứ cấp thông qua lõi thép. Do là từ trường biến thiên nên trong cuộn dây thứ cấp của máy biến áp sẽ có dòng điện cảm ứng.
+ Do số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là khác nhau nên ta có dòng điện và điện áp chạy trong 2 cuộn dây này là khác nhau.
III. MÁY BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG - TU
C. Công dụng:
Máy biến áp đo lường: (BU, TU, PT, VT) là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp tiêu chuẩn, an toàn để dùng cho đo lường, điều khiển và bảo vệ. Trị số điện áp thứ cấp tiêu chuẩn thường là 100V hoặc 100/
III. MÁY BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG - TU
D. Cách đấu nối:
III. MÁY BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG - TU
III. MÁY BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG - TU
A. Cấu tạo:

IV. MÁY BIẾN DÒNG ĐO LƯỜNG - TI
B. Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của máy biến dòng đo lường cũng như máy biến áp đo lường. Cụ thể:
+ Khi đưa dòng điện xoay chiều vào máy biến dòng, sẽ sinh ra từ trường trong cuộn Sơ cấp, từ trường này móc vòng với cuộn thứ cấp thông qua lõi thép. Do là từ trường biến thiên nên trong cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng sẽ có dòng điện cảm ứng.
+ Do số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là khác nhau nên ta có dòng điện và điện áp chạy trong 2 cuộn dây này là khác nhau.
IV. MÁY BIẾN DÒNG ĐO LƯỜNG - TI
C. Công dụng:
Biến dòng đo lường dùng để biến đổi dòng từ trị số lớn hơn xuống trị số thích hợp (thường là 5A, trường hợp đặc biệt là 1A hay 10A) với các dụng cụ đo và rơle, tự động hóa.
IV. MÁY BIẾN DÒNG ĐO LƯỜNG - TI
D. Cách đấu nối:
IV. MÁY BIẾN DÒNG ĐO LƯỜNG - TI
A. Cấu tạo:

V. MÁY CẮT TỰ ĐÓNG LẠI - RECLOSER
B. Nguyên lý hoạt động:
Khi xuất hiện ngắn mạch Recloser mở ra (cắt mạch) sau 1 thời gian t1 nó sẽ tự đóng mạch. Nếu sự cố còn tồn tại nó sẽ cắt mạch, sau thời gian t2 Recloser sẽ tự đóng lại mạch. Và nếu sự cố vẫn còn tồn tại nó sẽ lại cắt mạch và sau thời gian t3 nó sẽ tự đóng lại mạch 1 lần nữa và nếu sự cố vẫn còn tồn tại thì lần này Recloser sẽ cắt mạch luôn. Số lần và thời gian đóng cắt do người sử dụng lập trình.
V. MÁY CẮT TỰ ĐÓNG LẠI - RECLOSER
C. Công dụng:Dùng để cắt mạch khi có sự cố ngắn mạch xảy ra.

V. MÁY CẮT TỰ ĐÓNG LẠI - RECLOSER
D. Cách đấu nối:
V. MÁY CẮT TỰ ĐÓNG LẠI - RECLOSER
A. Cấu tạo:

1 : Thùng chứa dầu
2 : Dầu MBA
3 : Nắp thùng
4 : Hai sứ xuyên
5 : Lò xo cắt
6 : Buồng truyền động
7 : Tiếp điểm tĩnh
8 : Tiếp điểm động
9 : Lớp lõi cách điện

VI. MÁY CẮT PHỤ TẢI LBS(Load Break Switch)
B. Nguyên lý hoạt động:
Máy cắt phụ tải có cấu tạo tương tự như Recloser nhưng không có cuộn đóng, cuộn cắt và bộ điều khiển từ xa hoặc kết hợp với bảo vệ rơle thực hiện chức năng bảo vệ.
VI. MÁY CẮT PHỤ TẢI LBS(Load Break Switch)
C. Công dụng:
LBS có thể đóng mở mạch lúc đầy tải. Việc đóng mở LBS thường được thực hiện bằng xào và ngay tại nơi đặt LBS. Để thực hiện chức năng bảo vệ LBS phải sử dụng kết hợp với cầu chì.
VI. MÁY CẮT PHỤ TẢI LBS(Load Break Switch)
D. Cách đấu nối:
VI. MÁY CẮT PHỤ TẢI LBS(Load Break Switch)
VII. DAO CÁCH LY – DS(Distance Switch)
A. Cấu tạo:

VII. DAO CÁCH LY – DS(Distance Switch)
B. Nguyên lý hoạt động:
-Ở trạng thái đóng, dao cách ly phải chịu được dòng điện định mức dài hạn và dòng điện sự cố ngắn hạn như dòng ổn định nhiệt và dòng ổn định điện động.
-Dao nối đất ở trạng thái hở mạch cách ly phần mang điện với đất.
-Ở trạng thái cắt, dao nối đất sẽ tự động nối phần mạch điện sau dao cách ly với đất để phóng điện áp dư trong mạch cắt đảm bảo an toàn.
-Trong quá trình đóng dao cách ly đóng trước, máy cắt đóng sau,còn trong quá trình cắt, máy cắt được cắt trước, sau đó đến dao cách ly.
C. Công dụng:
VII. DAO CÁCH LY – DS(Distance Switch)
Dao cách ly (DS) là thiết bị có chức năng tạo khoảng hở nhìn thấy được nhằm tăng cường ổn định về tâm lý cho công nhân sửa chữa đường dây và thiết bị. Dao cách ly chỉ có thể đóng cắt dòng không tải. Dao cách ly thường được bố trí trên cột. Trong lưới điện cao áp, dao cách ly ít khi đặt riêng rẽ, mà thường được kết hợp với cầu chì và máy cắt điện.
D. Cách đấu nối: Ta đấu nối tiếp với hệ thống điện.

VII. DAO CÁCH LY – DS(Distance Switch)
VIII. MÁY CẮT PHÂN ĐOẠN – LTD(Line Tension Disconnecting Switch)
A. Cấu tạo:

B. Nguyên lý hoạt động:
VIII. MÁY CẮT PHÂN ĐOẠN – LTD(Line Tension Disconnecting Switch)
C. Công dụng:Dùng để cắt mạch không tải và tạo khoảng trống nhìn thấy tạo cảm giác an toàn khi sửa chửa điện.
VIII. MÁY CẮT PHÂN ĐOẠN – LTD(Line Tension Disconnecting Switch)
VIII. MÁY CẮT PHÂN ĐOẠN – LTD(Line Tension Disconnecting Switch)
D. Cách đấu nối:
IX. TỤ BÙ(Capacitor Banks)
A. Cấu tạo:

IX. TỤ BÙ(Capacitor Banks)
B. Công dụng:

Giảm giá thành tiền điện:
Nâng cao hệ số công suất đem lại những ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế, nhất là giảm tiền điện.
Tối ưu hoá kinh tế - kỹ thuật
-Cải thiện hệ số công suất cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn v.v…đồng thời giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện.
=>Để cải thiện hệ số công suất của mạng điện, cần một bộ tụ điện làm nguồn phát công suất phản kháng. Cách giải quyết này được gọi là bù công suất phản kháng.

IX. TỤ BÙ(Capacitor Banks)
C. Cách đấu nối:
X. MÁY CẮT HẠ ÁP (ACB-Air Circuit Breaker)
A. Cấu tạo bên trong:

Chú thích:
1. Trạm đấu nối của mạch điều khiển; 2. Đấu nối mạch điều khiển;
3. Công tắc phụ; 4. Thiết bị cắt mạch song song, cuộn đóng;
5. Rơ le ngắt máy – điện tử; 6. Mặt che trước ;
7. Cơ cấu đóng ;
8. Cơ cấu nhả ;
9. Cơ cấu xạc ;
10. Lò xo đóng ;
11. Cơ cấu kéo ra ;
12. Đế cách ly;
13. Buồng dập hồ quang ;
14. Tiếp điểm động chính;
15. Tiếp điểm cố định chính ;
16. Thanh dẫn phía dây ;
17. Thanh dẫn phía tải ;
18. lò xo tiếp xúc ;
19. Biến dòng ;
20. Cuộn dây cảm biến dòng ;
21. Lưới bảo vệ ;
22. Mạch nối
Chú thích:
Buồng dập hồ quang;
2. Đấu nối mạch điều khiển;
3. khóa;
4. Rờ le ngắt máy;
5. Cần nạp điện;
6. Nút on ;
7. Nút off ;
8. Bô hiển thị on/off;
9. Bộ hiển thị nạp điện ;
10. Lỗ hỏng cho cơ cấu kéo ;
11. Cái móc khóa ;
12. Bộ hiển thị vị trí ;
13. Bộ đếm ;
14. Tay vịnh mở rộng ;
15. Lổ hổng cố định vị trí. 
A. Cấu tạo bên ngoài:

X. MÁY CẮT HẠ ÁP (ACB-Air Circuit Breaker)
X. MÁY CẮT HẠ ÁP (ACB-Air Circuit Breaker)
B. Nguyên lý hoạt động:
Cuộn lò xo đóng/cắt được nạp năng lượng bằng cần gạt tay. Máy cắt được đóng khi nút ON được nhấn và cắt khi nút OFF được nhấn.
X. MÁY CẮT HẠ ÁP (ACB-Air Circuit Breaker)
C. Công dụng:Cách ly, bảo vệ quá tải, ngắn mạch.


Cảm ơn thầy và các bạn đã quan tâm theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)