KHGD&PMĐ&T1 chủ đề Đồ chơi của bé

Chia sẻ bởi Đỗ Minh Thuân | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: KHGD&PMĐ&T1 chủ đề Đồ chơi của bé thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: Đồ chơi của bé
THỜI GIAN: 4TUẦN
Từ ngày:22/10– 16/11/2012
Tuần 1: Từ ngày 22/10- 26/10/2012
Tuần 2:Từ ngày 29/10-02/11/2012
Tuần 3: Từ ngày 05/11- 09/11/2012
Tuần 4:Từ ngày 12/11-16/11/2012
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất
*Phát triển vận động:
- Thực hiện vận động đi tương đối vững vàng . Thực hiện được các vận động : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đi trong đường gấp khúc, Nhún bật tại chỗ..
- Biết phối hợp các vận động theo hiệu lệnh: Chơi trò chơi: Con bọ dừa, Kéo cưa lừa xẻ, Chim sẻ và ô tô. Biết cử động phối hợp tay và mắt, Chạm các đầu ngón tay với nhau, nhặt được các vật nhỏ ( Hạt đỗ, hạt me) bằng ngón cái và ngón trỏ.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
-Biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt.
-Tự đi vệ sinh hoặc gọi khi có nhu cầu.
-Biết chỗ nguy hiểm: Lửa, ổ cắm điện…
-Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau …
-Biết sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, muỗng xúc cơm.
-Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm/ lớp, nhà trẻ/ trường mầm non.
2. Phát triển nhận thức
-Thích tìm hiểu về các đồ vật xung quanh: Luôn thích được chơi, cầm, nắm, kéo, đẩy, ngắm nghía …các đồ chơi xung quanh.
-Biết gọi tên của các đồ chơi.
-Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
-Biết tên, nhận biết hai màu cơ bản: Đỏ và xanh.
3. Phát triển ngôn ngữ:
-Hiểu được lời nói và thực hiện nhiệm vụ gồm hai hành động.
-Trả lời được một số câu hỏi: “ Cái gì?, Con gì? Đây là cái gì? …” bằng câu đầy đủ.
-Nói được câu có 5-7 từ.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
-Trẻ biết tên của mình, tên các bạn. -Biết chào( Có thể được nhắc)
-Thích vẽ, tô màu, xếp hình…
-Thích đến lớp, chơi cùng bạn.
-Giao tiếp với người khác bằng lời nói.
-Biết chơi trò chơi “ Bế em với búp bê”.
II. CHUẨN BỊ
- Một số đồ chơi, hình ảnh tự tạo và sẵn có ở lớp để phục vụ chủ đề.
- Băng đĩa một số bài hát về chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động góc theo chủ đề.
- Sưu tầm trò chơi phù hợp với chủ đề.
- Chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở giúp trẻ tư duy, trải nghiệm.
MẠNG HOẠT ĐỘNG

*Phát triển vận động:
- Thể dục sáng: Ồ sao bé không lắc, Tay em.
-Vận động cơ bản: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Đi theo đường gấp khúc, Nhún bật tại chỗ.
-Trò chơi vận động:Con bọ dừa.-Kéo cưa lừa xẻ-Chim sẻ và ô tô.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Tập rửa tay, tự xúc thức ăn bằng muỗng( thìa), tự cầm cốc nước uống gọn gàng.
-Dạy trẻ ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội được bảo quản cẩn thận.Rửa tay trước khi ăn, lau miệng sau khi ăn, uống nước.
-Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi qui định, tránh xa các vật nguy hiểm như: Bếp lò, bàn ủi..

-Luyện tập phối hợp các giác quan và nhận biết:
+Quan sát, sờ, nắn, nghe âm thanh phát ra từ đồ chơi.
+Nói tên một hai đặc điểm nổi bật của đồ chơi( Màu sắc, kích thước to/ nhỏ: Chơi bằng cách kéo/ đẩy…đồ chơi.
-Chơi với đồ chơi-Trò chơi.
+Đây là gì? ( Nói đúng tên gọi của đồ chơi, đồ dùng/ con vật/ củ/ quả…)
+Hái được quả gì?, Bắt được con gì? Chơi Tìm đúng đồ chơi.















-Trò chuyện về đồ chơi: Tập nói bằng một số câu có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Minh Thuân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)