KHDH sử 7 kì I
Chia sẻ bởi Mai Nguyen Phương Thao |
Ngày 10/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: KHDH sử 7 kì I thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
TỔ: VĂN - SỬ
(((
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN HỌC: LỊCH SỬ
LỚP 7
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Học kỳ: I Năm học: 2011-2012
Môn học: Lịch sử
Chương trình:
Học kỳ: I Năm học: 2011.-2012
Họ và tên giáo viên :
……………….. ……………………………………
………………… ……………………………………
Địa điểm Văn phòng Tổ bộ môn Văn – sử
Điện thoại: E-mail:
Lịch sinh hoạt Tổ: Tuần thứ hai và thứ tư hàng tháng
Phân công trực Tổ:
Chuẩn của môn học ( theo chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành); phù hợp thực tế.
Sau khi kết thúc học kì, học sinh sẽ:
Chủ đề
Kiến thức
Kĩ năng
Phần một: Khái quát lịch sử thế giới trung đại
1. Xã hội phong kiến Châu Âu
- Trình bày sự ra đời của xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- hiểu sơ giản về thành thị trung đại : Sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.
- Các phong trào: Văn hóa phục hưng, cải cách tôn giáo, chiến tranh nông dân Đức. ý nghĩa của các phong trào này.
- Sử dụng lược đồ, quan sát tranh ảnh.
2. Xã hội phong kiến phương Đông
- Trung Quốc; Một số điểm nổi bật về kinh tế, chính trị, những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Trung Quốc trong thời kì phong kiến.
- Ấn Độ: các vương triều, văn hóa Ấn Độ
- Các quốc gia phong kiến độc lập ở Đông Nam Á ( thời điểm xuất hiện, địa bàn). Những nét nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Trình bày được những nét chung nhất của xã hội phong kiến Phương Đông: sự hình thành và phát triển, cơ sở kinh tế - xã hộ, nhà nước phong kiến.
- sử dụng lược đồ, nhận xét đánh giá, so sánh.
II – Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
1. Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( thế kỉ X)
- Trình bày được những điểm sau:
+ Sự ra đời của các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê; tổ chức nhà nước thời: Ngô, Đinh, Tiền Lê.
+ Đời sống kinh tế: quyền sở hữu ruộng đất, khai hoang, đào vét kênh ngòi; một số nghề thủ công ; đúc tiền, các trung tâm buôn bán.
+ Về xã hội: các giai tầng trong xã hội ( nông dân tự do, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, nô tì)
- Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước.
- Biết trình bày cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất theo lược đồ.
Vẽ sơ đồ, nhận xét, đánh giá.
2. Nước Đại Việt thời Lý ( thế kỉ XI – đầu thế kỉ XIII.
2.1 Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước và củng cố độc lập.
- Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý; việc dời đô ra Thăng Long: nguyên nhân, ý nghĩa.
- Tổ chức bộ máy nhà nước; tổ chức quân đội ; bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà lý.
- Miêu tả những nét chính của bức tranh về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục thời Lý ( sự chuyển biến của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Các giai tầng trong xã hội, những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Lập Văn Miếu, Quốc tử giám, mở khoa thi, nghệ thuật phát triển, đặc biệt là kiến trúc và điêu khắc)
- Kể về một sô nhân vật lịch sử và công trình kiến trúc tiêu biểu.
- Quan sát, nhận xét, đánh giá.
2.2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 – 1077)
- Giai đoạn thứ nhất (1075)
+ Âm mưu của nhà Tống.
+ nhà Lý chủ động tiến công trước để phòng vệ.
- Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077); tường thuật theo lược đồ và tranh ảnh, tóm tắt kết cục của cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân thời Lý.
- Nêu tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống: chủ động tấn công trước, lập phòng tuyến trên Sông Như Nguyệt, chỉ huy quân đội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Nguyen Phương Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)