Khảo cổ học

Chia sẻ bởi Nguyễn Song | Ngày 18/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: khảo cổ học thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ
PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung
Thời đại đồ đá cũ
Thời kỳ đá cũ (paleolithic - bởi chữ Hy Lạp palaios (cũ) và lithos (đá) - mà ra). Thời kỳ đồ đá cũ lại chia thành: 1. Sơ kỳ đồ đá cũ, 2. Trung kỳ đồ đá cũ và 3. Hậu kỳ đồ đá cũ.
Sơ kỳ: 2 triệu - 8 vạn năm BP
Trung kỳ: 15 vạn - 4 vạn năm BP
Hậu kỳ: 4 vạn - 1,1 vạn năm BP
Công cụ cổ xưa nhất của loài người
Cuội ghè Onđuvai
Thành tựu lớn nhất – chế tạo
công cụ lao động. Đây là công việc của tập thể hay của cá nhân?
1
2
3
4
5
6
7
8
Quá trình tiến hóa của tư duy người
Thời đại đồ đá cũ sơ kỳ
Sự đồng nhất cao, chưa có tính địa phương về chế tác công cụ.
Là giai đoạn đầu “thời kỳ mông muội” với 3 giai đoạn văn hóa tiêu biểu:
Tiền Sen (precheulian) / Olduvai culture
Sen (cheulian) / Abbeville culture
Asen (Acheulian) / Acheulian culture
Thời đại đồ đá cũ sơ kỳ
1. Giai đoạn Tiền Sen (PreChenlléen) hay văn hóa Ônđuvai Hai loại hình hiện vật: công cụ chặt thô chế tác từ những hòn đá có rìa tác dụng sắc nhọn và những mảnh tước tách ra từ những hòn đá thường (công cụ chặt thô sơ có ghè đẽo ở một mặt là trốppơ (chopper), còn ghè đẽo hai mặt là trốpping tun (chopping tool)).. Đây chính là tiền thân của các loại công cụ thời Chelléen. Chủ nhân: Người Homo Habilis

(vài triệu năm đến 8 vạn năm cách ngày nay)
Side-chopper
chopper
Tiền Sen (precheulian) / Olduvai culture
(pebble culture)
Niên đại địa chất: sơ kỳ Pleistocene (2 triệu - 70 vạn năm BP)
Khí hậu: mưa nhiều
Động vật: voi, ngựa, hà mã, hươu cao cổ
Chủ nhân: Homo habilis
Địa điểm phát hiện: Olduvai (Tanzania), Algeria, Angola, Ethiopia, Kenya, Uganda, châu Âu, châu Á
Công cụ: cuội ghè 1 mặt (chopper), 2 mặt (chopping-tools), đa diện (polyedre), mảnh tước thô
Kỹ thuật: ghè đẽo đơn giản
Kinh tế: thu lượm
Kỹ nghệ đá Oldowan
2. Sen (cheulian) / Abbeville culture
Niên đại địa chất: trung kỳ Pleistocene (70 - 15 vạn năm BP)
Khí hậu: ẩm và nóng
Động vật: voi, hổ răng gươm, tê giác, ngựa, hà mã, hươu, bison...
Chủ nhân: Homo erectus
Nguồn gốc: precheulian
Địa điểm phát hiện: cheulian, Acheulian, Abbeville (Pháp), clacton (Anh), châu Âu, châu Á
Công cụ: rìu tay bằng đá lửa, mảnh tước clacton, công cụ chặt thô (chopper, chopping-tools)
Kỹ thuật: ghè đẽo clacton
Kinh tế: thu lượm
Mảnh tước ClactonMảnh tước Clacton có diện ghè lớn, phẳng, đôi khi hợp với mặt bụng một góc tù.
Mảnh tước Clacton xuất hiện từ văn hoá Abbevillien và còn kéo dài cho đến thời đại đá mới.
Thời đại đồ đá cũ sơ kỳ
3. Giai đoạn Acheuléen hay văn hóa Acheuléen (Asơn)
Công cụ chủ yếu của văn hóa Acheuléen là rìu tay làm từ đá lửa (silex), ghè đẽo 2 mặt (biface) hình hạnh nhân, nhỏ và nhẹ, vết ghè tu chỉnh nhỏ, đều đặn. Loại hình công cụ chủ đạo là mũi lao. Cùng với rìu tay còn có công cụ mảnh tước nhỏ, tu chỉnh đều đặn làm mũi nhọn mang kỹ thuật Mutxtier (Moustier), vào giai đoạn giữa xuất hiện mảnh tước mang kỹ thuật Levallois và hòn ném (bolas) Đã xuất hiện hòn ghè bằng gỗ hay bằng xương.
Chủ nhân: Homo Erectus (người cổ Java, Bắc Kinh…) biết săn bắt và biết dùng lửa. Lều (Terra Amata). Gia đình. Một bầy có khoảng 20-30 người, bao gồm từ 5 đến 7 gia đình nhỏ, có thể là gia đình mẫu quyền
Asen (Acheulian) / Acheulian culture
Niên đại địa chất: trung kỳ Pleistocene (15 - 8 vạn năm BP)
Khí hậu: lạnh
Động vật: động vật có vú (ma mút, tê ngưu lông dài...)
Chủ nhân: Homo erectus, sống thành bầy người nguyên thủy
Địa điểm phát hiện: Acheulian (Pháp), Tây Âu, Ấn Độ, Đông Á và khắp lục địa châu Phi
Công cụ: rìu tay bằng đá lửa, công cụ chặt thô (chopper, chopping-tools), mũi lao, mũi nhọn Moustier, hòn ném (bolas)
Kỹ thuật: ghè đẽo levallois hoàn thiện và chính xác hơn
Kinh tế: thu lượm, săn bắt động vật lớn (voi, tê ngưu)
Phát minh: dùng lửa, dựng lều đơn giản tránh thú dữ và tuyết
Sọ Chu Khẩu Điếm-Trung Quốc
Người Homo Erectus:
Sọ Turkana- Kenya
Tạo hạch Levallois, mảnh tước Levallois
Công nghệ chế tác đá A-sơn
Rìu tay A-sơn
Cleaver A-sơn
Lều của người Homo Erectus Terra Amata
Lối sống bầy đàn người hòa điệu cùng tự nhiên
Thời đại đồ đá cũ sơ kỳ
Toàn bộ những công cụ thuộc sơ kỳ đồ đá cũ, mặc dầu tính phức tạp của nó ở từng địa điểm hay ở những địa điểm thuộc những vùng khác nhau cũng có sự khác nhau nhất định về tỉ lệ của từng loại hình công cụ trong tổng thể hiện vật (địa điểm nhiều mảnh tước, địa điểm ít mảnh tước, địa điểm nhiều rìu tay, địa điểm ít, thậm chí không có rìu tay…). Nhìn chung, vẫn có sự đồng nhất trên phạm vi rộng, chưa xuất hiện những khác biệt lớn có tính chất địa phương đối với từng loại hình công cụ giữa các vùng. Điều đó phản ánh bước chập chững của kỹ thuật và nền kinh tế nguyên thủy
Trung kỳ thời đại đồ đá cũ
Niên đại địa chất: hậu kỳ Pleistocene (15 - 4 vạn năm BP)
Khí hậu: lạnh
Động vật: động vật có vú (ma mút, tê ngưu lông dài, voi...)
Chủ nhân: Homo neanderthalensis, sống thành làng lớn
Địa điểm phát hiện: khắp các châu lục Phi, Âu, Á
Công cụ: rìu tay bằng đá lửa, công cụ chặt thô, mũi lao, mũi giáo, mũi nhọn, nạo, bàn nghiền hạt; công cụ xương, sừng
Kỹ thuật: ghè đẽo Moustier (Pháp), levallois, tu chỉnh ép
Kinh tế: thu lượm, săn bắt động vật lớn (voi, tê ngưu), và động vật chạy nhanh (lừa, ngựa hoang, sơn dương), còn ăn thịt người
Phát minh: lấy lửa, làm nhà
Nghệ thuật: nguyên thủy (thổ hoàng, đá có lỗ vũm, hình khắc trên xương), mộ táng
Thời đại đá cũ trung kỳ

Sang trung kỳ đồ đá cũ đã nảy sinh nhiều văn hóa khảo cổ ở các châu lục khác nhau
Có vùng không có trung kỳ đá cũ mà tiến thẳng sang hậu kỳ đá cũ (Việt Nam Sơ kỳ đá cũ Núi Đọ đến Hậu kỳ đá cũ Sơn Vi)
Người Neanđectan và những người tương tự
Thời kỳ phổ biến của kỹ thuật Levallois và Moustier
Thời đại đá cũ trung kỳ

Kỹ thuật chế tác thời kỳ Moustier có những tiến bộ rõ rệt. Hạch đá hình đĩa được chế tác cẩn thận hơn, mảnh tước ghè đẽo ra bớt thô hơn, có hình dáng chỉnh tề hơn trước, thường là hình tam giác. Việc sửa sang công cụ được áp dụng thường xuyên hơn, không phải chỉ nương theo rìa cạnh tự nhiên của mảnh tước mà còn tạo ra rìa cạnh tức là tạo hình dáng công cụ. Đã xuất hiện phương thức tu chỉnh bằng cách ép (dùng mũi ép bằng xương) tạo ra các loại công cụ điển hình của thời này như mũi nhọn và nạo
Thời đại đá cũ trung kỳ

Levallois Dart Point
The Disk Core Technique
Thời đại đá cũ trung kỳ

Mũi nhọn và nạo tồn tại song song với rìu tay và có công dụng tương tự như rìu tay nhưng đã có chức năng chuyên biệt: mũi nhọn dùng để đâm, cắt, chặt, còn nạo để chặt, cắt, nạo. Rìu tay có quy mô nhỏ nhắn hơn, số lượng rìu tay ngày càng ít đi trong khi số lượng mảnh tước được gia công lần thứ hai để làm mũi nhọn và nạo ngày càng tăng lên.
Hiện vật Mousterian
Công cụ
Mousterian -
Trung kỳ đá cũ
Thời đại đá cũ trung kỳ

Việc sử dụng đồ xương và sừng loại hình công cụ phong phú và đa dạng hơn trước
Lấy lửa là thành quả văn hóa quan trọng nhất của thời đại Moustier
Săn bắt là hoạt động kiếm sống quan trọng ngoài việc săn vây, săn đuổi tập thể, người nguyên thủy còn dùng lửa đốt, có nơi họ đã biết săn bắt bằng hố làm bẫy. Người Neanđectan thường săn gấu, đặc biệt gấu hang. Vũ khí săn bắt của họ là trùy, hòn ném (bolas), giáo… người thời đó đã săn bắt được 58 loài thú
Hái lượm có vai trò quan trọng ở một số vùng
Trung kỳ đồ đá cũ là giai đoạn bắt đầu hình thành người mới. Ở trung kỳ đồ đá cũ cũng bắt đầu xuất hiện nghi lễ mai táng người chết và bắt đầu xuất hiện mầm mống của nghệ thuật nguyên thuỷ
Giai đoạn Moustier cũng xuất hiện cả đặc trưng mới về tổ chức xã hội nữa - tức là sự phát sinh của tổ chức thị tộc nguyên thuỷ.
Thú vừa và lớn- thức ăn chính của người trung kỳ đá cũ
Hang động, một trong những nơi cư trú của người trung kỳ đá cũ
Lều của người Neanderthal
Lều đá cũ
Nghệ thuật trung kỳ đá cũ
Trang sức trung kỳ đá cũ
Người Neamderthal trung kỳ đá cũ có phải là tổ tiên của chúng ta?
Mộ táng thời trung kỳ đá cũ
Mộ của người Neanderthal ở ý
Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ
Niên đại địa chất: hậu kỳ Pleistocene (4 - 1,1 vạn năm BP)
Khí hậu: bắt đầu phân chia ôn đới (Bắc) nhiệt đới (Nam)
Động vật: hươu, bò rừng (Bắc), linh dương, trâu, hà mã, voi (Nam)
Chủ nhân: Homo sapiens, sống thành công xã thị tộc mẫu hệ đông
Địa điểm phát hiện: khắp các châu lục Phi, Âu, Á, Úc, Mỹ
Công cụ: đa dạng: hạch đá hình lăng trụ, phiến tước, nạo, dao, dùi, cưa, khoan, giáo, công cụ tra cán...; công cụ xương, sừng, gỗ, tre...
Kỹ thuật: ghè đẽo Moustier (Pháp), levallois, tu chỉnh ép
Kinh tế: thu lượm, săn bắt động vật, đánh cá, thu lượm trai ốc...
Phát minh: nỏ phóng lao, bẫy; làm áo, quần da, lông thú
Nghệ thuật: hang động châu âu (cảnh săn bắn), chạm khắc trên xương, tượng động vật (tả thực) và phụ nữ (ước lệ) bằng đất, xương, ngà, đá
Tôn giáo: nguyên thủy (totem giáo), táng thức đa dạng, bằng đầu có đồ minh khí
Hậu kỳ thời đại đá cũ
Hậu kỳ đồ đá cũ gắn liền với những biến đổi lớn lao trong kỹ thuật, trong nền kinh tế nguyên thuỷ, trong quan hệ xã hội và ý thức hệ của loài người
Kỹ thuật chế tác công cụ đá:
Thay thế cho hạch đá hình đĩa là hạch đá hình lăng trụ
Những mảnh đá tách ra từ hạch đá có hình dạng những phiến tước dài hình dao, có các cạnh song song. Đó là những phiến tước.
European Upper Paleolithic tools made from blade flakes
Cách tạo phiến tước
Blade Technology
A Prismatic Blade
Burin Manufacturing
Burin Made on a Blade
Hậu kỳ thời đại đá cũ
Khoảng hai chục loại hình công cụ thuộc các nhóm nạo gọt các loại, dao các loại, dao khắc, dao trổ, mũi dùi, cưa, mũi lao, mũi giáo các loại, mũi kim…. Có một số chế phẩm mang 2 chức năng thể hiện trên cùng một vật phẩm: dao-nạo, nạo-dao trổ…. Vì phiến tước mỏng nên góc lưỡi của các công cụ cắt giảm rất nhiều (200). Nhiều công cụ ở hậu kỳ đồ đá cũ đã lắp cán.
Nhiều công cụ làm từ xương và sừng với các loại hình như: mũi lao, lao móc (1 hàng ngạnh hoặc 2 hàng ngạnh), nỏ phóng lao, bay, gậy, dao găm, kim… xuất hiện những công cụ tháp đá vào xương như những mũi giáo bằng xương có rãnh để tháp các mảnh đá lửa mỏng sắc. Đã xuất hiện kỹ thuật khoan, chủ yếu là khoan đồ xương
Xuất hiện những máy móc đơn giản như nỏ phóng lao, bẫy và cung tên.
Sự phân hoá to lớn của những công cụ hậu kỳ đồ đá cũ khiến văn hoá hậu kỳ đồ đá cũ mang nhiều hình vẻ, cho phép ta theo dõi được những sự khác biệt có tính chất địa phương.
Trong khu vực Địa Trung Hải-châu Phi, ngay từ hậu kỳ đồ đá cũ, kỹ thuật chế tác đồ đá nhỏ đã nẩy sinh sớm hơn các vùng khác. Nhiều đồ đá nhỏ có lẽ dùng làm đầu mũi tên. Một số hình vẽ trên vách hang ở Tây Ban Nha đã thấy có cung tên. Có lẽ cung tên xuất hiện ở khu vực này từ hậu kỳ đồ đá cũ
Ở khu vực Xibêri, ngay từ hậu kỳ đồ đá cũ, kỹ thuật chế tác đá đã phát triển theo con đường đồ đá lớn.
Sơ đồ tiến hoá nhân loại. Loại hình công cụ và con người
Sọ người Homo Sp. Sp. ở Cro-Magnon
(40,000 đến 35,000 năm trước đây)

Hậu kỳ đá cũ
Lều của người săn Mamut ở Novgorod- Nam Nga

Nghệ thuật thời đại đá cũ trung và hậu kỳ vừa sống động, thực tế (động vật)
Vừa trừu tượng (con người)
Bức tượng bằng ngà voi mang phong cách cường điệu hóa, mô tả một phụ nữ có ngực lớn, mông nở và bắp đùi to. Ảnh: AP.
Tượng ngà voi, niên đại 35.000 năm. Hang Holhe, Fels, Đức
Phát hiện tháng 9 năm 2008
Nghệ thuật hay tín ngưỡng
Phụ nữ châu phi thời tiền sử?
Enjoy the Human Past!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Song
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)