Khẩn trương phòng chống bệnh cúm A H1N1

Chia sẻ bởi Văn Nhân | Ngày 08/10/2018 | 264

Chia sẻ tài liệu: Khẩn trương phòng chống bệnh cúm A H1N1 thuộc Tin học

Nội dung tài liệu:

UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 953/SGD&ĐT-GDTH Nha Trang, ngày 03 tháng 8 năm 2009.
V/v khẩn trương triển khai thực hiện công tác
phòng chống đại dịch cúm A(H1N1)

Kính gửi:
- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị trực thuộc Sở.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch cúm A(H1N1) đã trở thành đại dịch.Tại Việt Nam dịch bắt đầu lây lan trong cộng đồng, dù chưa có tử vong nhưng tính đến hết ngày 02/08/2009 đã có 936 ca dương tính với cúm A (H1N1), riêng tỉnh Khánh Hòa đã có 23 ca.
Trước tình hình của các cơ sở giáo dục đang sắp đến ngày tựu trường và là nơi tập trung đông người, là điều kiện cho virut dễ lây lan và bùng phát thành dịch tại các trường học, nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm A(H1N1) rất cao, Sở yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố; Các đơn vị trực thuộc Sở khẩn trương thực hiện những nội dung sau:
- Thực hiện nghiêm túc tinh thần của các công văn đã hướng dẫn về công tác phòng chống đại dịch cúm A(H1N1) mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành (Công văn số 560/GD&ĐT-GDTH ngày 12/5/2009; Công văn số 739/GD&ĐT-GDTH ngày 28/6/2009 và Công văn số 927/GD&ĐT-GDTH ngày 27/7/2009;
- Chỉ đạo cho các đơn vị trường học thực hiện 10 khuyến cáo phòng chống bệnh cúm A (H1N1):
1. Cúm A (H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A (H1N1) gây ra.
2. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc với đồ vật bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mũi, miệng.
3. Bệnh lây nhiễm nhanh từ người sang người trong thời gian từ 1 ngày tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh.
4. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
5. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
6. Học sinh, sinh viên và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng ... thì thông báo cho Ban giám hiệu, y tế dịa phương.
7. Tránh tiếp xúc với người bị cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
8. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
9. Học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân viên có biểu hiện cúm khi đang ở nhà trường thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
10. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu ... Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Ngoài ra, trước ngày tựu trường các trường học phải tập trung dọn dẹp vệ sinh trường lớp sạch sẽ, có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa, sát khuẩn thông thường (xà phòng, nước tẩy rửa...) hoặc liên hệ với cơ quan y tế địa phương để tiến hành sát khuẩn toàn bộ trường học.
- Các trường hạn chế tập trung đông người, tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức Lễ khai giảng năm học 2009 -2010 ngắn, gọn, nhẹ nhàng.
- Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, trong các cơ sở giáo dục những hiểu biết về dịch cúm A (H1N1): triệu chứng, tác hại, cách phòng ngừa và một số cách xử lý, cách ly khi mắc bệnh…;
- Phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh khuyến khích học sinh và phụ huynh sử dụng khẩu trang y tế khi đến trường (có thể sử dụng khẩu trang vải nhưng phải được giặt bằng xà phòng, phơi ngoài nắng hàng ngày) và sử dụng khăn vải, khăn giấy thường xuyên để giữ vệ sinh cá nhân.
* Lưu ý: Học sinh sử dụng khẩu trang, khăn giấy cần giữ vệ sinh chung, không vứt bừa bãi....;
- Khi có người mắc bệnh cần báo ngay cho số điện thoại đường dây nóng của cơ quan y tế (Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văn Nhân
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 16
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)