Kham pha vu tru

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bình | Ngày 22/10/2018 | 80

Chia sẻ tài liệu: kham pha vu tru thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHẦN II : DU HÀNH VŨ TRỤ
I. LỊCH SỬ KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN VŨ TRỤ :
1. Khái quát :
Con đường đến các vì sao bắt đầu từ khi vệ tinh nhân tạo Sputnik được đưa vào quĩ đạo trở thành vệ tinh của Trái Đất vào ngày 10 /4 /1957.
Đó là sự khởi đầu tiến triển trong lịch sử nhân loại, mở đường cho sự khám phá không gian. Và ngày 4/ 10 /1957 được coi là kỉ nguyên vũ trụ của loài người. Sau đó là những cuộc tấn công mạo hiểm, táo bạo vào không gian. Mỗi thành công là một bước tiến lớn của nhân loại. Sự kiện nổi bật gần đây nhất là Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa người vào vũ trụ sau Nga và Mỹ.
Thành công của ngày hôm nay là sự kế thừa và phát triển của ngày hôm qua.
Vào thế kỷ I, lần đầu tiên người ta tìm thấy được những tài liệu về không gian của nhà phát minh Greek Plutarch. Vào thế kỷ XVI, sự phát minh của các loại dụng cụ quang học rồi đến các kính thiên văn cùng với sự áp dụng lý thuyết của các nhà thiên văn học, khoa học ở nhiều lĩnh vực như Copernicus, Kepler, Galileo . . . Tất cả những điều này đã giúp ích cho những thành công chinh phục không gian của nhân loại.
Mơ ước cao nhất của loài người vẫn là bước vào không gian vũ trụ, muốn vậy cần phải thắng lực hút của Trái Đất với tốc độ thoát li 11,2 km/s và để đạt được tốc độ thoát li này các nhà khoa học đã sử dụng tên lửa nhiều tầng. Đó là cách duy nhất để tạo ra các vận tốc vũ trụ.
Lịch sử phát triển tên lửa:
( Trung Hoa là nước sớm nhất sử dụng cung tên lửa. Năm 1232 đã dùng cung tên bắn những đầu lửa được sáng chế bằng bột thuốc súng.
( Năm 1903, một giáo viên Nga say mê nghiên cứu khoa học là Xioncopski (1857-1935) đã đăng bài báo nhan đề “Nghiên cứu vũ trụ bằng tên lửa”, lần đầu tiên nêu lên khả năng thám hiểm vũ trụ bằng tên lửa. Có thể nói rằng ông là người mở đường cho lí thuyết về du hành vũ trụ.
( Dr. Robert H.Goddard là một trong những thiên tài đầu tiên sáng tạo ra những tên lửa. Vào ngày 16-3-1926 tại Aubuin, Massachusetts ông cho phóng tên lửa nhỏ với nhiêu liệu lỏng vào không gian. Đây là cuộc thí nghiệm đầu tiên trong lịch sử kỹ thuật khônggian, đánh dấu bước tiến vào không gian của nhân loại.
( Sau thành công này, kỹ thuật làm tên lửa được nghiên cứu ở nhiều nước, đặc biệt là Liên Xô, Mỹ, Đức. Năm 1930, Mỹ phóng hỏa tiễn bay xa hơn 1 dặm. Năm 1936, chỉ có Liên Xô thành công nhất, phóng tên lửa với độ cao nhất đến 12 dặm.
( Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, chỉ có Đức tiếp tục nghiên cứu và đổi mới tên lửa, sáng chế ra tên lửa khổng lồ “Deadly V-2”. Đức bại trận, Hoa Kỳ và Liên Xô chiếm giữ “Deadly V-2". Nó được dùng cho việc phát minh chế tạo hàng loạt tên lửa.
( Không bao lâu, các nhà khoa học đã thành công trong việc chế tạo và hướng dẫn những động cơ bay. Với sự giúp sức của tên lửa, những chuyến bay sớm nhất vào quĩ đạo đã được thực hiện.
2. Các mốc lớn trong lịch sử chinh phục vũ trụ :
( Ngày 4/10/1957: Lần đầu tiên con người bước vào công cuộc chinh phục vũ trụ với vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 của Liên Xô.








SPUTNIK 1
- Sputnik I nặng 83,6 Kg, đường kính 58cm, có 4 cần ăngten dài 4m, được đưa lên quĩ đạo cao 947km. Nó bay quanh Trái Đất mất 90 phút (15 vòng/ ngày) với tốc độ 8km/s (là tốc độ giữ cho Sputnik trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất).
- Các quĩ đạo của vệ tinh nhân tạo quanh Trái Đất phụ thuộc vào nhiệm vụ của từng vệ tinh. Vệ tinh SputnikI bay theo quỹ đạo hình elip quanh Trái Đất để có nhiều thời gian ở trên lãnh thổ Liên Xô.
( Ngày 3/11/1957: Phóng Sputnik 2 mang theo chú chó Laika.
- Cơ thể Laika được gắn thiết bị đo huyết áp và nhịp tim. Các tín hiệu này sẽ được một thiết bị gắn trên vệ tinh phát về trái đất. Khi Sputnik 2 trở về Trái Đất 4/4/1958, Liên Xô thông báo Laika đã sống ít nhất 1 tuần trên không gian.







SPUTNIK 2
- Ngày 29/10/2002, Hội Nghị Quốc Tế về không gian diễn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)