Khám phá trời sáng, trời tối

Chia sẻ bởi nguyên thị loan | Ngày 05/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: khám phá trời sáng, trời tối thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN :
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
HĐ KHÁM PHÁ
Đề tài: Khám phá sáng, tối
Đối tượng: trẻ 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30
Giáo viên: Nguyễn Thị Loan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được một số hiện tượng tự nhiên như trời sáng, trời tối.
Trẻ biết được sự khác biệt giữa sáng và tối.
2. Kỹ năng
- Trẻ nói được sự khác biệt giữa trời sáng và trời tối.
Trẻ thực hiện các thao tác trong thí nghiệm về sáng tối.
- Rèn trẻ kỹ năng quan trả lời câu hỏi của cô.
3. Thái độ.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi hình chữ u.
* Đồ dùng của cô :
Máy tính, đầu, đĩa
Đèn pin.
* Đồ dùng của trẻ.
Hầm cho trẻ chơi trò chơi( 1 hầm sáng có đè pin và 1 hầm tối)
- Mũ kín cho trẻ

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức - gây hứng thú.
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trới sáng”
- Hôm nay cô con mình cùng chơi với các trò chơi trời tối, trời sáng nhé
- Khi chúng mình nhắm mắt vào thì sẽ không nhìn thấy gì nhưng có khi nào chúng mình mở mắt ra mà cũng không nhìn thấy gì không nhỉ? Là những lúc trời như thế nào? À là những lúc trời tối đấy.
2. Nội dung:
- Cô mở hết các của và bật điện xong trò chuyện với trẻ: Khi mở cửa các con thấy trong phòng thế nào? Nhìn mọi thứ xung quanh thế nào?
Bây giờ các con nhắm mắt vào cô sẽ tặng chúng mình một điều bất ngờ.
- Cô đóng hết cửa và tắt điện: Các con thấy lớp mình như thế nào? Khi đóng cửa vào các con thấy phòng học như thế nào? Có nhìn rõ cô và các bạn không?
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Cái gì làm cho phòng học sáng và tối?
Khi tối thì con nhìn cô và các bạn thế nào? nhìn đồ vật xung quanh thế nào?
Các con có biết có những loại ánh sáng nào không?
Kết luận: ánh sáng giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật xung quanh hơn, giúp ta làm mọi việc dễ dàng hơn. Có ánh sáng do mặt trời hoặc mặt trăng buổi tối tạo nên, gọi là ánh sáng thiên nhiên. Những ánh sáng nhờ đèn điện, nến, đèn pin, ánh lửa… Nên người ta gọi ánh sáng nhân tạo, do con người tạo nên.
- Hôm nay cô mang đến cho chúng mình một trò chơi rất thú vị đó là trò chơi “ Đi qua đường hầm”
*Trò chơi 1: “ Đi qua đường hầm”
Ai thích thử và đoán điều gì xảy ra nếu đi vào trong đường hầm này!
- Mời một vài trẻ xung phong chui vào bò qua đường hầm (không có ánh sáng) và hỏi: Con cảm thấy thế nào khi chui qua đường hầm này?
- Cho các trẻ lần lượt chui qua đường hầm tối và hỏi cảm giác của trẻ khi chui qua đường hầm tối.
- Bây giờ cô cho các con chui qua đường hầm khác xem có gì khác với đường hầm trước nhé. (cho trẻ chui qua đường hầm có đèn pin bật sáng) và hỏi trẻ: Con thấy thế nào khi chui qua đường hầm này? Có gì khác khi chui qua đường hầm bên kia.
Cho tất cả trẻ chui qua đường hầm có đèn pin và cho trẻ nêu cảm nhận của mình.
Các con có thích được bò như vậy nữa không? lần lượt cho trẻ chui qua 2 đường hầm để trẻ trải nghiệm được chui qua 2 đường hầm khác nhau (mỗi trẻ chui 2 lần qua cả 2 đường hầm) và nêu cảm nhận của mình.
Nếu có ánh sáng thì chúng ta làm việc như thế nào?; Nếu không có ánh sáng thì chúng ta làm việc có gì khó khăn?
Kết luận: Nhờ có ánh sáng, chúng ta làm việc gì cũng dễ dàng. Nếu không có ánh sáng, chúng ta gặp khó khăn vì không nhìn thấy mọi thứ để làm. Như vậy chúng mình có cần ánh sáng không?
*Trò chơi 2: Chiếc mũ kỳ diệu
- Cô mời lần lượt 5 trẻ lên đội chiếc mũ kín và cho trẻ nói lên cảm nhận của mình khi đội chiếc mũ đó.
3. Kết thúc: Cô và trẻ hát vđ bài “Nắng xớm”

trẻ chơi trò chơi

trẻ trả lời


trẻ trả lời


trẻ trả lời










Trẻ trải nghiệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyên thị loan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)