Khám phá khoa học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Linh | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: khám phá khoa học thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Nhận biết, phân biệt một số loại ngũ cốc( lúa ngô và khoai)
Lớp: 4 tuổi A
Số lượng: 30-35 trẻ
Thời gian: 25-30 phút
Ngày soạn: 9/3/2017
Ngày dạy:13/3/2017
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy


Mục đích- yêu cầu
Kiến thức
Trẻ biết tên gọi một số loại ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn, đỗ.
Biết một số đặc điểm nổi bật về cấu tạo, hình dáng, màu sắc.
Biết lợi ích của các loại ngũ cốc: làm thức ăn cho người và động vật.
Biết chế biến các loại ngũ cốc
Kỹ nămg
Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
Giáo dục
Giáo dục trẻ biết ơn và quý trọng người làm ra các loại ngũ cốc
Chuẩn bị
Tranh ảnh các loại ngũ cốc, các loại ngũ cốc thật.
Tiến hành
HĐ của cô
HĐ của trẻ

1. ổn định tổ chức
Cho trẻ xem băng hình về các loại ngũ cốc > Giáo dục trẻ: Ăn các loại ngũ cốc sẽ bổ sung chất bột đường, khoẻ mạnh vàcòn rất thông minh nữa và để có được các loại ngũ cốc cho chúng mình ăn hàng ngày các bác nông dân đã trồng rất vất vả vì vậy chúng mình khi ăn cơm phải ăn hết xuất không được để cơm rơi vãi chúng mình nhớ chưa nào
2. Khám phá khoa học
*. Hoạt động 1: Quan sát
Trẻ quan sát một số tranh ngũ cốc, đoán tên xem đóloại ngũ cốc gì?
Cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về cấu tạo và đặc điểm bên ngoài của một số loại ngũ cốc
*. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại ngũ cốc.
- Chúng mình vừa đi thăm ruộng
Ngô, khoai, lúa, sắn về. Bác nông dân có tặng cho lớp mình rất nhiều các loại ngũ cốc các con xem bác tặng những loại ngũ cốc gì nhé.
- Cô đưa hạt lúa ra cho trẻ quan sát
+ Các con nhìn xem đây là hạt gì?
+ Hạt lúa có hình gì?
+ Hạt lúa có màu gì?
+ Hạt lúa được trồng ở đâu?
+ Ai là người trồng nên hạt lúa?
Bây giờ cô sẽ bóc vỏ ra chúng mình xem bên trong có gì nhé
+ Đây là gì?
+ Hạt gạo dùng để làm gì?
Hạt lúa còn được gọi là hạt thóc khi chưa được say sát thì có màu vàng, có hình dài khi say xát ra thì được gọi là hạt gạo, có màu trắng và được dùng để nấu cơm chúng ta ăn hàng ngày đấy các con ạ


- Cô đưa củ khoai cho trẻ quan sát.
+ Các con nhìn xem đây là củ gì?
+ Củ khoai có màu gì?
+ Củ khoai là phần nào của cây?
+ Muốn ăn củ khoai thì chúng ta phải làm gì?
- Cô nhắc lại: Muốn ăn được khoai trước tiên chúng ta sẽ phải rửa sạch sau đó cho vào nồi cho nước và luộc chín rất là ngon và bổ dưỡng đấy các con ạ!ngoài ra khoai cũng có thể là thức ăn của các con vật nuôi đấy!
- Cô đưa bắp ngô cho trẻ quan sát.
+ Các con nhìn xem đây là gì?
+ Bên ngoài bắp ngô gọi là gì?
+ Bẹ ngô màu gì?
+ Bây giờ cô sẽ bóc ra xem có gì bên trong nhe!
+ Bắp ngô có màu gì?
+ Bắp ngô có rất nhiều gì đây?
+ Ngô để làm gì?
+ Cô nhắc lại: Bắp ngô khi còn non luộc lên ăn rất ngon và ngọt, khi ngô già thì sẽ vẽ lấy hạt và cho các con vật ăn đấy các con ạ!
* Cho trẻ so sánh hạt lúa và bắp ngô, củ khoai và bắp ngô
* Hạt lúa và bắp ngô
- Giống nhau: Đều là ngũ cốc, là thức ăn của con người và của các loài động vật
- Khác nhau: Ngô mọc theo bắp, có nhiều hạt và hạt to hơn, Lúa thì mọc thành từng bông và hạt nhỏ
* Củ khoai và bắp ngô
- Giống nhau: Đều là ngũ cốc, là thức ăn của con người và của các loài động vật.
- Khác nhau: Củ khoai màu nâu và vùi sâu ở dưới đất. Bắp ngô thì có bẹ xanh và không vùi dưới đất mà ở giữa cây, bắp ngô có nhiều hạt màu vàng.

* Mở rộng: Ngoài lúa,khoai và ngô là ngũ cốc thì còn có: đỗ, sắn…
* Trò chơi: Chọn ngũ cốc theo yêu cầu của cô.
Cách chơi: Trong rổ mỗi bạn có tranh vẽ về các loại ngũ cốc. Cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)