Kham pha các giac quan cua be

Chia sẻ bởi nguyễn thị kim nghĩa | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: kham pha các giac quan cua be thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ TUY HÒA
TRƯỜNG MẦM NON BABY


HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY TỐT
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

Chủ đề : Bản thân
Chủ đề nhánh : Bé có những giác quan gì
Lĩnh vực : Phát triển nhận thức
Đề tài : Các giác quan của bé
Lớp : Mầm 3
Thời gian : 20 – 25 phút
Người dạy : Nguyễn Thị Sa
Ngày dạy : 13/ 10/ 2015








I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết gọi tên, công dụng của các bộ phận và các giác quan trên cơ thể bé.
Rèn khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định ở trẻ ở trẻ.
Trẻ biết cách giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, biết chăm sóc các giác quan sạch sẽ để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh làm những việc gây tổn thương cho các giác quan.
II/ Chuẩn bị:
Bài giảng Powerpoint.
Bộ đồ chơi ghép hình cho mỗi tổ, 3 bảng.
2 tấm thảm.
Bánh ngọt.
Nước hoa.
Bài hát “ nhảy cùng zin zin”
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Hoạt động 1: “ Vui chơi cùng bé ’’
Cho trẻ vận động theo bài hát “ Nhảy cùng zin zin ’’.
Cô hỏi trẻ:
+ Trong bài hát vừa rồi nhắc đến những bộ phận nào ?
Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
2/ Hoạt động 2: “ Cùng bé khám phá ’’
Cô giới thiệu tên bài “ Các giác quan của bé ’’.
Cô giới thiệu 5 bộ phận trên cơ thể tương ứng với 5 giác quan.
Trò chuyện về cơ quan thị giác.
Cho trẻ xem hình 1 em bé, đàm thoại cùng trẻ:
+ Các bạn nhìn thấy gì nào ?
+ Bây giờ cô sẽ bịt mắt các bạn lại xem điều gì xảy ra nhé ?
Cô bịt mắt trẻ lại và hỏi trẻ:
+ Các con có nhìn thấy gì không ?
Cô tháo bịt mặt trẻ ra.
Cô đàm thoại : + Điều gì xảy ra vậy các bạn ?
+ các con nhìn thấy được là nhờ bộ phận nào ?
Cô dẫn dắt thêm mắt còn gọi là cơ quan thị giác.
Cô cho cả lớp đọc đồng thanh “ Thị giác ’’.
Cô gọi 2 – 3 cháu lên nhắc lại “ Mắt còn gọi là thị giác’’.
Trò chuyện về cơ quan thính giác.
Cô cho trẻ nghe tiếng kèn.
Cô hỏi trẻ: + Tiếng gì vậy các bạn ?
Cô đàm thoại : Vậy con nghe được nhờ vào bộ phận nào ?
Cô dẫn đắt thêm tai còn gọi là cơ quan thính giác.
Cô cho cả lớp đọc đồng thanh “ Thính giác’’.
Cô gọi 2 – 3 cháu lên nhắc lại “ Tai còn gọi là thính giác’’.
Trò chuyện về cơ quan vị giác.
Cô cho mỗi trẻ ăn một miếng bánh ngọt.
Cô hỏi trẻ: + Vừa rồi các con được ăn bánh các con thấy bánh có vị gì ?
Cô cho mỗi trẻ ăn một miếng oishi( mặn).
Cô hỏi trẻ: + Vừa rồi các con ăn oishi các con thấy có vị gì ?
+ Vậy nhờ vào bộ phận nào các con biết bánh có vị ngọt, vị mặn ?
Cô dẫn dắt thêm lưỡi còn gọi là cơ quan vị giác.
Cô cho cả lớp đọc đồng thanh “ vị giác’’.
Cô cho gọi 2 – 3 cháu lên nhắc lại “ Lưỡi còn gọi là vị giác ’’.
Cô hỏi trẻ: + Ngoài vị ngọt, vị mặn lưỡi còn giúp chúng ta biết được những vị gì nữa ?
Trò chuyện về cơ quan khứu giác.
Cô cho trẻ ngửi mùi nước hoa.
Cô hỏi trẻ: + Các con hít vào xem có mùi gì nào ?
+ Con dùng gì để biết nước hoa có mùi thơm ?
Cô dẫn dắt thêm mũi còn gọi là cơ quan khứu giác.
Cô cho cả lớp đọc đồng thanh “khứu giác”.
Cô gọi 2 – 3 trẻ lên nhắc lại “ mũi còn gọi là khứu giác’’.
Ngoài mùi thơm ra mũi còn giúp chúng ta ngửi được mùi gì nữa ?
Trò chuyện về cơ quan xúc giác.
Cô cho trẻ đi chơi, trên đường đi có đi qua 2 tấm thảm.
Cô cùng trẻ đi qua tấm thảm thứ nhất, cô dừng lại và hỏi trẻ:
+ Khi đi qua tấm thảm này con thấy thế nào ?
Cô cùng trẻ tiếp tục đi qua tấm thảm thứ 2 và hỏi trẻ :
+ Tấm thảm này có gì khác với tấm thảm trước ?
+ Thế nhờ vào đâu mà con biết tấm thảm này cứng hay mềm ?
Cô dẫn dắt thêm da còn gọi là cơ quan xúc giác.
Cô cho cả lớp đọc đồng thanh “ xúc giác’’.
Cô gọi 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị kim nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)