Kham phá

Chia sẻ bởi Nhã Trúc | Ngày 03/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: kham phá thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG TRÌNH GDMN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HƯNG
I. Mục đích bài học
Sau bài học này học viên có thể:
Hiểu các kỹ năng cần hình thành cho trẻ MG trong hoạt động KPKH và làm LQVT theo CT GDMN.
Biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục PTNT phù hợp với cách học của trẻ.
GD Phát triển nhận thức

GD PTNT (NT) = Luyện tập, Phối Hợp các giác quan + Nhận biết
GD PTNT (MG) = KP Khoa học + LQVT +
KP XH
Hoạt động 1: Trao đổi về
nội dung KPKH và LQVT

Nêu nhận xét về tính cụ thể của nội dung KP KH và LQVT trong CT GDMN.
Khó khăn gặp phải trong chỉ đạo/ thực hiện nội dung KP KH và LQVT trong chương trình GDMN? Cách giải quyết như thế nào? Còn vấn đề gì vướng mắc?
Nội dung (xem chi tiết CT GDMN - NXB GD)
Ví dụ: cụ thể hóa nội dung KPKH
Nội dung khám phá khoa học về đồ dùng, đồ chơi (trang 43- Chương trình GDMN):
Không phải cho trẻ tìm hiểu “đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi” một cách chung chung mà phải cụ thể là đồ dùng, đồ chơi nào.
Giáo viên cần hiểu rất rõ về trẻ của mình để lựa chọn đồ dùng, đồ chơi mà trẻ quan tâm, muốn chơi, muốn thử sử dụng, muốn xem nó hoạt động, vận hành như thế nào. Việc tìm hiểu, khám phá và thử sử dụng này là cần thiết cho trẻ thích ứng với cuộc sống (dạy kỹ năng sống cho trẻ).
Như vậy, đồ dùng, đồ chơi ở lớp này có thể khác với lớp khác, ở địa phương này khác với địa phương khác nhưng chúng đều là phương tiện cho trẻ quan sát, so sánh, phân loại, tập sử dụng..., rèn các kỹ năng tư duy cần thiết cho trẻ trong việc học tập tiếp theo và giúp trẻ thích ứng với cuộc sống xã hội.
Ví dụ: Cụ thể hóa nội dung LQVT
So sánh: (trang 45 : 4-5 tuổi và 5-6 tuổi)
+ SS Kích thước (có sự khác biệt rõ nét, hay không rõ nét? Của 2, 3 hay 4 … đối tượng? SS nhiều hơn 2 đối tượng sẽ dẫn đến sắp xếp theo trình tự về kích thước
+ SS Số lượng (trong phạm vi …) của 2 nhóm đối tượng hay nhiều hơn 2 nhóm đối tượng?
Phát hiện, sắp xếp theo quy tắc: Quy tắc nào? ABAB…; AABAAB…; ABCABC;… v.v…
Ví dụ: quy tắc sắp xếp

Số nào không đúng thứ tự?
237456
Thiếu số nào?
3213?1321
Sắp xếp các nội dung đã được
cụ thể hóa như thế nào?
Các nội dung đã cụ thể hóa được sắp xếp vào các chủ đề một cách phù hợp với mục tiêu, nội dung của chủ đề (nếu thực hiện tích hợp theo chủ đề) và diễn tiến của quá trình nhận thức của trẻ: từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể ít đến ít cụ thể nhiều hơn...
Không nhất thiết nội dung nào cũng cần phải dạy trẻ thông qua giờ học (hoạt động học có chủ định), nhiều nội dung trẻ học được thông qua chơi, thông qua hoạt động ở các góc học tập và nhiều hoạt động khác của trẻ diễn ra hằng ngày...
LQVT : Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phù hợp với từng chủ đề (nếu thực hiện tích hợp theo chủ đề) mà trẻ đã được làm quen, tìm hiểu trong các hoạt động khám phá khoa học. Coi các đồ dùng, đồ chơi này như là phương tiện để tổ chức các hoạt động giáo dục chuyển tải các nội dung cho trẻ LQVT trong chương trình.
Hoạt động 2: Thảo luận
1.Mô tả các kỹ năng cơ bản cần hình thành cho trẻ mẫu giáo trong khám phá khoa học.
2. Mô tả các kỹ năng cơ bản cần hình thành cho trẻ mẫu giáo trong làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán.
Một số kỹ năng trong hoạt động:
KPKH và LQVT
- Quan sát
- So sánh
- Phân loại
- Phán đoán
- Thí nghiệm
- Suy luận
- Giao tiếp
Xếp tương ứng 1-1 (hay ghép đôi)
- So sánh
- Phân loại
- Xếp theo quy tắc
- Đếm
- Nhận biết số lượng và chữ số
- Nhận biết các hình hình học
- Đo
- Định hướng trong không gian
- Định hướng thời gian
Bức tranh có gợi ý cho bạn điều gì trong tổ chức cho trẻ khám phá KH
Ví dụ về phân loại, tách và gộp
Con nào không thuộc nhóm?
Con nào khác với những con còn lại?
Con nào không bay được?
Hoạt động 3: Trao đổi thảo luận nhóm

Chia thành nhóm các học viên. Mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi sau:

1/ Theo bạn, trẻ mẫu giáo khám phá khoa học như thế nào? Hãy mô tả cách khám phá khoa học của trẻ. Với cách học này bạn tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học như thế nào?
2/ Theo bạn, trẻ học toán/LQVT như thế nào? Hãy mô tả cách LQVT của trẻ. Với cách học này bạn tổ chức các hoạt động cho trẻ LQVT như thế nào?
3/Trình bày cách xây dựng kế hoạch hoạt động học có chủ định (bài học) cho trẻ mẫu giáo trong giáo dục phát triển nhận thức (LQVT hoặc khám phá khoa học).
4/ Trình bày cấu trúc của kế hoạch bài học cho trẻ mẫu giáo LQVT hoặc khám phá khoa học. Xây dựng 1 kế hoạch bài học theo cấu trúc này.
Trẻ MG khám phá khoa học như thế nào?
Khám phá khoa học không phải là những thông tin đơn lẻ mà giáo viên cung cấp cho trẻ, mà khám phá khoa học là tìm hiểu thế giới thực và trải nghiệm hằng ngày của trẻ: trẻ băn khoăn suy nghĩ về những cơn gió thổi, về những của sổ mờ sương, về những chiếc lá rơi, về những con mèo con nghịch ngợm, về chiếc răng trẻ con nhú lên và những thanh nam châm hút nhau…
Khám phá khoa học không chỉ là kiến thức về sinh vật sống và những thứ dường như vô tri trong môi trường xung quanh.
Trẻ MG khám phá khoa học như thế nào?
Khám phá khoa học là một quá trình - là cách tìm hiểu thế giới, cách đặt các câu hỏi và học cách giải quyết vấn đề.
Và như vậy, khám phá khoa học đối với trẻ là cảm giác băn khoăn và phấn khích của chúng về thế giới. Trẻ không suy nghĩ một cách trừu tương. Chúng phải được trải nghiệm cụ thể, thực tế, được thao tác với các đối tượng, nếu không thì chúng sẽ không hiểu.
Trẻ khám phá khoa học qua sử dụng các giác quan. Chúng phải được nhìn, được nghe, được sờ, được nếm, được ngửi và sử dụng cơ bắp để khám phá, thử nghiệm, tìm hiểu thế giới xung quanh.
Trẻ MG LQVT như thế nào?
Trẻ mẫu giáo làm quen với các biểu tượng toán thông qua trò chơi và hoạt động hằng ngày.
Thông qua hoạt động hằng ngày trẻ đã sử dụng khái niệm toán và học một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, giáo viên cũng cần dẫn dắt trẻ một cách thận trọng theo trình tự của hoạt động nhận thức, tức là trẻ cần chuyển từ tiếp xúc trực tiếp thao tác bằng tay với các đối tương cụ thể sang hoạt động làm quen với hình ảnh, ký hiệu và các hoạt động trừu tượng.
Ví dụ : khi trẻ làm quen với số lượng 4
Đầu tiên: (sử dụng vật thật): cho trẻ các nguyên vật liệu thật để trẻ thao tác và sử dụng. Trẻ cần được nhìn thấy, tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng và mô tả bằng lời những suy nghĩ của mình. Chẳng hạn : 4 cái bánh thật.





Thứ 2 (dùng hình ảnh) : Cho trẻ thấy các hình ảnh minh họa hoặc các tranh ảnh thể hiện khái niệm .Ví dụ: thẻ minh họa cho 1 nhóm có 4 cái bánh:





Thứ 3 (dùng ký hiệu): Giới thiệu ký hiệu thể hiện khái niệm. Ví dụ : 4
Thứ 4 (Trừu tượng ): Trẻ có khả năng hiểu được khái niệm “4”.


Ví dụ : khi trẻ làm quen với số lượng 4
Bất cứ khi nào lập kế hoạch hoạt động cho trẻ làm quen với toán, giáo viên cần tuân theo trình tự trên. Trong đó, trẻ cần nhiều trải nghiệm thực sự trên các đối tượng cụ thể trước khi chuyển sang sử dụng hình ảnh, ký hiệu và khái niệm trừu tượng.
Chúng ta không thể bắt trẻ phải học các khái niệm toán học trừu tượng nhưng chúng ta có thể khuyến khích chúng bằng các hoạt động kích thích: cho thời gian để trẻ khám phá, cho vật liệu để trẻ thao tác và động viên khich lệ trẻ.
Các cách học của trẻ
1/ Trẻ học tự nhiên: được khởi đầu từ trẻ, khi trẻ sử dụng các giác quan và cơ bắp để tham gia vào các hoạt động hằng ngày: ăn, uống, cầm nắm, chơi đồ chơi, giao tiếp… là trẻ đang khám phá về đồ dùng, đồ chơi và trẻ học về hình dạng, kích thước, mầu sắc và tập sử dụng các đồ đùng đó…
Các cách học của trẻ
2/ Trẻ học không chính thức (không có kế hoạch trước): Loại học này được bắt đầu từ giáo viên nhưng không được lập kế hoạch trước. Bằng kinh nghiệm của mình mà giáo viên nhận ra được cơ hội để hướng dẫn trẻ học. Nó có thể xảy ra với nhiều lý do như khi trẻ mắc lỗi, trẻ gặp khó khăn, trẻ lung túng trong giải quyết vấn đề đang cần gợi ý…. (đặc biệt khi trẻ chơi trong các góc hay các hoạt động do trẻ tự lựa chọn, nó cũng có thể xảy ra các tình huống trong các hoạt động học có chủ định - ngoài kế hoạch đã lập/dự kiến trước của giáo viên). Khi đó, một cơ hội học tập không mong đợi đã xuất hiện và giáo viên cần hành động, tận dụng cơ hội này để giúp trẻ phát triển.
Các cách học của trẻ
3/ Trẻ học chính thức – có cấu trúc của giờ học (trong các giờ học/hoạt động học có chủ định): Loại học tập cũng được xuất phát từ giáo viên. Các hoạt động học của trẻ đã được giáo viên cân nhắc một cách cẩn thận để lập kế hoạch trước khi tổ chức thực hiện cho trẻ
Tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH và LQVT và như thế nào?
1/ Tổ chức môi trường học tập:
Với cách học tự nhiên của trẻ: giáo viên cần tạo một môi trường hấp dẫn, phong phú với những thứ cho trẻ nhìn, sờ, nếm, ngửi, và nghe. Người lớn muốn trẻ học gì, khám phá chủ đề nào, làm quen với kiến thức nào, rèn kỹ năng nào thì sẽ tạo môi trường với đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ học kiến thức, kỹ năng đó. Giáo viên cần quan sát các hoạt động của trẻ, chú ý tới cách trẻ thao tác và sau đó đáp lại bằng cái nháy mắt, gật đầu, mỉm cười hoặc 1 từ khích lệ, động viên. Trẻ cần biết chúng đang làm những điều phù hợp.
Với cách này, trẻ được cung cấp môi trường trải nghiệm phong phú khuyến khích trẻ học tích cực; trẻ được tự do lựa chọn, quyết định hoạt động của mình và được tham gia thử nghiệm thực sự. Trẻ tự xây dựng sự hiểu biết của mình trên cơ sở tham gia trọn vẹn hoạt động. Tuy nhiên, trẻ sẽ dễ dàng bỏ dở hoạt động hoặc chỉ quan sát các sự vật hiện tượng mà không biết được lý do tại sao chúng lại như vậy. Hơn nữa để theo dõi, quan sát trẻ khi trẻ được tự quyết định việc mình làm (không theo kế hoạch của giáo viên) thì tỷ lệ giáo viên /trẻ phải cao.
Tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH và LQVT và như thế nào?
.
2/ Phát hiện và tận dụng cơ hội:
Trong các hoạt động của trẻ ở trường (các hoạt động này có thể đã được lập kế hoạch hay chưa được lập kế hoạch trước), giáo viên luôn quan sát, chú ý tới trẻ, nhạy cảm với các cơ hội học tập đến một cách ngẫu nhiên và đừng bỏ qua thời cơ để hướng dẫn trẻ. Với cách làm này, không phải giáo viên nào cũng có thể nhận ra và tận dụng được cơ hội để hướng dẫn trẻ. Nó phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của mỗi giáo viên.
Tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH và LQVT và như thế nào?

3/ Lập kế hoạch bài học:
Để dạy trẻ cách suy nghĩ, cách học thì việc tổ chức hoạt động học có chủ định là rất quan trọng: giáo viên phải lập kế hoạch bài học, tức là xác định được mục tiêu của bài học, dự kiến trước các công việc mà trẻ phải làm để đạt được mục tiêu đã đặt ra, và chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi cần thiết để tổ chức các hoạt động đã dự kiến này. (xem chi tiết trong sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN - dành cho giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi vùng khó khăn - NXB Giáo dục 2011)



Kỹ thuật Xây dựng hoạt động học có chủ định như thế nào?
Sáu câu hỏi được đặt ra tương ứng với sáu bước như sau :

1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ.
2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu.
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra.
4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.
5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù hợp không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động đã được lập đối với trẻ.
6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt động đã tổ chức không ? Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã đạt ra không ? Đánh giá trẻ.
Sáu bước trên được minh hoạ bằng sơ đồ sau :

Khi nào sử dụng “KH bài học”?
Cung cấp kiến thức, kỹ năng mới.
Củng cố, chính xác, hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có của trẻ.
Ưu điểm:
Thúc đẩy tư duy của trẻ khi giáo viên sử dụng kỹ thuật đặt các câu hỏi dẫn dắt đến kiến thức mới.
Giúp trẻ liên hệ khái niệm mới với kiến thức đã có.
Hạn chế:
Dễ dẫn đến việc không khuyến khích, không thúc đẩy trẻ tham gia tích cực nếu giáo viên thiếu quan tâm (tuân thủ cứng nhắc theo kế hoạch đã lập, hệ thống câu hỏi ít thúc đẩy suy nghĩ của trẻ, ít để ý các tình huống phát sinh hay cơ hội học của trẻ, sợ bị “cháy” giáo án…)
Hình thức thể hiện KH bài học

Những yêu cầu thể hiện một kế hoạch bài học (giáo án) của giáo viên.
Yêu cầu cơ bản
+ Kế hoạch bài học phải thể hiện rõ các hoạt động của trẻ và trình tự của các hoạt động phù hợp với quá trình nhận thức của trẻ.
+ Phải chỉ rõ mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Cấu trúc kế hoạch bài học: gồm 3 phần:
+ Mục tiêu (Mục đích, yêu cầu)
+ Chuẩn bị
+ Tiến hành
Cách thể hiện thiết kế từng phần

Mục tiêu:
+ Đây là MT mà trẻ cần được học, cần được làm, cần được thực hành trải nghiệm. Do đó cách viết phải rõ chủ thể là trẻ. Nên mở đầu mỗi mục tiêu bằng một động từ.
+ MT đưa ra trong từng bài học phải rõ ràng, cụ thể. Chúng phải lượng hóa được, phải kiểm soát được.
+ Mục tiêu của mỗi bài thường gồm 3 phần: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
+ Cần làm nổi bật MT trọng tâm của bài. Tùy theo bài học cụ thể là cung cấp kiến thức mới thì cần làm rõ mục tiêu cung cấp kiến thức mới, bài học rèn luyện kỹ năng thì làm nổi bật mục tiêu hình thành và luyện tập kỹ năng.
+ Một bài học đối với trẻ không nên có quá nhiều mục tiêu.

Chuẩn bị:
+ Cần chỉ rõ các đồ dùng, phương tiện của giáo viên và của trẻ cần được chuẩn bị để phục vụ cho bài học.
+ Đặc biệt lưu ý thích đáng tới các đồ dùng, nguyên vật liệu dành cho trẻ để trẻ có thể tham gia hoạt động tích cực. Đủ cơ số đồ dùng, nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng.

Tiến hành: Nêu các hoạt động của trẻ, những việc trẻ phải làm theo tiến trình bài học hướng tới mục tiêu dã đặt ra. Có thể phân các hoạt động này thành 3 loại sau:
+ Loại hoạt động mở bài:
Được thực hiện đầu tiên trong hoạt động học có chủ định/giờ học, bao gồm các hoạt động tạo hứng thú cho trẻ, định hướng cho trẻ vào bài học hoặc cho trẻ ôn lại kiến thức cũ có liên quan đến nội dung kiến thức mới. Có thể trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát, chơi trò chơi, giải câu đố … có liên quan đến bài học
+ Loại hoạt động thực hiện những mục tiêu cơ bản của bài:
Loại hoạt động này chiếm ưu thế thời gian trong giờ học, bao gồm các hoạt động của trẻ hướng tới mục tiêu đã đặt ra của bài và các hoạt động của giáo viên với tư cách là các hoạt động tổ chức, hướng dẫn.
+ Loại hoạt động kết thúc bài:
Diễn ra vào cuối giờ học bao gồm các hoạt động củng cố kiến thức, kỹ năng: thường là các trò chơi học tập hoặc các bài tập trên giấy.
Ví dụ về kế hoạch bài học
Tên bài: Số lượng 5 và chữ số 5 (cho trẻ 4-5 tuổi)
(Thực hiện trong chủ đề gia đình)
Mục tiêu (mục đích, yêu cầu):
Trẻ nhận biết số lượng 5, chữ số 5.
Trẻ so sánh số lượng 2 nhóm trong phạm vi 5.
Trẻ hứng thú trong việc tìm kiếm các đồ dùng, đồ chơi có slượng 5.
Chuẩn bị:
Một số đồ dùng gia đình: bát, thìa, đĩa, tách, ca cốc… có slượng 5.
Một số đồ dùng trong lớp có số lượng nhiều hơn/ít hơn 5.
Lô tô dồ dùng gia đình.
Lô tô chữ số từ 1 đến 5.
Các sợi dây len/gai, giấy các mầu, có độ dài khác nhau ít nhất đủ cho mỗi trẻ 1 dây.
Ví dụ về kế hoạch bài học (tt)
Tiến hành:
Trẻ trò chuyện về đồ dùng được sử dụng trong bữa cơm gia đình của trẻ:
+ Hỏi trẻ, trong bữa cơm hằng ngày, mọi người phải dùng những đồ dùng gì để ăn? Những đồ dùng này dùng để làm gì? Cháu sử dụng đồ dùng nào?...
+ Trước khi ăn cháu phải làm gì? (Rửa tay, lấy bát đũa, mời mọi người…)
+ Gia đình cháu có mấy người ăn? Cần mấy bát, mấy đôi đũa?...
Sau mỗi câu trả lời của trẻ, cô đưa đồ dùng cho trẻ nhìn, sờ (bằng vật thật, hoặc tranh ảnh, lô tô…) có số lượng ít hơn hoặc bằng 5 (chủ yếu là số lượng 5)
Ví dụ về kế hoạch bài học (tt)
Tiến hành: (TT)
Trẻ đếm số lượng 5:
+ Gọi 1 vài trẻ đếm số lượng bát, đũa, thìa, ca cốc … mà cô vừa đưa ra.
+ Trẻ tìm xung quanh lớp các đồ dùng, đồ chơi có lượng 5 và đếm.
+ Tìm trên người bạn những vật, bộ phận nào có số lượng 5 (5 cái khuy, 5 cái vòng, 5 ngón tay, 5 ngón chân…)
Trẻ nhận biết chữ số 5:
+ Hỏi trẻ xem ai đã biết chữ số 5, hãy tìm số 5 có trong lớp và chỉ cho cô và các bạn.
+ Cho cả lớp tìm số 5 ở khắp mọi nơi trong lớp (báo, tạp chí, sách truyện, lịch, đồng hồ, điện thoại…). Yêu cầu vài trẻ nói mình đã tìm thấy số 5 ở đâu, chỉ và đọc số đó.
+ Giới thiệu cho trẻ chữ số 5 để chỉ nhóm đồ vật có số lượng 5: ví dụ 5 cái cốc, 5 cái ca, 5 cái bát… (Dùng thẻ số đặt vào các nhóm có số lượng 5)
Trẻ so sánh số lượng trong phạm vi 5:
+ Yêu cầu mỗi trẻ lấy trong lớp 1 loại đồ dùng với số lượng ít hơn hoặc bằng 5. Cho từng cặp 2 trẻ kiểm tra lẫn nhau xem bạn lấy số đồ dùng, đồ chơi có đúng yêu cấu không và đếm số lượng đồ dùng vừa lấy được.
+ Cho trẻ so sánh số lượng đố dùng của mình với của bạn. Diễn đạt các từ “nhiều hơn”, “ít hơn”, “bằng nhau” và nói cách làm thế nào để 2 bạn có số đồ chơi bằng nhau.
Ví dụ về kế hoạch bài học (tt)
Tiến hành (tt)
Trò chơi: Tạo số 5
+ Yêu cầu trẻ tạo thành các nhóm có 5 trẻ. Mỗi nhóm lấy 5 sợi dây len hoặc ít hơn. Cho trẻ kiểm tra xem mỗi nhóm có mấy người, lấy được bao nhiêu sợi dây, có đủ cho mỗi bạn một sợi không? So sánh số lượng người trong nhóm với số dây vừa lấy được. Cho trẻ tạo các số từ những từ sợi dây này. Nói về hình vừa tạo được (mầu sắc, kích cỡ).
+ Cho từng nhóm ngồi vào bàn và hướng dẫn trẻ làm theo yêu cầu trong vở “Bé làm quen với toán 4-5 tuổi” (phần số 5)
+ Trong góc hoạt động: cho trẻ cắt và dán các chữ số 5 từ lịch, báo… để làm thành 1 trang giấy toàn số 5 hoặc trang trí số 5 rỗng: dán các hình đồ vật theo nhóm có số lượng 5 .
Hoạt động 5: trao đổi về học liệu, tài liệu phương tiện GD PTNT cho trẻ
1/ Vở Bé LQVT: gồm 3 cuốn cho 3 độ tuổi (in đen trắng)
(Theo chương trình GDMN mới)
+ Vở bé làm quen với Toán (Trẻ 3 – 4 tuổi): 20 trang
+ Vở bé làm quen với Toán (Trẻ 4 – 5 tuổi): 44 trang
+ Vở bé làm quen với Toán (Trẻ 5 – 6 tuổi): 60 trang

2/ Vở Bé làm quen với toán qua các con số,qua hình vẽ: Gồm 4 cuốn dùng cho trẻ mẫu giáo ở 3 độ tuổi (in mầu)
(Theo chương trình GDMN mới)
+ Vở bé làm quen với Toán qua hình vẽ (Trẻ 3 – 4 tuổi): 20 trang
+ Vở bé làm quen với Toán qua hình vẽ (Trẻ 4 – 5 tuổi): 28 trang
+ Vở bé làm quen với Toán qua các con số (Trẻ 5 – 6 tuổi): 40 trang
+ Vở bé làm quen với Toán qua hình vẽ (Trẻ 5 – 6 tuổi): 28 trang
XIN TRÂN THÀNH CÁM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nhã Trúc
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)